Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 15


- Thực hiện việc chuyển đổi ruộng đất tạo tiền đề cho sản xuất phát triển và hình thành các hình thức quản lý nông nghiệp nông thôn.

Khuyến khích nông dân tiến hành "dồn điền, đổi thửa" trong nội bộ nông dân theo phương châm: dân chủ, tự nguyện và thoả thuận.

Gắn với công tác chuyển đổi ruộng đất và tăng cường kết cấu hạ tầng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi ruộng vùng trũng từ 2 vụ lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa - 1 vụ cá. Chuyển đổi diện tích vùng đồi từ 1 vụ lúa - màu cao cưỡng để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày

Thông qua việc chuyển đổi ruộng đất tiến hành việc tích tụ ruộng đất có tổ chức và quản lý của chính quyền các cấp gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Nông dân khi đi xây dựng vùng kinh tế mới, hoặc chuyển sang lao động công nghiệp, TTCN, dịch vụ, chuyển nhượng lại đất cho xã viên khác (theo quy định của UBND tỉnh) phải đảm bảo cho nông dân có việc làm và thu nhập ổn định. Đồng thời từng bước hình thành mô hình HTX cổ phần. Trong đó nông dân đóng góp cổ phần bằng vốn và bằng quyền sử dụng đất. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cổ phần.

- Từng bước hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Hoàn chỉnh việc xây dựng nhà máy đường 200 tấn/ngày đêm tại các huyện, xã, phường để từ vụ ép 2002 tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm...

- Quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi cho phù hợp với bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Trên cơ sở bố trí vật nuôi, cây trồng ở từng vùng để bố trí hệ thống giao thông thuỷ lợi phù hợp. Đối với giao thông ngoài những tuyến đường do TW và tỉnh quản lý được tỉnh đưa vào kế hoạch nâng cấp theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ khoá 15, phấn đấu đến năm 2010 nhựa hoá 100%. Ngoài ra mở thêm một số tuyến đường mới đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 nông thôn. Đối với thuỷ


lợi tiếp tục triển khai nâng cấp và khai thác có hiệu quả hệ thống tưới tiêu hiện đại. Xây dựng mới hồ đập vừa và nhỏ để bổ sung nước tưới ổn định cho diện tích canh tác vùng cao trạm bơm để tiêu úng cho vùng sâu. Đồng thời thông qua việc chuyển đổi ruộng đất, quy hoạch lại hệ thống kênh tưới. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành việc kiên cố hoá kênh thuỷ lợi để thực hiện việc tưới tiêu khoa học, phục vụ thâm canh cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, tạo đà cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Thực hiện thâm canh cao trên diện tích chủ động nước. Chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực hiệu quả thấp và khai hoang mở rộng diện tích vùng đồi, cải tạo vườn tạp để tạo ra vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả.

- Tiếp tục phát triển các các cây trọng điểm: mía, chè, lạc, cam, dứa, cà phê, sắn, sở, cao su, vừng, nguyên liệu giấy trong đó tập trung ưu tiên phát triển: cây mía, chè, lạc, sắn, cam, dứa và cao su; phát triển 4 con: tôm, , , lợn. Phát triển đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến: mía đường, chè, lạc, dứa, sắn theo công suất mở rộng. Phát triển cây công nghiệp dài ngày theo quy hoạch cà phê, cao su, quế, sở và nguyên liệu giấy theo quy hoạch được duyệt.

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 15

- Chuyển đổi cơ chế cây trồng phát triển sản phẩm nguyên liệu thức ăn gia súc, đẩy mạnh chăn nuôi bò trong đó chăm lo đàn bò sữa 10 nghìn con. Để cơ cấu chăn nuôi chiếm 40% trong nông nghiệp. Đồng thời đưa giá trị kinh tế 1 ha canh tác đạt 30 - 35 triệu đồng.

- Xây dựng đề án phát triển hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp bằng cách xây dựng cơ chế chính sách, chương trình đào tạo nhân lực để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa


- Phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến hàng chất lượng cao nâng kim ngạch thuỷ sản theo Nghị quyết XV Ban Chấp hành Tỉnh uỷ.

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, dự báo nhu cầu thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường, liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trong nông nghiệp tỉnh cần xác định phương án bố trí cụ thể đối với sự phát triển của từng ngành nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đạt hiệu quả cao, bền vững và thân thiện với môi trường

* Trồng trọt

- Cây lương thực

+ Cây lúa: Ổn định diện tích 175- 180 ngàn ha gieo trồng (Đông xuân 8,0 vạn ha, hè thu 5,5 vạn ha, lúa mùa 4,0 vạn ha), đẩy mạnh thâm canh, đưa năng suất bình quân lên 50- 55 tạ/ha. Bố trí lúa lai 70 ngàn ha, lúa chất lượng cao 10.000 ha. Sản lượng lúa 90- 91 vạn tấn.

