Giải pháp cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước lào - 1


MỞ ĐẦU‌


1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hóa, tự do hóa, nền kinh tế Lào đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới theo đúng chủ trương mà

Đảng đã xác định "chủ động hội nhập kinh tế thế giới". Những năm đổi

mới mở cửa vừa qua, nền kinh tế Lào đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ tăng GDP từ 6­7%/năm trong giai đoạn từ 1991­ 2010. Hội nhập

kinh tế

đã mang lại cho Lào nhiều cơ

hội mở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

rộng thương mại với các

nước trên thế giới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh cải cách trong mọi lĩnh vực... Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh yếu kém của

Giải pháp cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước lào - 1

nền kinh tế đang là sức ép lớn khi Lào tham gia hội nhập, đặc biệt với

ngành ngân hàng, với hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) mà trung tâm là các NHTMNN.

Hoạt động ngân hàng, trong đó NHTMNN với vai trò chủ đạo trong

những năm qua đã có sự

đóng góp rất lớn vào sự

thành công trong sự

nghiệp đổi mới đất nước, đã triển khai thực hiện chính sách tiền tệ một

cách tích cực, cơ bản ổn định được giá trị và sức mua của đồng tiền, kìm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và góp phần tăng trưởng

kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát

triển chung của nền kinh tế, chưa phát huy hết chức năng huy động và sử

dụng vốn có hiệu quả để làm cho kinh tế nhà nước thực sự chủ đạo.

đóng vai trò

Cổ phần hóa các NHTMNN Lào là một trong những hướng đi quan trọng của nỗ lực cải cách nền kinh tế, chuyển hướng sang nền kinh tế thị

trường đa thành phần. Cổ

phần hóa NHTMNN Lào, không chỉ

thực hiện


các mục tiêu về nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro ngân hàng mà còn là phương án khả thi để tăng nhanh năng lực tài chính cho các NHTMNN Lào đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên,

khi bắt tay vào thực hiện, thực tế đã nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp.

Những vướng mắc này nếu không được giải quyết, khắc phục kịp thời sẽ gây cản trở, làm chậm tiến trình Cổ phần hóa các NHTMNN Lào.

Tuy nhiên, Cổ phần hóa NHTMNN là một vấn đề rất phức tạp, vì vậy đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách khoa học và cẩn trọng để từ đó có thể đưa ra được một lộ trình phù hợp với bối cảnh của đất nước và của từng NHTMNN nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả mong muốn. Tác

giả

ý thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề

trên, cũng

như mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc đẩy mạnh tiến trình Cổ phần hóa NHTMNN Lào nên đã lựa chọn đề tài "Gii pháp Cphn hóa ngân hàng thương mi nhà nước Lào" làm luận án nghiên cứu.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Cổ phần hóa các danh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói chung và Cổ phần hóa các NHTMNN nói riêng là vấn đề rất được quan tâm ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (KTTT), vì vậy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

2.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Từnăm 1995 đêń

nay, đãcónhiêù

công trình nghiên cưú

vềCổ phần

hóa các DNNN và NHTMNN, đó là các Luận án tiến sĩ và Luận văn thạc sĩ đề cập dươí nhiều khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu như:

­ “Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa DNNN ở Việt nam hiện nay”, Phạm Đình Toàn (2005), Luận án tiến sĩ


kinh tế ­ Đại học kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn

đề lý luận về

Cổ phần hóa DNNN, đánh giá thực trạng Cổ

phần hóa

DNNN ở Việt Nam, chỉ ra những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân làm chậm tiến độ cổ phần hóa, từ đó đề xuất giải pháp về khía cạnh tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.

­ "Một số

giải pháp nâng cao hiệu quả

cổ phần hóa ngân hàng

thương mi nhà nước Vit Nam", Phạm Thị Húy (2007), Luận văn thạc sĩ Kinh tế ­ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đãđề cập

đến một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa NHTMNN, lam̀ rõ quan điểm

về cổ

phần hóa NHTMNN

ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm về cổ

phần hóa của các nước trên thế

giới; tać

gia

đãnghiên cứu điển hình tại

NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các NHTMNN ở Việt Nam.

­ "Cphn hóa Ngân hàng Đầu tư và phát trin Vit Nam", Đặng Thị Thùy Trang (2007), Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu, tać giả đãlam̀ rõ lýthuyết cổ phần hóa

NHTMNN để

giải quyết yêu cầu thực tế

về cải cách hoạt động của hệ

thống NHTMNN ở Việt Nam; đãphân tích đánh giá tiến trình thực hiện cổ phần hóa BIDV (bước 1), từ đó chỉ ra những kết quả bước đầu, những hạn

chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó, tać giả đãđề xuất một số giải pháp và

kiến nghị nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa BIDV một cách có hiệu quả nhất.

­ "Niêm yết các ngân hàng thương mại cổ

phần trên thị

trường

chng khoán Vit Nam", Bùi Văn Thanh (2007), Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đãlàm rõ một


số vấn đề lýluận về NHTM và thị trường chứng khoán; thực trạng niêm

yết của các NHTM cổ

phần trên thị

trường chứng khoán (TTCK) Việt

Nam và nghiên cứu sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động của

NHTM cổ phần và TTCK hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề

lý luận và thực tiễn hoạt động NHTM cổ phần đã niêm yết trên TTCK,

tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh việc niêm yết các NHTM cổ phần trên TTCK Việt Nam.

Ngoài ra, còn có một số bài viết về chủ đề cổ phần hóa NHTMNN được đăng tải trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành như: "Mt svn

đề cổ

phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở

Việt Nam", của

PGS.TS. Nguyễn Đình Tự, Tạp chí Ngân hàng, số

8/2004; "c

phần hóa

các ngân hàng thương mại nhà nước trong phát triển thị trường chứng

khoán

ở nước ta", của

PGS.TS. Nguyễn Đình Tự,

Tạp chí Cộng sản, số

4/2005; "Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước những vấn đề đặt ra giải pháp đẩy mạnh", của Trần Ngọc Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 10/2006,…

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Lào

Cũng trong xu thế tất yếu của các quốc gia đang chuyển đổi sang

nền KTTT, vấn đề

cải cách hoạt động của các NHTM và cổ

phần hóa

NHTMNN được coi là một chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cải cách

DNNN

ở CHDCND Lào hiện nay. Các nghiên cứu về

nâng cao năng lực

hoạt động của các NHTM Lào trong quá trình hội nhập quốc tế đã thu hút

sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính

sách. Một số công trình tiêu biểu như:

­ “Nhu cầu tiền tệ tại CHDCND Lào và những gợi ý chính sách”

Somphao Phaysith (2013), Luận án tiến sỹ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.


Luận án phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiền tệ của Lào và đưa ra những chính sách và gợi ý quan trọng, thiết thực với CHDCND Lào.

­ “Giải pháp tăng cương huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Lào”, Phansana Khounnouvong (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ.

­ “Giải pháp thành lập và phát triện thị trường mở của Ngân hàng

Nhà nước Lào”,

thạc sĩ.

Somphet Vongkhamchanh (Viêng Chăn 2010), Luận văn

­ “Giải pháp tăng cương phân tích thậm định dư

án đầu tư

của

Ngân hàng Ngoi thương Lào”, Phonsouk Phommachanh (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ.

­ “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng

Ngoi thương Lào”, Phasy Phommakon (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ.

­ “Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng trung ương Lào trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Phouphet Khamphouvong (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ.

­ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Souphak Thinxayphon (Viêng Chăn 2010), Luận văn thạc sĩ,

­ "Giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán Lào

trong giai đon ti", Sengchanh Singsavang (2010), Tạp chí Ngân hàng ở

Lào số 3, tr. 47­49.

Nhìn chung, các công trình trên đều đã đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế của các NHTMNN, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng hiện đại. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện


và có hệ thống về cổ phần hóa NHTMNN Lào. Luận án của tác giả, vì vậy không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

­ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa NHTMNN, nội dung cơ bản của tiến trình cổ phần hóa NHTMNN.

­ Tham khảo kinh nghiệm cổ phần hóa NHTMNN của Việt Nam và một số nước khác, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHTMNN Lào.

­ Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống NHTM Lào, làm rõ tính tất yếu khách quan phải cổ phần hóa NHTMNN Lào. Tập trung đánh giá đề án thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), từ đó chỉ ra những thành công, kết quả bước đầu, những tồn tại, vướng mắc trong tiến trình triển khai cổ phần hóa.

­ Xác lập mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm cổ phần hóa NHTMNN Lào, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện cổ phần hóa NHTMNN Lào.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

­ Cổ phần hóa NHTMNN là vấn đề rộng lớn và rất phức tạp, Luận

án tập trung nghiên cứu quá trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương

Lào (BCEL), các hoạt động kinh doanh của BCEL và quá trình chuẩn bị

thực hiện CPH BCEL trong giai đọan từ năm 2008 đến nay.

­ Phạm vi nghiên cứu là BCEL trên toàn diện, không xét tới các chi nhánh và các công ty con. Chính vì thế, báo cáo tài chính hợp nhất của BCEL sẽ là phạm vi nghiên cứu tập trung của đề tài.


5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp Thống kê, Phân tích, Tổng hợp, Suy luận, diễn giải, Phương pháp thực chứng để đối chiếu, đánh giá các vấn đề sự kiện. Luận án sử dụng các tư liệu trong 5 năm gần đây của hệ thống NHTMNN Lào

được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu

của từng vấn đề.

6. Những đóng góp khoa học của luận án


Một là:

Luận án đã hệ

thống hóa và phân tích làm sáng tỏ

những

vấn đề

lý luận và thực tiễn về

cổ phần hóa NHTMNN Lào cũng như

những vấn đề đặt ra sau cổ phần hóa các NHTMNN Lào. Bên cạnh việc kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình đã công bố, tác giả còn đưa ra quan điểm cá nhân của mình để hoàn thiện hơn lý luận cơ bản về cổ phần hóa NHTMNN Lào.

Hai là, Tác giả nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm cổ phần hóa

NHTMNN như

Trung Quốc và Việt Nam, trên cơ sở

đó rút ra bài học

kinh nghiệm có thể vận dụng cho công tác cổ phần hóa NHTMNN Lào.

Ba là, Luận án đã phân tích thực trạng hệ thống NHTM Lào, làm rõ tính tất yếu khách quan phải cổ phần hóa NHTMNN Lào; nghiên cứu điển hình tiến trình thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Lào, trên cơ sở đó luận án đánh giá, phân tích về những thuận lợi, kết quả đạt được và những tồn tại trong tiến trình cổ phần hóa các NHTMNN. Những vấn đề lý luận được hệ thống hóa và phân tích thực trạng, đó là cơ sở khoa học cho các đánh giá thực tiễn và đề xuất các phương hướng, giải pháp giải quyết các vấn đề nghiên cứu mà luận án đề ra.


Bốn là,

Đóng góp chủ

yếu của luận án là đề

xuất được các định

hướng về

mục tiêu, nguyên tắc và quan điểm cơ

bản về cổ

phần hóa

NHTMNN Lào; đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và các kiến nghị

nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa NHTMNN Lào trong

tương lai. Các đề xuất đó là có luận cứ khoa học và thực tiễn khá đầy đủ nên có giá trị vận dụng để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các NHTMNN Lào trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của của luận án gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề Thương mại Nhà nước.

cơ bản về

Cổ phần hóa Ngân hàng

ương 2: Thực trạng Cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại Nhà nước Lào.‌

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh Cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại Nhà nước Lào.


Chương 1‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân hàng thương mại nhà nước‌

Trong nền KTTT, có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại và phát triển ở nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó, NHTM cũng được coi là một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì các NHTM càng trở nên cần thiết và đóng vai trò là một định chế

tài chính gắn liền với sự

phát triển của nền KTTT và kinh tế

hàng hóa.

Vậy bản chất NHTM là gì?

Việc đưa ra một khái niệm chung và chuẩn xác về NHTM là rất khó

vì: các nghiệp vụ ngân hàng thường đa dạng và phức tạp; mỗi vùng, mỗi

nước lại có những khái niệm khác về NHTM; đứng trên những góc độ khác nhau (quản lý, nhà đầu tư, người vay vốn....) lại có những quan điểm khác nhau về NHTM.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính" [92, Tr 269].

Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành của Việt Nam thì: "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận "[32, Điều 4].


Trong Nghị định số 59/2009/NĐ­CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của NHTM thì khái niệm NHTM được

đưa ra rõ hơn:

"Các tổ

chức không phải là tổ

chức tín dụng không được

phép sử dụng thuật ngữ "ngân hàng" trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm của tên, văn bản, thông báo hoặc quảng cáo của mình mà thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về việc tổ chức của mình là một ngân hàng" [7, Điều 3].

Tại Lào, theo Luật NHTM Lào ngày 26 tháng 12 năm 2006 thì:

"Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo

quy định của Luật Ngân hàng thương mại mà kinh doanh về ngân hàng

chẳng hạn như huy động tiền gửi để cung cấp tín dụng, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán và đầu tư" [71, Điều 3].

Các khái niệm trên cho thấy một số

chức năng cơ

bản mà các

NHTM đảm nhận, có sự khác biệt tương đối với các chức năng của các

trung gian tài chính khác và có thể khái quát như sau: NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch

vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm

thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp đặc thù. Tính đặc thù của NHTM thể hiện ở chỗ, đối tượng tác nghiệp là tiền tệ. Như vậy, NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng (huy động vốn) với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán (sử dụng vốn).


Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân dưới các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá... và tiền vay của Ngân hàng nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng khác.

Sử dụng vốn của một NHTM chủ

yếu từ

hoạt động tín dụng và

đầu tư, tín dụng là quá trình NHTM cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đầu tư là quá trình các NHTM dùng vốn tự có và các quỹ của mình mua đi bán lại các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ, NHNN), chứng khoán hoặc góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần.

Hàng hóa sử dụng trong kinh doanh của NHTM là tiền tệ, thực hiện các chức năng: Trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Ở Lào hiện nay, thuộc loại hình NHTM có các dạng sau:

NHTMNN, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh NHTM nước ngoài.

Ngân hàng thương mại nhà nước là NHTM do nhà nước đầu tư

vốn, thành lập, thuộc sở

hữu nhà nước.

Hoạt động của NHTMNN là vì

mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, do NHTMNN đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng nên còn được Nhà nước giao cho nhiệm vụ góp phần thực

hiện các chính sách kinh tế

của Nhà nước. Sự

lồng ghép mục tiêu lợi

nhuận và thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động của NHTMNN thể hiện rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu của Nhà nước với NHTM.

Như

vậy, NHTMNN là một NHTM có 100% vốn chủ sở

hữu do

Nhà nước cấp và Nhà nước là người có quyền quản lý điều hành, bao gồm:


Bổ nhiệm bộ máy lãnh đạo, định hướng hoạt động kinh doanh, quản lý hoạt động, thanh tra, kiểm tra... NHTMNN chỉ là một cách phân chia của NHTM đứng trên góc độ sở hữu, chủ sở hữu của NHTMNN chính là Nhà nước.

* Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTMNN

Hoạt động kinh doanh của NHTM là một hoạt động đặc thù trong một lĩnh vực mà nó có liên quan tới mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Các đặc điểm chung của NHTM như sau:

Thnht, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm lời (bao gồm hai hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ

ngân hàng). Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở

nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Còn hoạt động dịch vụ Ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có

về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối và chứng khoán để cam kết thực hiện

công việc nhất định cho khách hàng trong một thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởng tiền công dịch vụ do khách hàng chi trả dưới dạng phí hay hoa hồng.

Thhai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có

điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thỏa mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe do pháp luật quy định (vốn pháp định, phương án kinh doanh,...) thì mới được phép hoạt động trên thị trường. Do hoạt động ngân hàng liên

quan chặt chẽ với các lĩnh vực hoạt động khác của nền KT­XH nên đây

được coi là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

Thba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng


sâu sắc, mang tính chất dây chuyền đối với nền kinh tế. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ,

do các NHTM phải tiến hành huy động vốn của người khác để cấp tín

dụng cho khách hàng và trên nguyên tắc NHTM chỉ

có thể

đòi tiền của

người vay sau một thời hạn nhất định, nên đã tạo ra khả năng rủi ro cao cho hoạt động Ngân hàng, kéo theo đó là sự rủi ro đối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới thường được điều chỉnh và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng những đạo luật riêng biệt, nhằm đảm bảo cho

hoạt động này được vận hành an toàn và hiệu quả trường.

trong nền kinh tế

thị

Bên cạnh những đặc điểm chung như các NHTM thông thường,

NHTMNN còn mang những đặc điểm riêng như: NHTMNN là những ngân hàng lâu năm, có vốn chủ sở hữu và tổng giá trị tài sản lớn, phạm vi hoạt động rộng, có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, có uy tín cao với

dân chúng; NHTMNN thường chiếm thị

phần lớn trong thị

trường ngân

hàng (đặc biệt là ở các nước đang phát triển); bên cạnh chức năng kinh

doanh thông thường, NHTMNN là trụ cột trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại nhà nước trong nền kinh tế thị trường‌

NHTMNN không chỉ đóng vai trò trong nền kinh tế là nhận tiền gửi

và cho vay, mà là phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả

năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các NHTM nói chung và

NHTMNN nói riêng trong nền KTTT có những vai trò cơ bản sau: Vai trò

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí