Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Cơ Cấu Lao Động Tỉnh Nghệ An Đến Năm2020


Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An đến năm2020

ĐVT: %



2005

2010

2015

2020

I- Cơ cấu ngành kinh tế

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

1. Công nghiệp - xây dựng

30,4

39,0

41,4

43,0

2. Dịch vụ

35,4

37,0

40,4

43,0

3. Nông - Lâm - Thuỷ sản

34,2

24,0

18,2

14,0

II- Cơ cấu lao động

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

1. Công nghiệp - xây dựng

8,1

15,0

20,0

23,0

2. Dịch vụ

12,3

17,0

22,0

28,0

3. Nông - Lâm - Thuỷ sản

79,6

68,0

58,0

49,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 13

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An

3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

3.1.3.1. Phương hướng chung

Phát triển mạnh các ngành sản xuất hàng hoá, thu hẹp các ngành sản xuất mang tính tự cung, tự cấp trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Đưa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý. Xây dựng nông thôn mới, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hợp lý, từng bước đưa nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệp với quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc ở các huyện miền núi; đẩy mạnh phát triển các loại rau thực phẩm, hoa, cây cảnh nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp. Phát triển thuỷ sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chú trọng mở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ đập lớn vào nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá với công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng nhanh hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp.

3.1.3.2. Phương hướng chuyển dịch cụ thể trong nông nghiệp thuần

* Trồng trọt

- Cây rau thực phẩm và hoa cây cảnh

Cây rau thực phẩm: Với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng tăng, nhu cầu về rau thực phẩm của người dân ngày càng lớn. Tập trung phát triển các vùng rau chuyên canh với quy mô khoảng 30.000 ha theo hướng thâm canh tăng năng suất, ở khu vực vành đai thành phố, thị xã và các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các xã đồng bằng ven biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Để tạo điều kiện phát triển sản xuất cần cần chú trọng xây dựng các cơ sở sản xuất giống rau quả để chủ động trong sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm rau quả.

Hoa, cây cảnh: Do cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu tại chỗ về hoa, cây cảnh ngày càng lớn. Phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) sản xuất ra sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ.


- Cây lương thực

Cây lúa: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, đầu tư thâm canh, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâu giống để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với vùng miền núi cao, nơi giao thông còn khó khăn, trước mắt tận dụng tối đa diện tích có thể trồng được lúa để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, về lâu dài khi điều kiện giao thông đã thuận lợi có thể vận chuyển lương thực từ nơi khác đến thì không trồng lương thực bằng mọi giá mà phải tính đến hiệu quả kinh tế. Dự kiến diện tích gieo trồng lúa vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng là 175.000 ha,

170.000 ha, 165.000 ha.

Cần quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô trên 30% tổng diện tích trồng lúa để phát triển các loại giống lúa chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Dự kiến bố trí ở các huyện trọng điểm như: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương … Chủ động việc chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả không cao sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.

Cây ngô: Dự báo nhu cầu trong nước về sản phẩm ngô phục vụ chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng, do vậy cần mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh sản xuất ngô. Đẩy mạnh sản xuất ngô vụ đông xuân trên diện tích đất 2 lúa, diện tích lúa cấy cưỡng và đất bãi (dự kiến đạt 70.000 ha năm 2010, 75.000 ha năm 2015 và 80.000 ha năm 2020), tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa giống mới vào sản xuất

- Cây công nghiệp dài ngày

Cây cao su: Bố trí trồng chủ yếu ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu và một số huyện miền núi thấp có điều kiện, dự kiến đạt 7.000 ha năm 2010; 9.000 ha năm 2015 và 11.000 ha năm 2020.


Cây chè: Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hiện đại hoá công nghệ chế biến. Trồng mới, mở rộng diện tích để có khoảng 13.000 ha vào năm 2010, 15.000 ha vào năm 2015 và

17.000 ha vào năm 2020, vùng nguyên liệu chè tập trung với quy mô lớn được bố trí chủ yếu ở các huyện miền núi Thanh Chương, Đô Lương, Con Cuông, Anh Sơn Quế Phong, Kỳ Sơn …( trong đó Kỳ Sơn chủ yếu phát triển giống chè tuyết san). Chú trọng đổi mới khâu giống để đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất; đầu tư dây chuyền chế biến với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Cây cà phê: Phát triển các loại cà phê chè, bố trí chủ yếu trên đất BaZan có điều kiện tưới chủ động ở Phủ Quỳ (Nghĩa đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ) dự kiến đạt 3.500 ha vào năm 2010 và ổn định 3.500 ha sau năm 2010.

- Cây công nghiệp ngắn ngày

Cây lạc: Thâm canh cao trên đất trồng lạc hiện có, đồng thời mở rộng diện tích trồng lạc trên đất lúa cấy cưỡng, trên đất mía và các cây trồng luân canh khác, mở rộng diện tích lạc vụ thu đông, chú trọng đưa nhanh những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống tưới tiêu cho các vùng sản xuất lạc tập trung ở Diễn Châu, Nghi lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Dự kiến quy mô diện tích lạc đến năm 2010, 2015 và 2020 tương ứng là 30.000 ha, 31.000 ha

và 32.000 ha.

Cây sắn: Bố trí ổn định diện tích trồng phục vụ cho các nhà máy chế biến ở Thanh Chương, Yên Thành với công suất từ 170 - 200 tấn/ngày, dự kiến diện tích 4.000 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc...


Mía đường: Để đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động, với công suất dự kiến trên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2020 (trong đó nhà máy Nghệ An T &L 16.000 tấn/ngày, Sông Con, Sông Lam 2.500 tấn/ngày), dự kiến bố trí 28.600 ha vào năm 2010, 33.600 ha vào năm 2020, mía được trồng tập trung ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân kỳ, Anh Sơn

Cây vừng: Dự kiến bố trí với quy mô 7.000 ha trên đất luân canh trồng lạc có điều kiện thoát nước tốt, chú trọng đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tập trung thâm canh để đạt năng suất bình quân trên 7 tạ/ha.

- Các loại cây ăn quả

Cùng với mức sống và thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về sản phẩm cây ăn quả ngày càng lớn. Triển vọng thị trường trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm cây ăn quả của Nghệ An rất sáng sủa. Nghệ An có điều kiện để phát triển các loại cây ăn quả sau:

Cây cam: Phát triển vùng cam tập trung với quy mô diện tích khoảng

5.000 ha năm 2010 tăng lên 7.000 ha năm 2015 và 10.000 ha năm 2020, bố trí chủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông, Thanh Chương, Anh Sơn... Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học vào công tác phòng trừ sâu bệnh hại cam, khâu bảo quản sau thu hoạch và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến

Cây dứa: Phát triển mạnh cây dứa nguyên liệu để phục vụ chế biến, mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh để đáp ứng nguyên liệu chế biến cho nhà máy chế biến công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm hiện nay và tương lai sẽ mở rộng để đạt công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm ở Quỳnh Lưu. Hình thành thêm vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy sẽ xây dựng ở Tân Kỳ với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Dự kiến bố trí trồng 7.500 ha dứa ở các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Anh Sơn …


Bên cạnh đó còn khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả khác như: chuối, hồng, chanh ở những nơi có điều kiện phù hợp, gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

* Chăn nuôi

Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng đàn.

Với các loại con nuôi chủ lực là trâu, bò, lợn và gia cầm, đến năm 2020 dự báo đàn bò đạt 1,05 triệu con, trâu đạt 430 nghìn con, lợn đạt 2,8 triệu con, gia cầm 26 triệu con. Tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở tất cả các vùng, nhất là các huyện miền núi, với hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp ở các huyện đồng bằng và miền núi thấp. tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo đàn bò thịt. Quy hoạch đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò với quy mô phù hợp với số lượng đàn.

Đối với chăn nuôi bò sữa cần nghiên cứu kỹ địa bàn, điều kiện đảm bảo cho chăn nuôi do làm ồ ạt dễ bị thất bại như một số tỉnh khác. Phát triển mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, ven đô thị theo hướng chăn nuôi tập trung, mô hình công nghiệp. Chú trọng phát triển chế biến thức ăn gia súc để phục vụ chăn nuôi; xây dựng các cơ sở chế biến thịt với các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu

* Thuỷ sản

Về nuôi trồng: Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven biển một cách bền vững. Đẩy mạnh chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn, tập trung các vùng quanh đảo Ngư (Cửa lò), Quỳnh Lưu, mỗi năm tăng thêm 50 lồng với các loại cá đặc sản (cá sòng, cá giò, cá mú …),để tăng sản phẩm xuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tập trung nuôi thâm canh các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như: cá rôphi, cá lồng trên sông, hồ, đập lớn và phát triển các con nuôi như: tôm càng xanh,


cá hồng mỹ … để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt 22.000 ha, trong đó diện tích nuôi rôphi khoảng 2.700 ha. Ổn định nuôi trồng mặn lợ trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới vào sản xuất, đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi phù hợp như cua, cá rôphi, cá vược … Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặn lợ ở mức 3.500- 3.700 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh 1.800- 2.000 ha.

- Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, đặc biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường để tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinh thái, luân canh, xen canh, phục hồi các loài bản địa có giá trị. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản trên biển và nội địa (Sông Lam, Sông Hiếu … và các hồ chứa). Phấn đấu ổn định sản lượng khai thác ở mức 50 - 55 nghìn tấn/năm (trong đó khai thác biển đạt 45 nghìn tấn/năm, bao gồm đánh bắt ở vùng biển Nghệ An và các vùng khác), tăng nhanh sản lượng nuôi trồng lên 38 nghìn tấn năm 2010 và 51 nghìn tấn năm 2020 để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản 106 nghìn tấn vào năm 2020.

3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN.

3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An

* Giải pháp về quy hoạch và phát triển vùng kinh tế

Tiến hành lập quy hoạch phát triển các ngành các vùng kinh tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất và lợi thế của mỗi vùng gắn với công nghiệp chế biến tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn.


- Vùng miền núi Tây Bắc

+ Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đàn gia súc: trâu, bò, dê…

+ Ổn định vùng chuyên canh và thâm canh trồng mía quy mô 30.000

- 31.000 ha, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy đường liên doanh và Sông Con; sử dụng sản phẩm sau đường để sản xuất cồn và phân vi sinh

+ Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày: cà phê 4,5 nghìn ha, cao su 9 - 10 nghìn ha, cam 8 - 9 nghìn ha.

+ Phát triển trồng và chế biến dứa và các loại cây ăn quả khác như: cam, chanh… phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; quy hoạch vùng trồng dứa nguyên liệu 4.000- 5.000 ha.

+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy, ván MDF.

+ Hoàn thiện hệ thống kênh mương để phát huy công trình hồ thuỷ lợi Sông Sào (công suất tưới 5.000 ha trong đó có 3.000 ha cây công nghiệp)

- Vùng miền núi Tây Nam

+ Phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như: chè, mía, cam, sắn nguyên liệu cho nhà máy chế biến và một số cây công nghiệp phù hợp khác; phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò thịt, dê để có nhiều sản phẩm hàng hoá cho chế biến và xuất khẩu.

+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022