Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 11


Hai; Tuyến du lịch TP Huế - A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh thì vẫn thực hiện và bổ sung thêm một số tuyến mới như : Tuyến du lịch thành phố Huế - Quảng Điền - khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền ; Tuyến du lịch ven biển từ thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Tuyến du lịch Thành phố Huế - Nam Đông để khai thác tiềm năng du lịch và phục vụ nhu cầu du khách hiệu quả hơn.

- Rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm phát triển du lịch để xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo từng giai đoạn. Cụ thể, tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thành ba cụm với không gian rộng hơn, lựa chọn các địa điểm ưu tiên hơn:

o Cụm du lịch trung tâm (Huế và phụ cận) : Quy hoạch theo định hướng xây dựng thành khu du lịch quốc gia. Tập trung vào: Hạ tầng hệ thống các khu du lịch sinh thái đầm phá, hệ thống hạ tầng cơ sở như giao thông điện nước, cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khu lưu trú và trung tâm hội nghị. Tăng cường quảng bá, xúc tiến đặc biệt là Festival.

o Cụm du lịch Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô và phụ cận: Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Hồ Truồi…Đối với cụm này cần Phát triển hệ thống giao thông trong vùng đặc biệt là các tuyến đường ven đầm Lập An, khu vực vườn quốc gia Bạch Mã ; Phát triển hệ thống các khu du lịch nghỉ biển ở khu vực Lăng Cô, Cảnh Dương; Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực Nhị Hồ Suối Voi.

o Cụm du lịch A lưới : Tài nguyên du lịch ở khu vực này chủ yếu là tài nguyên nhân văn. Đây là khu vực hạ tầng còn yếu kém, vì vậy cần phải : Nâng cấp hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước.. ; Đầu tư xây dựng các mô hình làng du lịch. Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo gắn liền với đặc trưng tài nguyên khu vực.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt chú ý đến vấn đề


tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch cũng như quá trình thực hiện quy hoạch, cần chuyển hướng từ lập kế hoạch theo đầu vào sang cách lập kế hoạch dựa trên kết quả.

- Chú ý đến công tác quy hoạch các vị trí để xây dựng hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán ăn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Các kế hoạch cũng phải có cơ chế theo dõi và đánh giá thường xuyên (lâu nay khâu này ít được chú ý) để có thể phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, và khi cần thiết có thể điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực.

3.2.2 Chiến lược quảng bá – xúc tiến

Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 11

- Mở rộng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, giới thiệu điểm đến an toàn thân thiện, sản phẩm hấp dẫn, độc đáo, mới lạ... Tập trung vào các thị trường chiến lược có khả năng tăng trưởng nhanh trong cơ cấu khách như: Thái Lan, Xingapo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…

- Phối hợp với các tỉnh khu vực miền trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình tiến hành một số chương trình Roadshow nhằm vào các thị trường gần như Thái Lan, Trung Quốc,…

- Tổ chức một số hội nghị chuyên đề về lưu trú, lữ hành nhằm nhận định và bàn giải pháp phát triển thị trường mới.

- Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch với quy mô toàn ngành có gắn với hoạt động của đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại và đối nội, tập trung vào các thị trường chính, tích cực thăm dò chuẩn bị điều kiện để tiếp xúc với các thị trường mới.

- Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch (có thể đặt các Kios) tại các nhà ga, sân bay, cửa khẩu, đây là nơi vừa là chỗ nghỉ ngơi cho khách, vừa làm nơi cung cấp thông tin khi du khách mới đặt chân đến Huế.


- Nhanh chóng hoàn thiện chức năng của Cơ quan xúc tiến du lịch để theo dõi, giám sát và đẩy mạnh các chiến lược quảng bá.

3.2.3 Giải pháp về vốn

Hiện nay, du lịch Huế đang hạn chế về kinh phí cho việc đầu tư các khu di tích mới và trùng tu các khu di tích cũ. Nên việc huy động về vốn là yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển quy mô cũng như chất lượng sản phẩm của ngành:

- Vốn nhà nước : Nguồn vốn tỉnh quy định một tỷ lệ hàng năm để đầu tư cho ngành. Nguồn này cũng sẽ tăng dần tỷ lệ khi tỉnh có chiến lược thu hút khách di lịch tới nhiều hơn, thời gian lưu trú lâu hơn.

- Xây dựng quỹ đầu tư phát triển du lịch lấy từ nguồn thu du lịch để đầu tư cho quá trình nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Vốn doanh nghiệp : Huy động từ các Doanh nghiệp làm du lịch trong và ngoài nước.

- Vốn đầu tư FDI.

- Vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn khác.

Nguồn vốn này phải được kết hợp giữa nhà nước và Doanh nghiệp. Vì vậy, nếu muốn kêu gọi các Doanh nghiệp tư nhân tham gia đóng góp vốn thì các Doanh nghiệp nhà nuớc phải là những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc này.

3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực.


Ngành du lịch Tỉnh đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cả về người lao động trực tiếp lẫn cán bộ quản lý chủ chốt, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về du lịch. Việc xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của tỉnh, tuy nhiên triển khai kế hoạch này như thế nào cho hiệu quả, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai thì cần thực hiện những nội dung sau:


(1) Rà soát lại tình hình nguồn nhân lực hiện nay của Tỉnh trong ngành du lịch, kết hợp với việc kiểm tra lại những kết quả hoạt động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất ra một kế hoạch đào tạo thiết thực.

(2) Kế hoạch đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực phải được thông báo đến các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chính họ là bộ phận lớn sử dung nguồn nhân lực, và đi sát với nhu cầu thực tế nên sẽ đóng góp những ý kiến hữu ích trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Cũng trên cơ sở đó sẽ giảm bớt tình trạng đào tạo mang tính tự phát, thời vụ...kém chất lượng. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, riêng biệt cho từng đối tượng sau:

o Nhân viên phục vụ: đây là lực lượng quang trọng đối với dịch vụ du lịch, người lao động cần phải qua đào tạo nghề, đạt trình độ tối thiểu. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và tay nghề chuyên môn cho đội ngũ này, bảo đảm phục vụ tốt khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài.

o Hướng dẫn viên du lịch: phải giỏi nghề, yêu nghiệp, giỏi ứng xử, hiểu biết rộng và sâu lịch sử, các di tích, văn hóa thiên nhiên, các sản phẩm phi vật thể và những thuần phong mỹ tục của các điểm du lịch. Hướng dẫn viên cần ý thức được mình là nhân tố quang trọng tác động trực tiếp đến khách du lịch và cộng đồng dân cư tham gia vào bảo vệ môi trường.

o Cán bộ quản lý: gắn liền với tiêu chí phải là một người giỏi điều hành, thạo nghiệp vụ, có khả năng quản trị nhân sự và tầm nhìn chiến lược về thị trường. Người quản lý phải được đào tạo từ căn bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.

o Giảng viên: là đối tượng đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy cần phải không những giỏi về lý thuyết mà phải thạo cả thực hành. Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao sau đại học bằng cách đưa đi huấn luyện thêm ở các quốc gia có du lịch phát triển.

Ngoài các đối tượng liên quan như đã nói trên thì lãnh đạo ngành du lịch tỉnh cần chú ý đến việc cung cấp, tuyên truyền nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư, thực hiện xã hội hóa du lịch.


(3) Ngoài việc đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực, lãnh đạo Tỉnh nên có các chính sách thu hút người tài như chính sách lương theo cơ chế thị trường, hỗ trợ nâng cao trình độ...

(4) Tỉnh cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp và các trường đào tạo gặp nhau, thấu hiểu nhau hơn để đưa ra một sản phẩm đạt yêu cầu cho thị trường. Hạn chế tối thiểu các chi phí đào tạo lại và cả chi phí về thời gian. Đồng thời Sở du lịch cần kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Lao động Thương binh Xã hội để dự báo nhu cầu nhân lực của du lịch để có hướng ra cho bài toán này.

(5) Để phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nên tăng cường chính sách khuyến khích nhân viên, cán bộ quản lý tự học hỏi lẫn nhau giữa những người cùng công tác trong ngành du lịch vì du lịch là ngành đặc biệt, mở luôn thay đổi và mới mẽ nên nếu chỉ dựa vào đào tạo thì chưa đủ. Tổ chức các hội thi tay nghề cho nhân viên, hội thi kiến thức cho cán bộ quản lý.

3.2.5 Phối hợp giữa các ngành.


Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Tuy trong thời gian qua đã có sự phối hợp giữa các ngành nhưng sự kết hợp này không chặt chẽ để phát huy hết nội lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh TTH. Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là thành phố của Festival thì việc phối hợp giữa các ngành, liên kết giữa các vùng, địa phương cần được phát huy hơn nữa.

Nội dung cần đạt được:

- Lãnh đạo Tỉnh phải là cầu nối giữa các sở, ban, ngành để hỗ trợ cho du lịch phát triển thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách.... Hiện tại, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành rất thấp. Vì vậy, Tỉnh cần có chính sách rõ ràng, vừa phân công trách nhiệm hỗ trợ, vừa khuyến khích hợp tác trên tinh thần mục tiêu chung của Tỉnh xem du lịch là ngành mũi nhọn.

- Xây dựng những cơ chế điều phối - phát triển chung, cơ chế hỗ trợ, cơ chế phân phối, cơ chế giám sát. Mỗi một vùng cần phải có ban quản


lý riêng, thực hiện và giám sát xuyên suốt kế hoạch phối hợp giữa vùng này và các vùng khác.

- Đưa ra các chính sách để khuyến khích các Doanh nghiệp về Lữ hành

– Khách sạn - vận chuyển tự động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể cung cấp dịch vụ du lịch. Quản lý theo hình thức vừa thả lỏng vừa thắt chặt (các doanh nghiệp tự do trong lựa chọn đối tác để phối kết hợp nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, kết hợp theo đúng tinh thần cùng nhau phát triển).

- Xây dựng các chính sách phối hợp, liên kết giữa các Khu/Tuyến/Điểm để thu hút khách du lịch, tạo ra sự liên thông trong phục vụ du khách, du khách mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn, góp phần nâng cao thời gian lưu trú của khách du lịch tại Huế, tăng doanh thu cho ngành du lịch.

- Xây dựng quy chế và chương trình hợp tác cụ thể giữa các địa phương liền kề nhau, nhằm tạo điều kiện để khai thác lợi thế của nhau. Hiện nay, sở du lịch Huế cũng đã kết hợp được với Đà Nẵng - Quảng Nam, tạo được thế liên hoàn trong tour du lịch. Tuy nhiên, sự hợp tác này chưa được thắt chặt nên vẫn còn có sự trùng lắp về sản phẩm du lịch biển. Huế phải dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình để tạo một thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch, góp phần giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể phân biệt để giới thiệu sản phẩm đến du khách hiệu quả nhất.

3.2.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Sản phẩm du lịch của Huế hiện nay rất đơn điệu, giá trị gia tăng thấp nên không níu kéo chân du khách ở lại và trở lại. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các chương trình phục vụ du khách là một yếu tố cần thiết. Cụ thể:

- Tăng cường chất lượng các chương trình lễ hội thu hút khách tham quan. Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.


- Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm du lịch lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng.

- Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hóa bằng hình thức làm phong phú, sinh động các văn hóa đặc trưng của Huế.

- Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách.

- Ngoài việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, cần tìm kiếm và xây dựng các loại hình dịch vụ du lịch mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như nghiên cứu mở tuyến du lịch sinh thái, những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Huế đủ sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Kéo dài thời gian phục vụ du khách vào ban đêm.

Đối với các sản phẩm đặc trưng của Festival, cần:

- Củng cố hoàn thiện không gian văn hoá cung đình Cố đô; phát triển không gian văn hoá lễ hội và lịch sử cách mạng phía Tây Nam thành phố như: Khu di tích Chín hầm; Đền Huyền Trân công chúa, khu tưỏng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ; không gian văn hoá cộng đồng: Thuận An, Phước Tích, Thuỷ Thanh, Lăng Cô.

- Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên văn hoá vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, hoàn thành Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, nhà thờ Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Duy

- Nguyễn Lâm, di tích cụ Phan Bội Châu, bảo tồn các Khu nhà vườn Huế, các Làng nghề truyền thống.

- Bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể: Nghiên cứu phục hồi và tái hiện văn hoá truyền thống Cung đình; sưu tầm và phát triển ca Huế,


ca Kịch Huế và âm nhạc truyền thống Huế; sưu tầm, khôi phục có chọn lọc các loại hình nghệ thuật đặc thù xứ Huế, các lễ hội dân gian.

- Xây dựng các thiết chế văn hoá của thành phố Festival: Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát nghệ thuật Cung đình Huế, Khu vườn Tượng quốc tế, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Nhà thiếu nhi Huế.....

- Cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố Festival: Hệ thống giao thông đô thị, công viên, cây xanh, hạ tầng các khu định cư

Cụ thể, nhiệm vụ trước mắt cần, quản lý nhà nước cần phải tăng cường các công tác sau:

- Công bố, triển khai Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Triển khai Quy chế xét chọn dịch vụ du lịch đạt chuẩn, mở rộng các cơ sở dịch vụ khác.

- Thẩm định, xếp hạng các khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định; tăng cường kiểm tra các dịch vụ lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, kiên quyết xử lý nghiêm khi có vi phạm.

- Rà soát, xác định trọng tâm các sản phẩm du lịch hiện có cần duy trì và phát triển; nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, có kế hoạch và lộ trình cụ thể như: phố đi bộ, phố ẩm thực; tour đầm phá, sinh thái biển đảo; tour chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá Huyền thoại sông Hương...

- Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, tập trung vào các địa bàn có tour du lịch đồng quê, sinh thái, làng nghề, làng dân tộc ít người,…;.

- Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Lăng Gia Long, khu Văn Thánh, khu Hỗ Quyền, Voi Ré...; Triển khai mạnh các tour du lịch tâm linh Ba Đồn, Huyền trân Công chúa, Chín Hầm…; Chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp các sản phẩm mới để khai thác theo hình thức nhà nước hỗ trợ giai đoạn hình thành sản phẩm.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí