Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng của nước ta nói chung đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc thúc đẩy kinh tế theo hướng CNH – HĐH, phục vụ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng. Hoạt động của NHTM rất đa dạng, rộng khắp và liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Do phạm vi hoạt động ảnh hưởng rộng khắp như vậy nên NH phải gánh chịu nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm các loại rủi ro như: rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất…

Đối với hoạt động của ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nhờ hoạt động này mà NH được coi là kênh dẫn vốn huy động quan trọng nhất trong hệ thống tài chính nước ta. Tuy vậy, hoạt động tín dụng luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm của NHTM. Nó không những làm tổn hại đến tài sản, uy tín của một NH mà còn có thể gây phá sản và tác động tiêu cực phản ứng dây chuyền đối với các NH và các đơn vị khác, ảnh hưởng toàn bộ tới nền kinh tế. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là một công việc không thể thiếu đối với bất kì một NHTM nào.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hoá chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay…đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tài ’’ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. ’’ làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm những nội dung chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN


1.1.1 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên mà ngân hàng thực hiện là mở các tài khoản tiền gửi. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của các ngân hàng ta thấy: Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là vốn huy động. Hoạt động tín dụng dựa vào nguồn tiền huy động được là chủ yếu. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm: nghiệp vụ nhận tiền gửi, nghiệp vụ đi vay, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Khách hàng gửi tiền vao ngân hàng vì nhiều mục đích khác nhau như an toàn, sinh lời, thanh khoản, tuỳ theo mục tiêu của khách hàng. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng đảm bảo cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp nhanh và chính xác, tiết kiệm chi phí. Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn khoảng 50% - 80% trong tổng nguồn vốn huy động được, có ngân hàng tỷ lệ này tới 90%. Tiền gửi là nguồn tiền có chi phí rẻ nhưng không ổn định, ngân hàng không chủ động được về số lượng và kỳ hạn.

Trong các trường hợp như ngân hàng không đủ dự trữ bắt buộc, nhu cầu vay trong nền kinh tế tăng khi khối lượng tiền gửi không đủ,…ngân hàng sẽ đi vay. Như vậy ngân hàng có thể chủ động về số lượng và thời hạn tuy lãi suất phải trả thường cao hơn lãi suất tiền gửi. Ngân hàng có thể vay từ ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác, hay thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ra công chúng.

1.1.1.2 Nghiệp vụ tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động khá đa dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ phức tạp. Tính phức tạp của nó chính là đối tượng kinh doanh, tức là tiền tệ, ở đây tiền tệ đã bị tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khi ngân hàng cho vay: Chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định mà không chuyển nhượng quyền sở hữu giữa người đi vay và người cho vay. Đồng thời tín dụng được xây dựng trên nguyên tắc hoàn trả: người đi vay phải cam kết trả gốc và lãi sau một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng an toàn và sinh lời.

1.1.1.3 Nghiệp vụ thanh toán

Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là hưởng các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng chỉ cần viết séc hoặc uỷ nhiệm chi…sau đó người hưởng thụ mang giấy đến ngân hàng hoặc ngân hàng chi hộ để nhận tiền.Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều hình thức thanh toán được phát triển như: thanh toán quốc tế (L/C), thẻ điện tử, máy ATM…Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng giúp khách hàng thanh toán nhanh gọn, chính xác, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn…

1.1.1.4 Nghiệp vụ khác

Ngoài 3 nghiệp vụ nói trên, NHTM còn có một số các nghiệp vụ khác như: cung cấp dịch vụ môi giới, uỷ thác, tư vấn, đầu tư chứng khoán…những lĩnh vực này góp phần tạo thêm uy tín và niềm tin của ngân hàng đối với các khách hàng.

1.1.2 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng

1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại, trong đó NHTM ( bên cho vay ) thoả thuận chuyển giao tài sản ( tiền hoặc hiện vật ) cho khách hàng ( bên đi vay ) sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn

thanh toán, bên đi vay có trách nhiệm vô điều kiện trong hoàn trả gốc ban đầu và trả thêm phần lãi cho bên cho vay. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Các khoản thu của hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn hoặc lớn nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Hình thức tín dụng truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúp khách hàng mua hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, sau đó mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng các chứng khoán, bằng giấy tờ lưu kho hoặc không cần thế chấp. Tuy vậy, hoạt động tín dụng phải đảm bảo một số điều kiện của môth hợp đồng tín dụng là:

Thứ nhất, thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả của hợp đồng. Sau khoảng thời gian ghi trong hợp đồng người vay cần phải hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng.

Thứ hai, vốn vay phải đảm bảo được sử dụng đúng mục đích. Khoản vay phải dựa trên phương án sản xuất kinh doanh nhằm phòng tránh rủi ro đạo đức trong quá trình giải ngân.

Thứ ba, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương. Tài sản đảm bảo có thể là: vốn vay ngân hàng, tài sản cầm cố hoặc thế chấp, bảo lãnh…

1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng.

* Phân loại theo thời gian

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

- Tín dụng ngắn hạn : từ 12 tháng trở xuống;

- Tín dụng trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm;

- Tín dụng dài hạn : trên 5 năm.

* Phân loại theo hình thức

Gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, và cho thuê.

- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán nhưng thực chất là thay thế người mua trả tiền trước cho người bán.

- Bảo lãnh là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù ngân hàng không trực tiếp xuất tiền ra nhưng ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.

- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoản thời gian xác định.

- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian xác định khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

* Phân loại theo tài sản đảm bảo

Loại này được phân chia thành tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của chính khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng. Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng đảm bảo.

* Phân loại tín dụng theo rủi ro

Theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để

phân loại rủi ro. Thí dụ như tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn…

* Phân loại khác

Theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp…)

Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định) Theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…)

1.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng

Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau; mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở để thực hiện giai đoạn tiếp theo và là tác động đến chất lượng của các giai đoạn sau. Trong mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định.

Quy trình tín dụng tổng quát


Các giai đoạn

của quy trình tín dụng

Nguồn thông tin cung cấp

Nhiệm vụ của ngân hàng

Kết quả sau mỗi

bước

1.Lập hồ sơ đề

nghị cấp tín dụng

Các thông tin để lập hồ sơ do khách hàng tự

cung cấp

Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng

Hoàn thành hồ sơ

vay vốn

2. Phân tích tín dụng

-Hồ sơ từ giai

đoạn 1

-Thông tin bổ sung từ phỏng vấn,hồ sơ lưu

trữ,nguồn khác

Phân tích, đánh giá về các mặt tài chính, phi tài chính của khách hàng

Báo cáo kết quả thẩm định

3.Ra quyết định tín dụng

-Báo cáo kết quả thẩm định từ giai đoạn 2

-Các thông tin bổ sung

Ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

-Quyết định cho vay: tiến hành các thủ tục cần thiết: lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

-Quyết định từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - 2



chối cho vay:lập

giấy báo lý do.

4. Giải ngân

-Quyết định cho vay và các hợp đồng có liên quan từ giai đoạn 3

-Các chứng từ

làm cơ sở giải ngân.

-Thẩm định lại hồ sơ chứng tù.

-Tiến hành giải ngân theo điều kiện hợp đồng.

Tiền giao cho khách hàng bằng cách chuyển vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị cung cấp.

5.Thực hiện nghiệp vụ sau giải ngân.

- Giám sát, thu nợ, thanh lý.

-Tái xét và xếp loại tín dụng, ngăn ngừa rủi ro tín dụng, xử lý

nợ có vấn đề.

-Thông tin từ nội bộ ngân hàng.

-Các báo cáo tài chính của khách hàng.

-Các thông tin khác.

`Giám sát, theo dõi tài khoản, phân tích các chỉ tiêu tài chính…

`Các nghiệp vụ khác.

-Báo cáo kết quả giám sát, đưa ra các giải pháp hợp lý.

- Các nghiệp vụ khác.




1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

Các NHTM hoạt động độc lập nhưng lại liên kết chặt chẽ hình thành hệ thống và ảnh hưởng qua lại với nhau. Sức mạnh của NHTM không phải là sức mạnh của bản thân nó mà là sức mạnh của xã hội. Hệ thống NHTM là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, không chỉ là nơi cung cấp tín dụng và dịch vụ tài chính – ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống NHTM cũng ngày càng phát triển cả về quy mô và số lượng, khẳng định vai trò của một trung gian tài

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí