như vậy nên nó không thể là công cụ duy nhất để xét duyệt khoản vay mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định cuối cùng.
Như vậy đối với Ngân hàng cần có một mô hình đánh giá tổng hợp, bao gồm những chỉ tiêu thể hiện trong sổ sách và các chỉ tiêu bên ngoài như điều kiện làm việc, trình độ học vấn của công nhân viên,…Việc thu thập thông tin chính xác từ khách hàng cũng là vấn đề được đặt ra, nó đòi hỏi sự nỗ lực từ phía ngân hàng, sự hợp tác của khách hàng, và việc giám sát, chuẩn hoá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp của Nhà nước.
3.2.8 Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh
Tuy các tên các công cụ phái sinh còn chưa phát triển ở Việt Nam nhưng trong những năm gần đây nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công cụ tài chính mới này để hạn chế rủi ro, đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ lệ phí thu được. Các công cụ tín dụng phái sinh bao gồm:
3.2.8.1 Chứng khoán hoá các khoản cho vay
Chứng khoán hoá tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế chấp hoặc cho vay tiêu dung và bán ra thị trường những chứng khoán được phát hành trên những tài sản đó. Khi tài sản được thanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán được mua bán tự do đó. Còn ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra những sản phẩm mới. Chứng khoán hoá các khoản vay giúp: cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tư hay chi tiêu mới của ngân hàng, đảm bảo tính thanh khoản cho các khoản vay đóng băng; đồng thời ngân hàng có thể thu thêm khoản lệ phí qua việc quản lý nhũng khoản vay được chứng khoán hoá.
Trong khi quản lý các khoản vay được chứng khoán hoá, ngân hàng có thể đưa những khoản cho vay này ra khỏi bảng cân đối kế toán, giúp loại trừ được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
3.2.8.2 Bán các khoản cho vay
Đối tác mua các khoản cho vay chủ yếu là ngân hàng, quỹ hưu trí, công ty
bảo hiểm, các công ty phi tài chính, các quỹ tương hỗ.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Ngân Hàng Tmcp Tiên Phong
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Tiên Phong
- Đa Dạng Hoá Danh Mục Đầu Tư - Hoàn Thiện Quy Trình Tín Dụng
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Bán các khoản cho vay tức là chuyển nợ của người mua hàng từ người bán hay cung ứng dịch vụ sang công ty mua nợ. Công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra đều do người tài trợ gánh chịu.
Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua bán nợ đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế thị trường.
Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức tín dụng mới nhằm đa dạng hoá các hoạt động tín dụng, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô, không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.
Để thực hiện tốt biện pháp này, Tiên Phong Bank phải nhận thức rõ ràng vai trò tầm quan trọng, ích lợi của việc mua bán nợ, cụ thể hoá các quy định của pháp luật nhằm đưa ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả.
Thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ để phân tích tình hình các khoản nợ và thị trường mua bán nợ giúp đưa ra các quyết định hợp lý.
3.2.8.3 Các công cụ tín dụng phái sinh khác
* Hợp đồng quyền tín dụng
Đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng. Khi chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút hợp đồng quyền tín dụng sẽ giúp ngân hàng bù đắp các chi phí vay vốn. Nếu các khoản vay của khách hàng bị giảm giá hay không thể thanh toán, hợp đồng quyền tín dụng sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
* Hợp đồng trao đổi tín dụng
Đây là hình thức phổ biến nhất trong các công cụ tín dụng phái sinh, ở đó, hai tổ chức cho vay sẽ thoả thuận trao đổi với nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên.
Qua các hợp đồng trao đổi tín dụng, các ngân hàng sẽ nâng cao được danh mục cho vay, giúp giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường duy nhất.
3.2.9 Công tác đào tạo cán bộ
Người thực hiện tất cả các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trên chính là các cán bộ tín dụng. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người liên quan trực tiếp đến khoản vay nên muốn ngăn ngừa rủi ro cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng.
` Tăng cường tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị, tư tưởng tác phong làm việc chống lại các rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay. Về số lượng cán bộ tín dụng phải chiếm trên 50% số cán bộ trong Ngân hàng. Về trình độ cán bộ tín dụng phải chuẩn hoá cán bộ có trình độ Đại học và hiểu biết về pháp luật, kinh tế chuyên ngành để phụ trách chú trọng nâng cao trình độ thẩm định dự án, chú trọng đạo đức phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ lợi dụng chức trách để tham ô, lợi dụng trong cho vay.
- Cử các cán bộ đi học các khoá đào tạo do trung tâm đào tạo của ngân hàng, các trung tâm đào tạo lớn có uy tín tổ chức. Định lỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chế độ kế toán mới , các phương pháp thẩm định dự án đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh…
- Tuyển chọn những cán bộ được trang bị hay đã tích luỹ kiến thức cơ bản về dự án có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan đi học các chương trình tập huấn có chỉ tiêu do NHNN, các cơ sở đào tạo có uy tín tổ chức. Mặt khác bản than các cán bộ tín dụng cũng cần phải tự chau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức qua các sách báo, tài liệu liên quan tới ngân hàng.
- Hiện nay, chi nhành chưa có đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên sâu mà đang kiêm nghiệm. Mặt khác, năng lực , khả năng thực hiện dự án đang hết sức bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa được đào tạo một cách có bài bản, đối với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ tín dụng chỉ biết thẩm định trên giấy tờ là chủ yếu, bản thân họ không đủ điều kiện và khả năng để thẩm định các dự án đó. Hay chăng chi nhành nên tuyển dụng thêm lao động đã tốt nghiệp Đại học khối kỹ thuật, có khả năng tính toán, đọc, xử lý được bản vẽ thi công. Cử cán bộ đào tạo các lớp thẩm định để làm công tác thẩm định trước sau và trong khi cho vay, đội ngũ này phải được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng tiếp xúc khách hàng, cả khi chấp nhận hay từ chối khoản vay. Về mô hình tổ chức nên có một phòng thẩm định riêng.
- Mỗi cán bộ cũng cần phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ
3.2.10 Hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra
- Theo Điều 6 khoản 4 quy định 493/2005/QĐ – NHNN có ghi, tất cả các khoản nợ qua hạn đều phải trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ trích dự phòng cụ thể là:
+ Nợ nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn ): 0%
+ Nợ nhóm 2 ( Nợ cần chú ý ): 5%
+ Nợ nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) : 20%
+ Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) : 50%
+ Nợ nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) : 100%
Quỹ dự phòng giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho mọi khoản nợ quá hạn. Nó giúp bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng, duy trì vốn tự có của ngân hàng, đồng thời tránh được những biến động ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn của khách hàng, ngân hàng sẽ gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.
- Nếu trong một khoảng thời gian mà khách hàng chưa có khả năng thanh
toán thì ngân hàng có thể thu hồi nợ như sau:
+ Đối với nợ có khả năng thu hồi: NH yêu cầu người vay hay người bảo lãnh phát mại tài sản đảm bảo trả nợ; yêu cầu gán nợ cho ngân hàng bằng tài sản đảm bảo; phát mại tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay; hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý nếu có hiện tượng chây ỳ.
+ Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi: ngân hàng có thể làm thủ tục trích quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp.
- Đối với các khoản nợ không thu hồi được và có tài sản đảm bảo, ngân hàng không tự xử lý được thì ngân hàng có thể chuyển giao toàn bộ khoản nợ và tài sản đảm bảo cho công ty mua bán nợ.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
- Quốc hội cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định.
Trước hết Quốc hội cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng và các TCTD khác. Quốc hội cần xây dựng được định hướng phát triển một cách đồng bộ, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi. Chính phủ nên có những bước đệm hoặc có những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lực của chính sách bảo vệ thuế, chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu…
- Chính phủ cần có những biện pháp hoàn thiện môi trường pháp lý.
Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dung làm thế chấp. Chính phủ tạo sự dễ dàng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được.
Quốc hội cần thường xuyên đưa vào chương trình soạn thảo ban hành luật kế toán thống kê, kiểm toán phù hợp với nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần. Cùng với việc hoàn thiện pháp lệnh này cần nghiêm minh xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh trên để tránh tái phạm.
Quốc hội cần có biện pháp tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tránh tình trạng nhiều thủ tục rườm rà gây mất thời gian và tiền bạc cho phía ngân hàng trong việc khởi kiện.
- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành hữu quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Về phía Chính phủ cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc có các cuộc hội thảo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng đặc biệt là các đơn vị: Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ công an, thanh tra nhà nước, Bộ tài chính, Bộ tư pháp để các ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Chấn chính các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp
Trước hết, cần nhanh chóng chấn chỉnh việc cấp phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp được cấp phép phải đảm bảo được điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực phẩm chất và có phương án kinh doanh khả thi. Đồng thời không được buông lỏng việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thành lập.
Khách hàng chính của NHTMQD chủ yếu là các DNQD, nên việc chấn chỉnh lại hoạt động của các doanh nghiệp cần tiến hành song song với việc cải tổ hệ
thống ngân hàng. Chính phủ chỉ nên nắm giữ những doanh nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp còn lại nếu được phép tồn tại thi nên đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá DNNN. Sau khi sắp xếp lại các DNQD, Chính phủ cũng cần có biện pháp tăng cường năng lực tài chính để nâng số vốn tự có của các doanh nghiệp này lên. Như vậy sẽ nâng cao được trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực hiên chiến lược kinh doanh, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
- Ngoài ra Chính phủ cần ban hành các chính sách để giải quyết các khoản nợ do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…vì thực tế TIÊN PHONG BANK thấy khó xử lý vì không trích lập thì sai quy định của Nhà nước còn trích lập thì giảm thu nhập của NH.
- Cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng. Xem xét biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với các loại hình kinh doanh khác.
- Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành 1993-2003, hiện nay IAS đã được sửa đổi tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa cập nhật những thay đổi này.
- Xây dựng công ty định mức tín nhiệm: công ty CRA giúp phân tích đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích các chương trình đầu tư của Chính phủ trong hoạch định phát triển các ngành. Tuy nhiên CRA ở Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước
- Tăng cường hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà Nước. Mục tiêu công tác thanh tra của Nhà nước là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trọng tâm thanh tra của NHNN trong lĩnh vực tín dụng là: việc kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh về cấp L/C nhập hàng
trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đã được xác định cụ thể qua kết quả kiểm tra. Kết hợp tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra từ TW xuống cơ sở. Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin. Hiện nay hệ thốn thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM bởi nhiều nguyên nhân, do ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về khách hàng cho nhau, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng…Do đó cần tuyên truyền về tác dụng của CIC, đồng thời cũng cần nâng cao trách nhiệm của CIC trong việc nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin. Bộ nhận thông tin tuyên truyền của ngân hàng cũng cần vươn lên giữ vai trò hướng đạo về thông tin tiền tệ, ngân hàng trong công luận, khắc phục tình trạng công chúng không hiểu rõ về ngân hàng dẫn đến các yêu cầu về lãi suất, xoá nợ…mà ngân hàng khó đáp ứng được.
- NHNN cần ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp thật cụ thể và chặt chẽ giúp các ngân hàng cải tổ được hoạt động của mình. Ngoài ra, NHNN cũng nên xây dựng một công ty định giá tài sản sẽ giúp cho NHNN quản lý sát sao hơn các khoản cho vay về mặt chất lượng, nên ngay từ đầu các khoản vay đã được đánh giá độ an toàn.
- NHNN cần hoàn thiện các văn bản về quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời có những biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn với diến biến của thị trường, giảm bớt khó khăn cho NHTM.
3.3.3 Kiến nghị với Ban Điều hành
- TIÊN PHONG BANKcần tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với từng Ngân hàng trực thuộc. Việc kiểm tra, giám sát cần tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác để kịp thời xử lý rủi ro tiềm ẩn, đồng thời cần phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn các Ngân hàng phối hợp nhịp nhàng, tránh