Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cây Lương Thực, Thực Phẩm


lượng hàng hoá khá lớn, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, nhu cầu của thị trường trong nước và các vùng lân cận, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân và phát triển kinh tế

- xã hội, thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao đã gắn với các cơ sở chế biến, hàng năm đã tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu khá lớn sang thị trường các nước trong khu vực, góp phần mở rộng thị trường giao thương cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Nghệ An.

Qua số liệu ở bảng 2.6 cho thấy sản xuất trồng trọt trong 5 năm qua tăng nhanh về GTSX của các loại cây trồng. Trong đó đáng chú ý là năng suất, sản lượng và GTSX của các loại cây lương thực, diện tích lương thực kém hiệu quả trong các năm được chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn, nhưng sản lượng lương thực trong các năm vẫn tăng đều góp phần làm tăng giá trị sản xuất lương thực. Sở dĩ như vậy là do trong những năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng của tỉnh Nghệ An đã áp dụng khá thành công giống cây mới cho năng suất và giá trị cao hơn, đồng thời áp dụng kịp thời và đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác cây thực phẩm cũng phát triển nhanh trong những năm qua, năm 2007 giá trị sản xuất mà các loại cây thực phẩm mang lại khoảng 521 triệu đồng, chiếm 8,32%, tiếp đó là sự phát triển mạnh các loại cây công nghiệp (15,34%) và cây ăn quả (9,81%) đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh, (huyện, thành thị) và dựa vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cánh đồng, tập quán sản xuất từng nơi, các địa phương đã hình thành nên rất nhiều hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất. Nhiều công thức luân canh đã hình thành nên những vùng sản


xuất lớn, có tính hàng hoá cao. Sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 123 công thức luân canh cây trồng khác nhau có tổng thu từ 30 triệu đồng/ha/năm trở lên. Sau đây là một số công thức chuyển đổi cơ bản đã hình thành điển hình ở một số huyện.

- Trên vùng đất chủ động nước và vùng sâu trũng trước đây sản xuất 2 vụ lúa (Lúa Xuân + lúa Hè thu hoặc Mùa sớm) với tổng thu hàng năm từ 28 - 30,8 triệu đồng/ha/năm, tổng diện tích khoảng 65.000 ha nay đã chuyển sang hình thức sản xuất chủ yếu sau:

+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Ngô vụ Đông: cho tổng thu trung bình 42,19 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn tỉnh năm 2007 có trên

21.200 ha.

Đây là công thức phổ biến trên vùng đất 2 lúa, tuy thu nhập không cao như các hình thức chuyển đổi khác nhưng ổn định, dễ nhân ra diện rộng. Tuy nhiên ở công thức này cũng dễ gặp rủi ro do thời tiết bất lợi trong sản xuất vụ Đông.

+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình 50,8 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 3.940 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn.

+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình 50,8 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 3.940 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn.

+ Lúa Xuân xen cá + Lúa Hè thu xen cá + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 56,0 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 521 ha. Trong đó điển hình nhất là ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương...

+ Lúa Xuân xen cá + Lúa Hè thu + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 43,2 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 950 ha. Trong đó tập trung ở Quỳnh Lưu (750 ha), Nam Đàn (100 ha).


+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 41,6 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.386 ha. Trong đó điển hình nhất là ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc

- Chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản:

+ Chuyển hẳn sang nuôi tôm nước lợ 50 ha, điển hình ở huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò.

Tổng thu có thể đạt 150 - 300 triệu đồng/ha/năm tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư thâm canh của từng hộ.

+ Chuyển hẳn sang nuôi cá nước ngọt khoảng 480 ha, nằm rải rác ở nhiều huyện. Trong đó các huyện có diện tích chuyển đổi lớn là Nam Đàn 106 ha, Hưng Nguyên 40 ha, Thanh Chương 60 ha …

- Hình thành các trang trại kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập rất cao và có thể đạt hàng trăm triệu đồng /ha/năm.

Như vậy trên vùng đất chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa nay đã chuyển được khoảng 40.000 ha sang sản xuất các công thức luân canh 3 vụ, nuôi trồng thuỷ sản và công thức có diện tích lớn nhất là tăng thêm ngô vụ Đông (chiếm 53%). Hiệu quả từ chuyển đổi đạt mức phổ biến 40 - 45 triệu đồng/ha và lãi ròng 35 - 45%.

- Trên đất không hoàn toàn chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa (lúa Xuân

+ lúa Mùa) hiệu quả thấp, đạt tổng thu trên dưới 25 triệu đồng/ha/năm, tổng diện tích khoảng 17.000 ha, đến nay đã chuyển sang các công thức luân canh chủ yếu

+ Lúa Xuân + Lúa Hè Thu + Cây vụ Đông (khoai lang, ngô, rau, lạc): Cho tổng thu từ 40 - 60 triệu đồng/ha/năm (tuỳ thuộc vào cơ cấu cây trồng vụ Đông). Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh đã chuyển được khoảng 2.000 ha (loại hình này chuyển được nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi).


+ Màu vụ Xuân (ngô, lạc) + Lúa mùa sớm + Rau mùa Đông (ngô hoặc rau ngắn ngày): Cho tổng thu trung bình 36,5 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 618 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Quỳ Hợp.

+ Lúa Xuân + Dưa hấu Hè + Rau Đông: Cho tổng thu trung bình 84 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có 20 ha ở Tân Kỳ.

+ Lạc Xuân + Đậu Hè + Lạc Đông: Cho tổng thu trung bình 60,4 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 998 ha tập trung chủ yếu ở huyện Nghi Lộc và Đô Lương.

+ Lạc Xuân +Dưa hấu Hè +Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình 61,2 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 50 ha tập trung chủ yếu ở Nghi Lộc.

Trên vùng đất không hoàn toàn chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa nay đã chuyển được khoảng 6.000 ha sang sản xuất các công thức luân canh 3 vụ và công thức có diện tích lớn nhất là chuyển lúa mùa sang sản xuất vụ Hè thu và tăng thêm cây trồng vụ Đông (chiếm 33,3%). Hiệu quả từ chuyển đổi đạt mức phổ biến 40 - 60 triệu đồng/ha và lãi ròng phổ biến 45 -55 %.

- Trên đất cao cưỡng, sản xuất một vụ màu và một vụ lúa chờ nước trời hiệu quả thấp, bấp bênh đạt tổng thu trên dưới 18 triệu đồng /ha/năm, tổng diện tích khoảng 1.500 ha, đến nay cơ bản đã chuyển sang thâm canh cây trồng cạn, với các hình thức chủ yếu như sau:

+ Chuyên trồng mía: Cho tổng thu trung bình 27 triệu đồng/ha/năm; loại hình này đã có khoảng 500 ha, tập trung chủ yếu ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp.

+ Chuyên trồng rau: Cho tổng thu 60 - 70 triệu đồng. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 80 ha.


+ Trồng cỏ: Cho tổng thu 40 - 50 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh đã có khoảng 800 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Thanh Chương.

Đây là hình thức chuyển đổi có hiệu quả ở cả 2 mặt đó là tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, phục vụ công nghiệp chế biến và góp phần phát triển chăn nuôi.

Các công thức luân canh trên cơ bản đều đảm bảo cho lãi ròng lớn hơn 30% tổng thu (theo yêu cầu của đề án đặt ra khi bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi).

- Trên vùng đất màu kém hiệu quả có kết quả chuyển đổi như sau:

Hình thành các vùng chuyên sản xuất rau: diện tích chuyên sản xuất rau hàng hoá trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.784 ha. Chủ yếu ở vùng đất cát ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu và vùng chân ruộng cao ở Nam Đàn, thành phố Vinh và một số điểm rau truyền thống khác như Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc.

Công thức luân canh cây trồng trên các vùng chuyên sản xuất rau rất phong phú, để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người sản xuất phải thật sự năng động, nhạy cảm với thị trường, thực hiện tốt yêu cầu thời vụ và quy trình thâm canh một cách nghiêm ngặt cho từng giống. Khả năng mở rộng của công thức luân canh này không lớn.

Điển hình ở Quỳnh Lưu, diện tích khoảng 550 ha tập trung ở các xã vùng Bãi Ngang (Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng). Tổng thu của công thức luân canh này đạt từ 125- 180 triệu đồng/ha/năm. Tuỳ theo từng loại cơ cấu cây trồng nên có thể mỗi loại cây trồng sẽ cơ cấu mấy lứa liên tục nhau. Nam Đàn diện tích chuyên rau có khoảng 250 ha

Như vậy muốn có hiệu quả kinh tế cao phải tổ chức sản xuất rau, màu cao cấp. Với tiềm năng đất đai và thị trường lớn tỉnh Nghệ An cần tập trung chuyển đổi, đầu tư xây dựng thành các vùng rau màu lớn, sản xuất hàng hoá.


- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Xuân hè, tăng thêm vụ Đông hình thành công thức luân canh 3 vụ cho thu nhập khá.

Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh trong những năm qua đã mang lại những kết quả đáng kể, góp phần khẳng định tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng. Các cánh đồng có thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp đã đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh, đồng thời góp phần ổn định, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.

Từ năm 2004 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xây dựng được 25 mô hình cánh đồng có tổng thu từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Trong đó có nhiều mô hình đạt từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên. Thông qua những mô hình này đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng diện tích có tổng thu cao và tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có khoảng 17.078 ha có tổng thu từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên (chiếm khoảng 7,76% diện tích đất canh tác), trong đó Diễn Châu có 3.672 ha, Quỳnh Lưu 2.595 ha, Hưng Nguyên 1.910 ha, Nghi Lộc 1.247 ha …

Sau một thời gian thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh kết quả thu nhập trên đơn vị diện tích năm 2007 như sau:

- Diện tích cho tổng thu 30 triệu đồng/ha/năm đạt 20.202,4 ha, so với năm 2006 tăng 5.000 ha; trong đó điển hình nhất là huyện Đô Lương có 4.100 ha, Nghĩa Đàn 2.500 ha, Yên Thành có 2.310,4 ha, Nghi Lộc có 1.838 ha

- Diện tích cho tổng thu từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm đạt 49.101,2 ha, so với năm 2006 tăng 16.200 ha; Trong đó điển hình nhất là huyện Anh Sơn có 6.100 ha, Thanh Chương 5.800 ha, Nam Đàn 3.950 ha, Diễn Châu 4.350, 9 ha.

- Diện tích có tổng thu nhập đạt từ trên 40 đến 50 triệu đồng/ha/năm là 22.830,9 ha, so với năm 2006 tăng 18.137 ha; Điển hình là huyện Yên Thành


6.650,5 ha, Nghi Lộc 4.335,7 ha, Diễn Châu có 2.820,3 ha, Quỳnh Lưu có 1.878 ha.

- Diện tích có tổng thu nhập đạt từ trên 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm là 15.580,3 ha; so với năm 2006 tăng 8.946,7 ha; Trong đó điển hình nhất là huyện Diễn Châu 3.671,3 ha, Quỳnh Lưu 2.595 ha, Hưng Nguyên 1.910 ha.

- Diện tích có tổng thu nhập từ trên 100 triệu đồng/ha/năm đạt 1.498,1 ha; so với năm 2006 tăng 882,75 ha; Trong đó điển hình nhất là huyện Quỳnh Lưu có 550 ha, Nam Đàn có 300 ha.

Như vậy, năm 2007 có khoảng 17.078,7 ha đất sản xuất nông nghiệp có tổng thu từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên (chiếm 7,76% diện tích đất nông nghiệp); tăng 9.829,7 ha so với năm 2006 và nếu tính chung cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp (khoảng trên 220.000 ha) thì đạt 29,97 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 3 triệu đồng/ha/năm so với năm 2006.

Trên đây là một số công thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần làm cho ngành trồng trọt tăng lên cả về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng các loại cây trồng:

- Cây lương thực, thực phẩm:

Các loại cây lương thực phát triển đều trong các năm, trong đó lúa tăng nhanh về sản lượng, năm 1996 sản lượng lúa của tỉnh mới chỉ đạt 529.284 tấn, đến năm 2006 đạt đến 911.267 tấn, năm 2007 đạt 846.465 tấn là do diện tích lúa giảm do chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Năng suất và sản lượng lúa tăng đều trong các năm là do Nghệ An đã áp dụng các giống lúa lai với năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào đồng ruộng, đồng thời áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Các loại cây trồng liên tục tăng về năng suất và sản lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Số liệu bảng 2.7 chúng ta thấy, mặc dù diện tích của một số cây trồng giảm nhưng năng suất vẫn tăng lên, và tăng mạnh ở những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế và mang tính hàng hoá cao. Điều đó cho thấy, chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh rất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá lớn và tập trung.

Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực, thực phẩm


Chỉ tiêu

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng DT

Ha

292.541

305.842

303.107

310.609

304.965

1. Cây lúa







- Diện tích

Ha

187.145

182.436

180.233

182.135

181.245

- Năng suất

Tạ/ha

44,88

48,27

45,61

50,03

46,7

- Sản lượng

Tấn

839.993

880.543

822.041

911.267

846.465

2. Cây ngô







- Diện tích

Ha

45.044

60.299

64.386

67.129

59.597

- Năng suất

Tạ/ha

31,42

36,05

33,95

34,64

34,73

- Sản lượng

Tấn

141.550

217.348

218.606

232.544

206.960

3. Cây chất bột







- Diện tích

Ha

35.739

32.949

29.800

29.716

31.002

- Năng suất

Tạ/ha

82,86

100,12

117,88

136,03

138,13

- Sản lượng

Tấn

296.120

392.875

351.270

404.232

428.230

4. Cây rau đậu







- Diện tích

Ha

24.613

28.158

28.688

31.629

33.121

- Năng suất

Tạ/ha

68,65

69,73

65,27

71,92

73,06

- Sản lượng

Tấn

168.970

196.348

187.258

227.475

241.982

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 9

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các huyện

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí