Quan Điểm Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Thành Phố Huế Đến 2015.


niệm có chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Huế quả rất khó để tìm hàng hiệu, mua sắm “đã tay” như các nước lân cận Thái Lan, Singapore và các thành phố lớn trong nước. Đó quả là một sự lãng phí đối với mảnh đất mỗi năm thu hút trên 1,5 triệu lượt khách.

- Quản lý nhà nước về du lịch hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc kết nối các ngành lại với nhau thành một chuỗi cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh.

- Hạn chế về kinh phí.


Những nguyên nhân


a/ Nguyên nhân khách quan.

- Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế trên thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển du lịch Việt Nam như chiến tranh Iraq, khủng hoảng tài chính toàn cầu, các vụ khủng bố ở Mỹ, Ba li, Thái Lan, dịch Sars, cúm gà, bò điên…

- Các địa phương tổ chức hàng loạt lễ hội, ít nhiều mang tính trùng lắp và kéo đi phần lớn du khách.

- Sự xuất hiện các điểm đến có khả năng cạnh tranh như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Bình Thuận… với những sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao, hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế.

b/Nguyên nhân chủ quan.

- Quy hoạch 1995 xây dựng trên cơ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển với xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng đạt tỷ lệ cao. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu của quy hoạch 1995 cao hơn so với tốc độ tăng trưởng thực tế là nguyên nhân các chỉ tiêu du lịch Thừa Thiên Huế đạt tỷ lệ thấp so với Quy hoạch 1995.

- Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch và quản lý phát triển du lịch thông qua hệ thống quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ và thiếu sự liên hệ chặt chẽ, bất cập, chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển ngành phát triển lãnh thổ ở


tỉnh nên gây ra sự phát triển lệch hướng tại một số điểm du lịch, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp

- Năng lực của nguồn lực quản lý nhà nước còn thấp. Chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa nắm được sự biến đổi, nhu cầu thị trường, và có hiểu thì cũng chỉ làm du lịch ở dạng cung cấp những cái Huế sẵn có chứ chưa cung cấp cái khách hàng cần.

- Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gặp nhiều khó khăn do việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao; tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch chưa được khắc phực triệt để; việc lựa chọn ưu tiên đầu tư ở một số dự án, công trình chưa hợp lý. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn chậm về thủ tục đền bù giải toả, giao đất… Chất lượng tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát chưa cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Môi trường đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, thu hút đầu tư hạn chế, nhất là các nguồn lực đầu tư nước ngoài.

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế.

- Cải cách thủ tục hành chính chưa đồng bộ, chưa thật sự là cơ chế "một cửa", tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và kinh doanh; một số cơ chế, chính sách du lịch triển khai thiếu đồng đồng bộ, chưa được kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

- Hệ thống khách sạn có sự tăng trưởng khá nhanh so với cả nước tuy nhiên chủ yếu tập trung tăng trưởng ở khu vực tư nhân do đó chưa tạo ra sự đột biến trong chất lượng dịch vụ lưu trú của tỉnh đồng thời cạnh tranh gay gắt làm giảm chất lượng dịch vụ..

- Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh chưa thật đúng mức, đầy đủ và nhất quán; trách nhiệm của các ngành, các cấp tổ chức quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ chưa sâu, mới được tổ chức ở cán bộ chủ chốt, còn triển khai


quán triệt từng ngành, từng địa phương và nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ, việc cụ thể hoá Nghị quyết của ngành và địa phương còn lúng túng, do đó Nghị quyết vào cuộc sống có phần hạn chế.

- Việc phối hợp các ngành chưa đồng bộ, việc chủ động của ngành thương mại - du lịch tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo Chương trình phát triển du lịch còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.

Trong chương này, chúng tôi đã khái quát được bức tranh tổng thể về tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Thực trạng của ngành du lịch thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, đơn vị liên quan đã phản ảnh được những mặt mạnh, mặt yếu về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật, về nguồn nhân lực, về xúc tiến quảng bá, hoạt động các doanh nghiệp và sự phối hợp liên ngành…Cùng với những thách thức và cơ hội hiện tại mà ngành du lịch tỉnh đang đối diện.

Kết quả có được từ chương II là những điểm mấu chốt để chúng ta có thể hình thành nên các hướng giải pháp nhằm khắc phục được hạn chế đang tồn tại và giúp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của mình.

.


Chương III. Giải pháp phát triển du lịch Huế đến 2015

3.1 Quan điểm và Mục tiêu phát triển du lịch thành phố Huế đến 2015.

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch TTH Phát triển bền vững:

Để được xem là phát triển bền vững thì việc phát triển ngành công nghiệp du

lịch bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ ổn định, bền vững. Phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa Thừa Thiên Huế, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tạo điều kiện để tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch. Chú ý phát triển đa dạng các loại hình và các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái...

- Phát triển du lịch gắn với bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, xã hội, bảo đảm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


Phát triển toàn diện:

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang đậm chất văn hóa và có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do đó, để phát triển du lịch một cách toàn diện phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sau :

- Việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ và gắn kết với hoạt động du lịch của khu vực Bắc trung bộ, khu vực Miền trung - Tây nguyên, và các thị trường du lịch lớn như Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội….

- Phát triển du lịch đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển vùng, khu vực, đặc biệt là với các Di sản Văn hóa thế giới của miền Trung.


- Các định hướng phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam.

- Để có thể phát triển du lịch, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan, đặc biệt trong công tác quản lý chính sách phát triển du lịch.

3.1.2 Mục tiêu.

Trong năm 2009: Phấn đấu đón được 1,8 triệu lượt khách, tăng 18%; doanh thu du lịch tăng 20% so với năm 2008; tổng số phòng cuối năm 2009 đạt 6.000 phòng, công suất sử dụng phòng bình quân đạt trên 60%. Dài hạn:

Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010, để thực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế thì mục tiêu du lịch Thừa Thiên Huế phải đạt được như sau:

o Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng mạnh đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

o Phấn đấu đến năm 2010 đón hơn 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, tỷ trọng của du lịch trong GDP đạt hơn 15%; năm 2020 đón hơn 5,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế, tỷ trọng của du lịch trọng GDP đạt gần 16%..

o Phát triển du lịch tạo điều kiện hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các lợi ích kinh tế du lịch mang lại cho cư dân địa phương và các dự án hỗ trợ cộng đồng..

o Phát triển du lịch phải luôn đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, dân tộc. Vì du lịch Huế đang phát triển theo xu hướng dựa trên lịch sử văn hóa, nên việc bảo tồn môi trường nhân văn, phát huy các giá trị văn hóa địa


phương là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch tỉnh nhà. Đồng thời cần có biện pháp tuyên truyền giáo dục du khách và dân địa phương về giá trị tài nguyên du lịch tỉnh.

o Bên cạnh các mục tiêu về kinh tế, môi trường thì mục tiêu về giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng được đặt ra với tầm quan trọng cao. Du lịch an toàn là mục tiêu để thu hút khách, còn đối với một địa phương, đó là điều kiện để đảm bảo du lịch phát triển bềnh vững, là cơ hội cho việc mở rộng hợp tác quốc tế.

3.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch Huế


Chỉ tiêu

Đv

2010

2015

2020

Tốc độ bình quân

2005-2010

2010-2020

Tổng số khách

L/K

2.525.000

4.075.000

5.625.000

19,18%

8,34%

Khách quốc tế

L/K

1.095.000

1.845.000

2.595.000

24,23%

9,01%

Ngày lưu trú TB

ngày

2,00

2,50

3,00

0,20%

4,14%

Tổng số ngày khách

ngày

2.190.000

4.612.500

7.785.000

24,48%

13,52%

Khách nội địa

L/K

1.430.000

2.230.000

3.030.000

16,03%

7,80%

Ngày lưu trú TB

ngày

1,96

1,98

2,00

0,32%

0,20%

Tổng số ngày khách

ngày

2.802.800

4.415.400

6.060.000

16,39%

8,02%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 10


Nguồn :Viện NCPT Du Lịch


3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ những vấn đề về thực trạng được phân tích như ở chương 2, các cơ hội , thách thức cũng như các thành tựu và hạn chế còn tồn đọng của ngành du lịch Huế, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch .


Hiện nay, không chỉ riêng tỉnh TTH mà hầu như tại các tỉnh, thành phố của nước ta, việc lập quy hoạch phát triển của ngành du lịch chưa gắn liền với thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai. Nhiều người cho rằng quy hoạch phát triển ngành là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về một ngành cụ thể mà thôi chứ không liên quan với các bộ phận khác. Quan niệm này cần phải được xem xét, đánh giá lại bởi vì các lý do sau đây:

- Quy hoạch phải dựa trên chiến lược phát triển;


- Chiến lược phát triển có tốt, có phù hợp hay không phải dựa trên nguồn lực, tiềm năng hiện tại, xu hướng phát triển tương lai...;

- Để có chiến lược phát triển tốt cần phải có tầm nhìn dài hạn, sâu rộng.

Do đó, nếu quá trình xây dựng chiến lược phát triển / lập quy hoạch phát triển ngành du lịch có ít đối tượng tham gia thì các quy hoạch này không thể đảm bảo chất lượng; không tập trung trí tuệ của nhiều tổ chức, cá nhân và điều quan trọng nhất là không gắn liền với thực tế; nói cách khác nếu không gắn kết được quy hoạch với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư thì cả doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đều không quan tâm đến công tác quy hoạch và việc triển khai thực hiện công tác đó.

Ngoài ra, khi đã có chiến lược phát triển tốt thì bước tiếp theo là các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan phải cùng phối hợp với nhau để xác định mức độ ưu tiên cho từng khu vực, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới có kế hoạch thực hiện đồng bộ các khâu. Từ đó, các giải pháp / chương trình được xác định trong kế hoạch thực hiện mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Như vậy, để đạt được sự thống nhất giữa các cơ quan hữu quan khác nhau nhằm tăng cường khả năng định hướng, điều chỉnh và phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, giữa các vùng để khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh thì ngay từ thời điểm bắt đầu lập kế hoạch rất cần thiết phải tạo ra một cơ chế hoạt động để qua đó các thành viên như: đại diện các doanh nghiệp, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện cộng đồng dân cư ở địa phương... tham gia. Thông qua đó mới có thể phản ánh được suy nghĩ, nguyện vọng của các thành viên vào kế hoạch.

Nội dung cụ thể cần đạt được như sau:

- Đối với các điểm du lịch truyền thống : Chùa chiền, Lăng tẩm, sông hương, cung đình... cần có kế hoạch trùng tu theo từng giai đoạn. Các tuyến du lịch theo quy hoạch cũ vẫn còn giá trị trong giai đoạn hiện nay như : Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế - Huế city tour; Tuyến du lịch thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Tuyến du lịch thành phố Huế - Thuận An - phá Tam Giang - đầm Cầu

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí