Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Internet/truyền Thông Tích Hợp


họ có thể đi. Đồng thời đưa ra những lời khuyên liên quan tới anh mình và an toàn cho du khách

Các hoạt động bán lẻ: TTTTDL thực hiện các hoạt động có khả năng tạo nguồn thu nhằm duy trì hoạt động của mình. Các hoạt động này có thể bao gồm bán vé, cho thuê không gian quảng cáo, hoa hồng từ việc các dịch vụ, các tour du lịch đơn giản trong khu vực, hoặc bán sách và đồ lưu niệm. Các TTTTDL lớn có số lượng du khách đông thường kết hợp bán đồ ăn nhẹ và đồ uống, thậm chí còn có thể mở cửa hàng cà phê để phục vụ du khách.

Giáo dục và diễn giải: Các TTTTDL cung cấp các hình thức giáo dục và thuyết mình về các giá trị của khu vực thông qua việc trưng bày và giới thiệu thông tin. Trong vai trò này, TTTTDL đôi khi hoạt động như đại diện của một điểm tham quan, đặc biệt trong trường hợp điểm đến mang tính nhạy cảm hoặc khó tiếp cận như các khu bảo tồn tự nhiên hoặc các khu di sản dễ bị tác động.

3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động khai thác internet/truyền thông tích hợp

Nâng cấp hệ thống mạng Internet, tăng lượng lưu trữ và băng thông website để tăng khả năng lưu trữ thông tin, tạo điều kiện cho khách du lịch trong và ngoài nước truy cập nhanh chóng và thuận tiện. Thiết kế và phát triển các chuyên trang riêng về quảng bá du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch, về quản lý nhà nước của ngành, xây dựng các chuyên mục du lịch, văn hóa, thể thao theo từng giai đoạn hay sự kiện của ngành, của tỉnh để thuận tiện cho việc tìm kiếm và truy xuất thông tin trên website www.phuyentourism.gov.vn.

Quảng cáo rộng rãi trang web du lịch Phú Yên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống các ấn phẩm quảng cáo của tỉnh. Tiếp tục liên hệ trao đổi đặt logo, banner quảng cáo trên trang chủ website du lịch lớn trong nước để quảng bá và tạo liên kế trực tiếp tới website www.phuyentourism.gov.vn


3.3.7. Hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác xúc tiến

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức hiện hành bằng việc thành lập các bộ phận chức năng trong đó nêu rò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rò ràng. Bổ sung đầy đủ kịp thời nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, ban hành các cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


chế hoạt động rò ràng, thông thoáng nhằm khuyến khích được sự cống hiến và sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến.

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chiêu thị promotion điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên - 13

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch (kể cả cho học tập, tu nghiệp ở nước ngoài).

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ tham gia tập huấn, trao đổi thông tin kinh nghiệm xúc tiến, quảng bá du lịch với cán bộ làm công tác xúc tiến các địa phương có hoạt động du lịch phát triển mạnh và có thâm niên, kinh nghiệm làm công tác xúc tiến. Tăng cường khả năng ngoại ngữ cho cán bộ để đảm bảo cho quá trình giao lưu tiếp xúc, tham gia các hội thảo, hội chợ tại nước ngoài mang hiệu quả cao.

3.3.8. Tăng nguồn kinh phí xúc tiến

Nguồn kinh phí đang là một thực trạng han chế đối với công tác xúc tiến du lịch Phú Yên. Ngân sách dành cho kế hoạch 47/KH-UBND (ngày 29/6) phát triển năm 2011 - 2015 là 258,950 tỷ đồng nhưng chỉ dành chưa đến 300 triệu đồng/năm cho hoạt động xúc tiến du lịch. Thực tế cho thấy, thực hiện xúc tiến quảng bá lại cần nguồn kinh phí khá lớn, các đơn vị kinh doanh hoặc tổ chức hoạt động du lịch không thể có đủ ngân sách đầu tư thường xuyên. Vì vậy, mục tiêu của giải pháp này nhằm góp phần tạo nguồn kinh phí và các nguồn lực hỗ trợ để tháo gỡ các khó khăn về kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch Phú Yên.

Tranh thủ nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến du lịch của Trung ương thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch

TTTTXTDL cần đề nghị với SVHTTDL tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh xây dựng và ban hành các quy định, chính sách cụ thể, rò ràng về việc phân bổ và cấp ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch theo từng giai đoạn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để trung tâm có kế hoạch chủ động trong công tác xúc tiến của mình, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng “kế hoạch treo” vì thiếu kinh phí.


Huy động tối đa nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân cùng kết hợp xúc tiến, quảng bá sẽ là cách tháo gỡ khó khăn trong hoàn canh kinh phí eo hẹp như hiện nay. Chi phí lúc này sẽ được các doanh nghiệp chia sẽ với mục tiêu đoi bên cùng có lợi, các doanh nghiệp tham gia đều có lợi ích riêng của mình, đó chính là danh tiếng và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đông đảo công chúng biết đến

Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách theo thời điểm của công tác xúc tiến sử dụng đúng mục đích xúc tiến

3.3.9. Định kì đánh giá kết quả xúc tiến du lịch

Hoạt động xúc tiến cần được đánh giá kết quả đạt được từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho các hoạt động chiêu thị du lịch tiếp theo, công tác đánh giá kết quả xúc tiến điểm đến cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác. Hoạt động đánh giá kết quả xúc tiến du lịch Phú Yên cần bổ sung các phương pháp lượng hóa bằng cách cho điểm các tiêu chí cụ thể để thu được kết quả định lượng về tác động của chương trình xúc tiến đến công chúng hay thị trường khách mục tiêu. Sau đó, so sánh kết quả và mục tiêu ban đầu đề ra, điều tra mức độ nhận biết, cảm nhận những chi tiết họ nhớ về chương trình quảng cáo, giới thiệu đến Phú Yên.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Đối với Trung Ương

Kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Ưu tiên đầu tư nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, khôi phục các làng nghề truyền thống từ nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh trong khuôn khổ chương trình hành động quốc gia về du lịch. Phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài trong năm 2017, làm cơ sở xúc tiến đầu tư.


Tạo điều kiện, hỗ trợ du lịch Phú Yên tiếp cận với các thị trường xúc tiến, quảng bá du lịch tại thị trường nước ngoài, nhất là qua các chương trình xúc tiến của Tổng cục Du lịch.

Hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ quản lý và dạy nghề du lịch, đặc biệt thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, chỉ đạo Tổng cục Du lịch giúp đỡ ngành du lịch tỉnh trong các công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Ban hành Quy chế quản lý khu du lịch quốc gia và hướng dẫn công nhận khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương. Vấn đề này, làm ảnh hưởng đến việc xúc tiến, quảng bá điểm đến của địa phương nhằm thu hút khách du lịch, cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư phát triển du lịch của tỉnh; có chính sách để khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đưa vốn, trí tuệ về nước tham gia đầu tư phát triển.

Kiến nghị các Bộ ngành Trung Ương

Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, Hầm đường bộ Đèo Cù Mông; đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Quốc lộ 25, Quốc lộ 29; kiến nghị tăng tần suất bay các chuyến bay từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đến Phú Yên, mở thêm các tuyến bay mới từ Phú Yên đi Cần Thơ, Đà Nẵng và hướng tới một số nước; đề xuất cải tạo, nâng cấp ga đường sắt Tuy Hoà. Tập trung đầu tư trục giao thông ven biển, đoạn Bắc cầu An Hải đến Quốc lộ 1 (tại Gành Đỏ); đầu tư nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 1 đến bãi biển Từ Nham; từ Quốc lộ 1 đến Nhất Tự Sơn; Quốc lộ 1 đến Vũng La; đường nối từ tuyến đường động lực ven biển đến Bãi Bàng (bãi biển phía Nam gành Đá Đĩa); tuyến đường bộ từ gành Đá Đĩa đến gành Đèn; tuyến đường bộ đi phía đông gành Đá Đĩa, cải tạo đường đi bộ lên đỉnh núi Đá Bia; tuyến đường nối Quốc lộ 19C đi khu vực suối nước nóng Triêm Đức, huyện Đồng Xuân; tuyến đường quanh vịnh Xuân Đài để hình thành khu du lịch quốc gia. Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp các tuyến đường đến các khu di tích, danh thắng mang nét độc đáo riêng và một số tuyến đường đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông chưa phát triển như: Long Thủy, Phú Thường, Bãi Bàng, Bãi Ôm, Từ Nham, Bãi Nồm…


Sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách miễn visa mở rộng diện miễn visa đơn phương với những thị trường khách du lịch quốc tế từ các thị trường trọng điểm đến Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng (so với quyết định 80 ban hành miễn thị thực 30 ngày), nhất là thị trường khách Nga, Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Úc, New Zealand, Ấn Độ và Canada, đơn giản hóa thủ tục cấp visa nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để khách lưu trú và chi tiêu nhiều hơn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

3.4.2. Đối với chính quyền địa phương

Tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch nhằm đảm bảo kinh phí để có thể thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến du lịch. Chỉ đạo TTTTXTDL khẩn trương xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách xúc tiến du lịch cho giai đoạn 2017 - 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc xây dựng và chủ động triển khai các kế hoạch xúc tiến du lịch hàng năm của tỉnh.

Phát huy vai trò của ban chỉ đạo nhà nước về du lịch tỉnh Phú Yên để tạo nên sự thống nhất chương trình hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu hướng tới phát triển du lịch Phú Yên thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư, thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch với sự tham gia tích cực của Hiệp hội du lịch Phú Yên và các doanh nghiệp; ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích về thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch trong chương 2 và dựa vào những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Phú Yên, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa hoạt động xúc tiến du lịch Phú Yên và hoạt động xúc tiến cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp chủ yếu tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt các giải pháp đề ra.


KẾT LUẬN

Hiện nay, Phú Yên như là một điểm đến du lịch mới của Duyên Hải Nam Trung Bộ. Nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, cùng với cơ sở vật chất hạ tầng và kỹ thuật đầy đủ để phục vụ du lịch. Với tiềm năng du lịch sẵn có, Phú Yên cần chú trọng các công cụ xúc tiến nhằm quảng bá hình ảnh điểm du lịch đến với khách trong và ngoài nước. Luận văn nghiên cứu thực trạng trong hoạt động chiêu thị hiện nay của điểm đến du lịch Phú Yên. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung của tỉnh. Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tác giả tập trung phân tích quy trình hoạt động xúc tiến bao gồm việc xác định mục tiêu xúc tiến, xác định thị trường khách mục tiêu, sử dụng các công cụ chiêu thị như thế nào, xác định nguồn ngân sách và đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến. Hoạt động chiêu thị của tỉnh Phú Yên bước đầu được quan tâm thông qua việc sử dụng rộng rãi các hình thức quảng cáo và truyền thông. Tuy nhiên, các hình thức khác hiện tại vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để và nguồn ngân sách còn quá thấp. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Phú Yên, đồng thời đưa ra những định hướng nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam.

Với quy mô của một luận văn, tác giả mới chỉ dừng ở nghiên cứu định tính. Tác giả hy vọng trong tương lai sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu đề tài này, để có thể tiến hành khảo sát định lượng về thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên qua đó phân tích, so sánh, đối chiếu, rút ra những bài học và đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động xúc tiến điểm đến. Riêng với trường hợp tỉnh Phú Yên, tác giả mong muốn tiến hành các cuộc khảo sát để thăm dò mức độ nhận biết thương hiệu du lịch tỉnh Phú Yên để bổ sung cho giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến du lịch.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bùi Thị Hải Yến (2011), “Tài Nguyên du lịch”, Nhà xuất bản Giáo Dục.

2. Đinh Bá Hùng Anh & Tô Ngọc Hoàng Kim (2017), “Nghiên cứu khoa học trong Kinh Tế - Xã Hội & Hướng dẫn viết luận văn”, Nhà xuất bản Kinh Tế TPHCM.

3. Đỗ Anh Dương (2015), “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đỗ Thanh Hoa và nhóm tác giả ( 2005), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc tế trọng điểm”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

5. ESRT (2013), “Tài liệu hướng dẫn vận hành Trung tâm Thông tin du lịch Việt Nam”, Nguồn http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15871 (ngày truy cập 15/07/2017.

6. Hà Nam Khánh Giao (2011), “Giáo trình Marketing Du lịch”, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hoàng Văn Thành (2014), “Giáo trình Marketing Du lịch” , Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật.

8. Kế hoạch số 47/KH-UBND, ngày 29/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015.

9. Nguyễn Văn Mạnh & Nguyễn Đình Hòa (2008), “Giáo trình Marketing Du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đảng (2007), “Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành Du lịch Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022