+ Cây ngô: Diện tích 67- 70.000 ha trong đó ngô lai 90- 95% (tăng thêm

5.000 ha từ đất cấy lúa cưỡng) năng suất bình quân 4.042 tạ/ha, sản lượng 300 ngàn tấn

- Cây công nghiệp ngắn ngày

+ Cây lạc bố trí 30.000 ha (tăng thêm 3000 ha từ đất cấy lúa cưỡng vùng ven biển và đất đồi vệ vùng miền núi; Cây vừng bố trí 1,0 vạn ha vừng,

5.000 ha đậu tương; đổi mới giống và tập trung thâm canh để đạt năng suất trên 10 tạ/ha.

+ Cây mía : Phương án cơ bản: diện tích tập trung 25- 26 ngàn ha, trong đó Vùng Phủ quỳ 21.000- 22.000 ha, vùng Sông Con 3.000 ha, vùng


Anh Sơn- Con Cuông 1.300 ha. Yên Thành 600 ha. Tăng năng suất để đạt 65- 70 tấn/ha), phương án đột phá nâng công suất các nhà máy đường lên 15.000 tấn/ngày bố trí 28.000 ha sản lượng 2 triệu tấn mía cây.

+ Cây Sắn: Diện tích sắn công nghiệp 5.000 ha: Thanh Chương 3000 ha, Yên Thành 700 ha, Nghĩa đàn 600 ha, Tân Kỳ 500 ha, Đô lương 300 ha.

- Cây công nghiệp dài ngày

+ Cây chè: Trồng mới 6.000 ha để đến năm 2010 có 13.000 ha, (chè Tuyết sall: 1.000 ha ở Kỳ sơn và Quế phong), năng suất tươi đạt 60-65 tạ/ha, sản lượng chè búp khô 12.000 tấn xuất khẩu.

+ Cây cà phê chè: Bố trí 3.000- 3.500 ha vào năm 2010, trong đó kinh doanh 2.500 ha, sản lượng cà phê nhân 3.500- 4.000 tấn.

+ Cây cao su: Trồng mới 5.500 ha đến năm 2010 có 7.000- 8.000 ha, trong đó kinh doanh 3.500 ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng mủ khô 3.000- 3.500 tấn.

- Cây ăn quả

Quy hoạch các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi trang trại trồng cây ăn quả

+ Cây Dứa: quy hoạch 10.000 ha để có Dứa đứng 6.000 ha; bố trí ở các huyện

+ Cây cam: diện tích 5.000 - 6.000 ha, phục tráng giống cam Xã Đoài chuyển đổi đất ruộng bố trí 500 ha. Khuyến khích các loại cây ăn quả khác như Vải, chuối, hồng ,chanh ... gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến

.Tổng diện tích cây ăn quả đạt 15.000 ha.

* Chăn nuôi

Thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XVIII đưa chăn nuôi trở thành ngành chính nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm (thịt, trứng) cho con người, đáp ứng sức kéo, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất trồng trọt, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Kết hợp chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển chăn


nuôi chủ yếu trong khu vực nông thôn, đảm bảo thức ăn, giống gia súc, gia cầm. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trạm trại, dịch vụ phòng chữa bệnh. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng trên 45% trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Khai thác và phát huy tốt ưu thế của vùng, địa phương để đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc. Chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá, khai thác chăn nuôi trâu bò thương phẩm, thực hiện sind hoá đàn bò nhằm nâng cao tầm vóc và trọng lượng bò...

Hướng dẫn chế biến một số nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và tận dụng phế phẩm phụ ngành trồng trọt (rơm, cây họ đậu). Mở rộng diện tích trồng cỏ sinh học ở các hộ chăn nuôi theo hướng trâu, bò thịt.

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá, thực hiện nạc hoá đàn lợn bằng việc phát triển đàn lợn nái ngoại, tăng cường công tác thụ tinh nhân tạo để cung cấp nguồn giống lợn ngoại tại chổ có thể nạc cao, tầm vóc, trọng lượng lớn.

Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi dê thịt nhằm tận dụng hàng ngàn ha cây bụi nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra trên địa bàn, nhằm tiếp tục xây dựng, khôi phục các trang trại chăn nuôi gia cầm theo hướng lấy thịt và trứng trên quy mô lớn nhằm tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn cho nông dân và làm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc các giống gia cầm như: Gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Ai Cập, vịt Kabir, Ngan Pháp ... đồng thời sử dụng gà trống của các đàn gà nói trên để cải tạo đàn gà ta ở địa phương. Dùng máy ấp trứng để nhân nhanh đàn gà giống cho các hộ gia đình khác trong toàn tỉnh.

Tăng cường trồng cỏ để chăn nuôi; Phát triển mạnh đàn trâu, bò ở vùng miền núi. Phấn đấu bình quân mỗi hộ có từ 2-3 con trâu, bò. Chú trọng cải tạo


đàn bò lai sind đạt trên 50%, đàn bò Sữa 10.000 con. Phát triển đàn lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, đô thị. Xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu để tập trung đầu tư giống, thức ăn, cơ sở chế biến.

Phát triển nghề nuôi ong lấy mật (sản lượng mật ong 500-700 tấn) và một số loại chim, thú khác.

* Dịch vụ nông nghiệp

Quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ và đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở từng địa phương trong tỉnh đặc biệt là tại thị trấn và thị tứ.

- Dịch vụ thương mại

Cần thực hiện tốt dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra. Tiếp tục hoàn thiện trung tâm thương mại tại các huyện, chỉ đạo nâng cấp 100% số chợ hiện có, xây mới một số chợ, đảm bảo mỗi xã, phường có 1 chợ nông thôn hoạt động đạt yêu cầu văn minh thương nghiệp. Củng cố phát triển cửa hàng thương mại huyện, thành phố thành công ty thương mại đủ sức làm chủ các đại lý bán buôn, bán lẻ và phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho các xã miền núi. Đưa ngành dịch vụ tăng bình quân 13,5% thời kỳ 2001 - 2005 lên 15,8% thời kỳ 2006 - 2010, để đến năm 2010 ngành dịch vụ chiếm 27% trong cơ cấu kinh tế.

- Dịch vụ kỹ thuật

Tổ chức tốt hệ thống sản xuất, cung ứng cho nông dân các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc BVTV, thuốc thú y, dịch vụ cung ứng điện nước, các loại vật tư thiết yếu cho phát triển công nghiệp, TTCN, ngành nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia các hoạt động dịch vụ kỹ thuật. Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật tư cung ứng cho nông dân, nhằm tạo môi trường pháp lý cho các thành phần dịch vụ phát triển đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn lậu thuế, lưu thông hàng giả, kém chất lượng.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


I. KẾT LUẬN

Trong những năm qua nông nghiệp nông thôn Nghệ An đã có sự phát triển mạnh cả về năng suất, chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị sản xuất, về cơ cấu có sự chuyển dịch cơ bản đúng hướng và phát huy được khả năng lợi thế của từng vùng địa phương trong tỉnh. Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm qua đã góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Qua phân tích thực trạng ngành nông nghiệp và thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chúng ta thấy:

Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trong những năm qua cả về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, kéo theo sự thay đổi khá hợp lý về cơ cấu. Nếu năm 2003 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 80,59% thì đến năm 2007 còn 80,0%; lâm nghiệp năm 2003 là 11,9% thì năm 2007 là

11%; thuỷ sản năm 2003 là 8,32% đến năm 2007 tăng lên 9%. Như vậy, nhìn chung xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển đúng hướng nhằm khai thác những tiềm năng và phát huy lợi thế của từng vùng.

Về nội bộ ngành nông nghiệp thì có sự thay đổi về tỷ trọng của các phân ngành: ngành trồng trọt năm 2003 là 66,54% thì năm 2007 chỉ còn 63,38%; ngành chăn nuôi năm 2003 là 32,27% tăng lên 35,20% năm 2007;

dịch vụ trong nông nghiệp năm 2003 là 1, 28 đến năm 2007 tăng lên 1,42%.

Qua đó cho thấy rằng, trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp tăng dần qua các năm. Mặt khác trong trồng trọt, tỉnh đã chú trọng phát triển đa dạng các loại cây trồng, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp phục vụ nguyên liệu chế biến, các loại cây ăn quả là thế mạnh, các loại rau đậu thực phẩm …


Về chăn nuôi đã có sự phát triển đa dạng các loại vật nuôi và đặc biệt chú trọng các loại vật nuôi mang tính hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua cũng được đẩy mạnh, phát triển nhiều hình thức nuôi phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp Nghệ An còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục cả về bố trí sản xuất và cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp tuy có tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, việc tổ chức chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn chậm phát triển, thị trường cho nông sản hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa phát triển mạnh và chưa rộng khắp, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp chưa đồng bộ và chưa mạnh, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa có nhiều cán bộ được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực này…

Do vậy, để khắc phục được những tồn tại trên ngành nông nghiệp Nghệ An cần có những giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa. Để đưa ra được những giải pháp phù hợp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, địa phương và các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.

II. KIẾN NGHỊ

- Đối với Nhà Nước

Đề nghị nhà nước cần có những biện pháp quản lý và rà soát lại các vùng kinh tế ở các địa phương, hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho từng vùng. Để từ đó các địa phương có điều kiện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và điều kiện của mình

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí