Qui Mô Và Chất Lượng Các Sản Phẩm Du Lịch Địa Phương


Hệ thống đường bộ của Lâm Đồng phân bố tương đối đều khắp trong tỉnh,

đường ô tô đến các trung tâm xã với tổng chiều dài 2.039,4 km.

* Đường đô thị: Đường đô thị tập trung tại Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và một số thị trấn huyện lỵ khác như Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm. Tổng chiều dài mạng lưới đường đô thị là 473 km. Thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc có một số tuyến đường chính đã được mở rộng mặt đường từ 13 - 15m.

* Giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn có trên 400 tuyến với tổng chiều dài 2.470 km, có 135,3 km nhựa, còn lại là đường cấp phối và đường đất.

b. Đường hàng không

Lâm Đồng có sân bay Liên Khương, đường băng dài 3.000m và rộng 34m. Năm 2005, sân bay này đã mở tuyến bay trực tiếp Đà Lạt – Hà Nội và ngược lại với tần suất 3 chuyến/tuần phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, tạo điều kiện mở rộng thị trường khách du lịch ra khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, về quy mô, chất lượng trang thiết bị, đường băng của sân bay chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của du khách, đặc biệt là đối với khách quốc tế, chính vì vậy đã hạn chế một lượng lớn khách quốc tế tới du lịch tại Đà Lạt bằng đường hàng không.

c. Đường sắt

Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang dài 84 km với 6 ga và 3 ga phụ, được Pháp xây dựng trước đây, nhưng từ năm 1975 đến nay không sử dụng. Hiện nay ngành đường sắt đã khôi phục 10 km tuyến Đà Lạt - Trại Mát để phục vụ du lịch.

2.2.2 Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cung cấp của Lâm Đồng khá ổn định bao gồm: nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160MW, Hàm Thuận công suất 300MW, Đa Mi công suất 175MW, Suối Vàng công suất 4,4MW và nhà máy thủy điện Đại Ninh đang được xây dựng có công suất 300MW. Hệ thống điện các trục chính trong thành phố đã được thay thế bằng cáp ngầm. Điều đó không chỉ khắc phục vấn đề an toàn, tiết kiệm sự hao phí điện năng mà còn tăng thêm mỹ quan cho thành phố. Nhìn chung, hệ thống điện Đà Lạt - Lâm Đồng đáp ứng tốt cho việc phát triển kinh tế du lịch.


2.2.3. Hệ thống cấp nước

Đến nay có 5 huyện, thị xã, thành phố được cấp nước sạch từ nhà máy nước. Thành phố Đà Lạt được cấp nước từ nhà máy nước Suối Vàng, công suất 25.000 m3/ngày đêm và nhà máy Hồ Xuân Hương công suất 6.000 m3/ngày đêm với công nghệ xử lý hiện đại của Đan Mạch, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của toàn thành phố cũng như du khách. Đây là yếu tố hỗ trợ khá quan trọng cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Lợi thế này không phải thành phố nào cũng có được, ngay cả thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

Hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu du lịch, các cơ sở công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải chỉ được xử lý bằng bể tự hoại hoặc bán tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông suối, hồ. Đến nay, số hộ không có hệ thống vệ sinh chiếm tỷ lệ 16,23%, số hộ có hệ thống vệ sinh thô sơ, không đảm bảo yêu cầu chiếm tỷ lệ 58,92% trong tổng số hộ toàn tỉnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí.

Hiện nay, thành phố Đà Lạt đang được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 7.500m3/ ngày đêm với công nghệ hiện đại thuộc dự án hỗ trợ của Đan Mạch. Dự án này hoàn thành sẽ góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của thành phố, tạo điều kiện nâng cao giá trị cho các sản phẩm du lịch.

2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông

Lâm Đồng là một trong những tỉnh có ngành bưu chính viễn thông phát triển với công nghệ hiện đại. Đến năm 2004, hệ thống các bưu điện, bưu cục đã phủ kín toàn tỉnh, hệ thống điện thoại đã đến 100% xã phường, đây thực sự là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch.

2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

Tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế về cơ bản có thể đảm bảo phục vụ du khách trong trường hợp cần thiết, tạo nên sự an tâm cho du khách. Chính dịch vụ y tế tốt đã góp phần thu hút du khách, đặc biệt là những tour xa trung tâm thành phố.


2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương

2.3.1. Dịch vụ lưu trú

Tính đến quý I/2007, toàn tỉnh có trên 750 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số

11.000 phòng. Trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao với 1.761 phòng và hàng ngàn nhà trọ, nhà khách hỗ trợ cho việc đón khách du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm (Phụ lục 7). Các dịch vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú gồm: nhà hàng, vũ trường, massage, sauna, karaoke, internet, tennis, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị – hội thảo…

Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Đà Lạt, ngoại trừ một số khách sạn được xếp hạng, còn lại phần lớn là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, chủ yếu xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn buồng phòng rất thấp, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên điều hành, phục vụ còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chất lượng của các khách sạn, nhà nghỉ ở đây còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 – 2006


Danh mục

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số cơ sở lưu trú

400

434

550

679

690

750

Tổng số số phòng

4800

5300

7000

7826

8000

11000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 4

Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng


Vào các dịp lễ, cung của dịch vụ lưu trú không đáp ứng đủ cầu của du khách dẫn đến hiện tượng giá leo thang đã ảnh hưởng xấu tới sự thiện chí của du khách về du lịch Đà Lạt.

Vào mùa thấp điểm, cung quá cầu khiến cho tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng cò chèo kéo khách diễn ra phổ biến, ảnh hưởng xấu tới môi trường văn minh du lịch…


2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí

Toàn tỉnh hiện có 34 khu, điểm du lịch được đưa vào đầu tư khai thác, kinh doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của du khách, trong đó có 17 điểm đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia.

Đầu năm 2002, ngành du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với chiều dài 2.300m. Dịch vụ này đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách.

Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt với khuôn viên khoảng hơn 2000 m2, trong

đó chỉ có hơn 16 trò chơi dành cho trẻ em. Rõ ràng đây là một trung tâm giải trí quá nhỏ về qui mô và yếu kém về chất lượng. Chính vì vậy dịch vụ này chưa thu hút mạnh mẽ du khách cũng như người dân địa phương.

2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 18 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển trong đó có 6 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ.... Hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, trong đó đã ký kết nối tour với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Trên địa bàn Đà Lạt hiện nay có 4 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch, với hơn 42 xe du lịch và hơn 100 xe vận chuyển khách đường dài là: Xí nghiệp vận chuyển Du lịch Đà Lạt, Công ty TNHH Xuân Hương, công TNHH lữ hành Thành Bưởi và Công ty du lịch & vận tải Phương Trang. Hoạt động taxi nội thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý. Tính đến hết năm 2006, ở Lâm Đồng có hơn 200 đầu xe taxi phục vụ vận chuyển khách du lịch. Đầu năm 2007, Đà Lạt đã có tuyến xe buýt nội thành và mở thêm tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương… phục vụ thêm nhu cầu đi lại của dân địa phương cũng nhu du khách.


2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái

Các tour du lịch sinh thái được du khách các nước phát triển quan tâm, họ đến Ðà Lạt để tận hưởng không khí trong lành của núi rừng, của thiên nhiên hoang dã... chứ không phải đi tìm tiện nghi vật chất. Ðối với các nước trong khu vực mà đặc biệt là Singapore, họ xem Ðà Lạt là một điểm đến có sức hút quan trọng để mở rộng và nối tour từ du lịch miền biển ở đất nước Singapore đến miền núi Ðà Lạt.

Một số khu du lịch có khả năng thu hút lượng lớn du khách như khu du lịch sinh thái Lang Biang, khu du lịch sinh thái Đa Mê, khu du lịch rừng Madagui...Tuy nhiên, do khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số điểm du lịch được xác định có tiềm năng và đã được tiến hành lập quy hoạch như khu du lịch tổng hợp quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà...nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch. Nói chung qui mô về sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh còn nhỏ bé và đơn điệu.

2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe

Với môi trường Đà Lạt, du khách có thể ở trong các khách sạn yên tĩnh để tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ, môi trường xanh sạch, ngắm nhìn cảnh quan thơ mộng để phục hồi sức khoẻ sau thời gian lao động căng thẳng tại các đô thị, các khu công nghiệp ồn ào và nóng bức của mình. Thế nhưng Đà Lạt mới chỉ khắc phục được khâu cho du khách nghỉ ngơi là chủ yếu, còn phần nghỉ dưỡng cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao số ngày lưu trú bình quân của du khách tại Đà Lạt chưa cao. Đối với loại hình sản phẩm du lịch này, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng cần phải khai thác lợi thế về khí hậu, tài nguyên nhân văn để có thể đưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành một trong những sản phẩm du lịch chính của Đà Lạt - Lâm Đồng.

2.3.6. Loại hình du lịch hội nghị - hội thảo

Với ưu thế về khí hậu cảnh quan thiên nhiên, môi trường …, Đà Lạt thực sự là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội nghị kết hợp với du lịch mang tính quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch hội nghị ở Đà Lạt chưa phát triển, chưa khai thác được lợi thế này. Chỉ mới có một số khách sạn có phòng họp lớn như: Khách sạn Sofitel


Dalat Palace, Khách sạn Công đoàn, Khách sạn Vietso Petro, khu resort Hoàng Anh Gia Lai, khu resort Ana Mandra và hội trường của một số cơ quan quản lý tại địa phương… Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ có 8 cơ sở có tổ chức hoạt động hội nghị, qui mô vừa và nhỏ với tổng sức chứa khoảng 1.500 chỗ ngồi. Những cơ sở này chủ yếu là kết hợp giữa kinh doanh lưu trú với hội nghị. Việc tổ chức hội nghị còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài trời.

2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng

2.4.1. Khách du lịch

Số lượng du khách đến Lâm Đồng đã gia tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu khả quan đối với du lịch Lâm Đồng.

Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006

Đơn vị tính: Lượt khách


Năm

Khách nội địa

Khách quốc tế

Tổng số du khách


Số lượng

Tỷ lệ gia

tăng (%)


Số lượng

Tỷ lệ gia

tăng (%)


Số lượng

Tỷ lệ gia

tăng (%)

2001

725,000

13.20

78,000

12.10

803,000

13.10

2002

820,000

13.10

85,000

9.00

905,000

12.70

2003

1,085,000

32.30

65,000

(23.50)

1,150,000

27.10

2004

1,264,000

16.50

86,000

32.30

1,350,000

17.40

2005

1,460,300

15.53

100,600

17.10

1,560,900

15.60

2006

1,751,000

19.91

97,000

(3.58)

1,848,000

18.39

Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng.


2.4.2. Khách du lịch quốc tế

Theo các số liệu nêu tại bảng 2.3, chúng ta nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lâm Đồng từ năm 2001 đến nay nhìn chung là tăng nhưng không ổn định. Năm 2003, số lượng khách quốc tế vào Lâm Đồng giảm mạnh so với năm 2002 theo sự sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do dịch bệnh cúm gia cầm, khủng bố... liên tiếp xảy ra. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 7,24% trong giai đoạn 2001 – 2006.


2.4.3. Khách du lịch nội địa

Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách nội địa tăng bình quân 18,42%, trong đó khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm thị phần lớn nhất khoảng 60,5%.

Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận và các trung tâm du lịch lớn

Đơn vị: Ngàn lượt khách


Tỉnh, thành phố

Năm

Tăng trưởng (%)

1996

1999

2000

2003

2004

Lâm Đồng

605.12

603.00

710.00

1,150.00

1,350.00

10.55%

Khánh Hòa

390.00

344.50

397.50

625.00

710.00

7.78%

Ninh Thuận

32.20

39.00

76.90

103.90

176.30

24.17%

Bình Thuận

56.60

123.20

460.00

1,465.00

1,500.00

50.66%

TP. Hồ Chí Minh

2,053.00

2,575.00

3,100.00

3,219.30

4,080.00

8.96%

TP. Hà Nội

1,052.00

1,430.00

2,600.40

3,781.00

5,800.00

23.79%

Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng & ITDR


Nếu so với hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn 1996 - 2004 có thể thấy tốc độ tăng trưởng về du khách đến Lâm Đồng thấp hơn; Nếu so sánh với Khánh Hòa thì mức tăng trưởng khách du lịch của Lâm Đồng cao hơn.

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82 ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

2.5. Về đầu tư phát triển du lịch

Giai đoạn 2003 – 2006 đã có 92 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 40.000 tỷ đồng trong đó nổi bật là dự án khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng do các nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đăng ký 1.2 tỷ USD và công viên thú hoang dã ” Datria – Bidoup National Park ” do các nhà đầu tư Pháp với vốn đăng ký 300 triệu USD


Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch đã nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch với 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

Mặt khác, tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khách sạn cao cấp, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao đang được thực hiện và sớm đưa vào sử dụng như: Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, khách sạn Ngọc Lan, khách sạn Rex, khu nghỉ mát biệt thự Trần Hưng Đạo (Phụ lục 8).

2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch như : Festival Huế, Hội chợ Du lịch Đất Phương Nam ở TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Thương mại Cần Thơ..., nhiều sản phẩm du lịch của Lâm Đồng đã được gửi đi tham gia hội chợ du lịch quốc tế.

Năm 2005, lễ hội hoa Đà Lạt bắt đầu được tổ chức và sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Lễ hội không chỉ đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Đà Lạt mà còn là cơ hội để quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tới bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Ngành du lịch Lâm Đồng đã hoàn thành về cơ bản trang website du lịch thương mại, duy trì thường xuyên việc cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế cũng như hỗ trợ để đưa các thông tin về du lịch trong nước và quốc tế tới các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng

2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.7.1.1. Điều kiện tự nhiên


a. Vị trí địa lý:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí