Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Của Vib Vũng Tàu


Năm 2011

17%

10%

Ngắn hạn

Trung hạn

73%

Dài hạn

Năm 2012

29%

45%

Ngắn hạn

Trung hạn Dài hạn

26%


Năm 2013

27%

40%

Ngắn hạn

Trung hạn Dài hạn

33%


Theo kỳ hạn cho vay, năm 2011, VIB tập trung cho vay chủ yếu là trong ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn của VIB chiếm tỷ trọng hơn 73% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, trong các năm 2012 và 2013, tỷ trọng cho vay có sự chuyển dịch đáng kể, dư nợ được phân chia một cách đồng điều hơn cho các kỳ hạn. Đến năm 2013 thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lần lượt là 40%, 33% và 27%. Sở dĩ có điều này là do chính sách tín dụng của VIB và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Trong năm 2013, với nền kinh tế thị trường cạnh tranh khắc, tình hình kinh doanh khó khăn thì việc VIB điều chỉnh dư nợ qua trung hạn và dài hạn là một chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh nợ xấu khi đến hạn. Tuy dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đã có sự giảm sút đáng kể từ 73% năm 2011 xuống còn 40% trong năm 2013.


2.3.1.5 Cơ cấu dư nợ theo đơn vị kinh doanh

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị kinh doanh


Đơn vị kinh doanh

Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VNĐ)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

CN Vũng

Tàu

375,032

66.00%

340,707

61.58%

271,948

56.20%

PGD Bà Rịa

140,772

24.78%

125,480

22.68%

117,576

24.30%

PGD Rạch

Dừa

52,403

9.22%

87,116

15.74%

76,280

15.76%

PGD

Nguyễn Hữu Cảnh


-


-


-


-


18,126


3.74%

Tổng

568,207

100%

553,303

100%

483,930

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 8

- CN Vũng Tàu được thành lập trước với quy mô lớn và hoạt động tại trung tâm Thành phố Vũng Tàu, do đó dư nợ tại CN Vũng Tàu luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% trên tổng dư nợ tại VIB Vũng Tàu.

- PGD Bà Rịa là PGD đầu tiên trong hệ VIB Vũng Tàu, sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động PGD Bà Rịa luôn giữ số dư dư nợ chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 24% tổng dư nợ.

- PGD Rạch Dừa được thành lập cuối năm 2009 cũng chứng tỏ được sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm 2011, 2012. Đến năm 2013 thì PGD Rạch Dừa dù vẫn phát triển nguồn khách hàng trên địa bàn nhưng dư nợ vẫn sụt giảm do có nhiều khoản vay đến hạn.

- PGD Nguyễn Hữu Cảnh được thành lập đầu năm 2013 là đơn vị mới nhất được trong hệ thống VIB Vũng Tàu, do đó PGD Nguyễn Hữu Cảnh chỉ chiếm tỷ trọng gần 4% trên tổng dư nợ tại VIB Vũng Tàu.

2.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của VIB Vũng Tàu

Để nhìn thấy được kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng, chúng ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến hiệu quả của hoạt động tín dụng như: hiệu quả sử dụng vốn, quy mô nợ xấu tính trên số lượng nhân viên chi nhánh và từng PGD, khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng tại VIB Vũng Tàu.


2.3.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại VIB Vũng Tàu

Bảng 7: Bảng cơ cấu tổng dư nợ trên tổng huy động tại VIB Vũng Tàu


Tiêu chí

Số liệu tính đến ngày 31/12 (đơn vị tính: triệu VNĐ)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng dư nợ (1)

568,207

553,303

483,930

Tổng huy động

(2)

1,453,882

1,327,495

1,120,406

Tỷ lệ (1)/(2)

39.08%

40.68%

43.19%

- Từ bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn tại VIB Vũng Tàu chưa thật sự tốt, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng huy động qua các năm bình quân khoảng 41%. Nguồn vốn huy động tại VIB Vũng Tàu phần lớn sử dụng cho Hội sở vay lại chứ chưa khai thác tốt nguồn khách hàng trên địa bàn.

- Tổng dư nợ tại VIB Vũng Tàu qua các năm liên tục xụt giảm từ 568,207 triệu đồng trong năm 2011 xuống còn 553,303 triệu đồng và 483,930 triệu đồng trong năm 2012 và 2013, nguyên nhân của sự xụt giảm trong công tác tín dụng tại VIB Vũng Tàu một phần do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trên địa bàn, một phần do khách hàng đến hạn và tất toán các khoản vay. Ngoài ra, còn một nguyên là do sự hạn chế của nhân viên tín dụng tại VIB Vũng Tàu trong việc tìm kiếm và phát triển các nguồn khách hàng mới thay thế bổ sung.

- Tỷ lệ tổng dư nợ/tổng huy động tại VIB Vũng Tàu chỉ tăng trưởng một phần rất nhỏ qua các năm, cụ thể năm 2011 là 39.08%, năm 2012 là 40.68% và năm 2013 là 43.19%. Tuy tỷ lệ trên có tăng nhưng nguyên nhân chính là do sự sụt giảm trong công tác huy động vốn tại VIB Vũng Tàu.


2.3.2.2 Phân tích tỷ lệ nợ xấu tính trên số lượng nhân viên tín dụngcủa CN và từng PGD

Bảng 8: Tỷ lệ nợ xấu tính trên số lượng nhân viên tín dụng của CN và từng PGD


Đơn vị kinh doanh

Dư nợ tính đến ngày 31/12/2013 (đơn vị: triệu VNĐ)

Số lượng nhân viên tín dụng

Dư nợ

Tỷ lệ

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ

CN Vũng Tàu

10

271,948

56.20%

8,536

1.76%

PGD Bà Rịa

6

117,576

24.30%

11,785

2.44%

PGD Rạch

Dừa

3

76,280

15.76%

2,052

0.42%

PGD Nguyễn

Hữu Cảnh

2

18,126

3.74%

-

0.00%

Tổng

21

483,930

100%

22,373

4.62%

- Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại VIB Vũng Tàu là 4.62%, trong đó nợ xấu tại PGD Bà Rịa chiếm tỷ trọng cao nhất (2.44%) tương đương bình quân 0.4% trên một nhân viên tín dụng.

- PGD Rạch Dừa có tỷ lệ nợ xấu là 0.42%, tương đương bình quân 0.14% trên một nhân viên tín dụng. Trong khi đó, PGD Nguyễn Hữu Cảnh do mới thành lập và đi vào hoạt động nên chưa phát sinh nợ xấu.

- CN Vũng Tàu có dư nợ cao nhất tại VIB Vũng Tàu, chiếm tỷ lệ 56.2% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, với lượng khách hàng được chọn lựa kỹ càng nên nợ xấu tại CN Vũng Tàu phát sinh không đáng kể, chiếm tỷ lệ 1.76% trên tổng dư nợ.

- Tại VIB Vũng Tàu, tỷ lệ nợ xấu bình quân trên một nhân viên tín dụng là 0.22%. Với tình hình kinh tế khó khăn như trong năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu tại VIB Vũng Tàu là tỷ lệ khá thấp, điều này chứng tỏ VIB Vũng Tàu đã có những chính sách, đường lối phát triển khách hàng hợp lý.

2.3.2.3 Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng

- Định hướng kinh doanh của VIB là đầu tư cho việc phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ với sản phẩm tín dụng để hình thành các gói sản phẩm dành cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, nhằm vừa nâng cao khả năng cạnh tranh vừa đáp ứng tốt nhất khả năng tiếp cận, mở rộng khách hàng.


- Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống Ngân hàng thì chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên luôn tạo ra lợi thế lớn, do đó VIB Vũng Tàu đã chủ trương đề cao chất lượng phục vụ của mình, xem khách hàng là người chiếm vai trò quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó VIB Vũng Tàu luôn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng như: thủ tục nhanh gọn, điều kiện không quá khắc khe.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU

2.4.1 Những thành tựu đạt được

VIB luôn xây dựng định hướng tín dụng và thực hiện chính sách tín dụng đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà chú trọng mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.

VIB xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng một cách hiệu quả: các khách hàng mục tiêu, khách hàng cốt lõi và truyền thống được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách ưu đãi cấp tín dụng khác. VIB áp dụng chính sách lãi suất và quy định tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản bảo đảm linh hoạt đối với từng loại khách hàng cũng như từng khoản cho vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và loại tài sản bảo đảm cụ thể.

Ban lãnh đạo VIB luôn nhận thức đúng việc đảm bảo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và các cán bộ tác nghiệp liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro. Bên cạnh việc quy định các tiêu chuẩn về từng chức danh cán bộ trong bộ máy cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, VIB luôn chú trọng đến yếu tố con người và xem đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của hoạt động Ngân hàng, là tài quý giá nhất của Ngân hàng.

Lợi thế của Tỉnh BRVT với tiềm năng về dầu khí và kinh tế biển, trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng hay du lịch đã tạo ra một câu hỏi lớn đối với BLĐ VIB Vũng Tàu là làm sao để ngày càng mở rộng quan hệ với các khách hàng nhất là các đối tượng Doanh nghiệp trong ngành khai thác dầu khí, ngành sản xuất thép,


các doanh nghiệp vừa và nhỏ….. (kể cả tiền gửi lẫn tiền vay) và mở rộng quy mô hoạt động và phát triển thương hiệu VIB trên địa bàn tỉnh. Việc đó sẽ giúp cho Chi nhánh tiếp tục khẳng định mình là một Chi nhánh vững mạnh trong hệ thống.

* Chất lượng đầu tư tín dụng tiếp tục được nâng cao:

Nợ quá hạn luôn được kiểm soát chặt chẽ và được xem là mục tiêu hàng đầu để hạn chế rủi ro tín dụng. VIB Vũng Tàu đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đồng thời xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ngay khi phát sinh do đó tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh rất thấp. Sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, chi nhánh đã xây dựng và áp dụng đồng bộ chính sách phân loại nợ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với quy định của VIB và hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng. Chất lượng tín dụng đã từng bước được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình công ty, chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, số tiền trích lập dự phòng rủi ro được trích lập từng tháng để Ngân hàng chủ động trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng tín dụng. Đặc biệt, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của hệ thống đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế, từ đó chi nhánh đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

* Công tác thẩm định ngày càng chặt chẽ hơn nhưng vẫn đảm bảo chính xác và nhanh chóng:

Công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng đã đi vào nề nếp, quy củ, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau:

- Đã xây dựng các mục tiêu, định hướng và kiểm soát tín dụng trong từng thời kỳ như: tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ trong từng thành phần kinh tế, tỷ lệ cho vay có đảm bảo, không đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, thực hiện trích lập dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN hàng tháng để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, thực hiện chính


sách chọn lọc và phân loại khách hàng để có các chính sách ưu đãi tín dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt.

- Phòng Giám sát tín dụng, phòng Kiểm toán nội bộ khu vực phía Nam thường xuyên xuống kiểm tra chi nhánh (06 tháng 1 lần) do đó đã kịp thời phát hiện và cảnh báo kịp thời giúp cho Ban Lãnh đạo chi nhánh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

- Qua chính sách cho vay đối với khách hàng của Chi nhánh VIB Vũng Tàu cho thấy: chi nhánh đã linh hoạt trong việc xác định lãi suất cho vay, áp dụng theo phương thức lãi suất thả nổi, thay đổi theo từng thời kỳ nhất định tùy từng loại hợp đồng. Chi nhánh đặt chỉ tiêu hiệu quả của phương án vay vốn cũng như kỹ năng, kinh nghiệm và uy tín của khách hàng vay vốn lên hàng đầu, tài sản đảm bảo chỉ là yếu tố đánh giá sau cùng.

- Hội sở đã tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng cho chi nhánh như giao quyền phán quyết tín dụng cho Hội đồng tín dụng chi nhánh, giám đốc chi nhánh tùy vào năng lực tài chính, quy mô và dư nợ mà chi nhánh có mức phán quyết về cấp tín dụng cho khách hàng khác nhau.

* Cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp tại chi nhánh vẫn chiếm tỷ lệ

lớn:

Dư nợ cho vay của chi nhánh là có đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chiếm

khoảng 96% so với tổng dư nợ cho vay. Tài sản đảm bảo cho khoản vay mặc dù không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng là một yếu tố quyết định khi cho vay. Đây là một cơ sở để đảm bảo cho việc thu nợ của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo. Với dư nợ có đảm bảo bằng tài sản chiếm trên 96%, hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ ít rủi ro hơn, khả năng thu hồi nợ từ cho vay sẽ cao hơn.

2.4.2 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng

Bên cạnh những mặt đạt được trong hoạt động tín dụng và kiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng như đã phân tích ở trên, Chi nhánh VIB Vũng tàu còn có một số tồn tại sau:


Một là, là Ngân hàng TMCP mới thành lập và đi vào hoạt động tại địa bàn tỉnh BRVT từ cuối năm 2006 do đó công tác phát triển khách hàng, quảng bá hình ảnh và thương hiệu VIB trên địa bàn còn hạn chế so với các TCTD khác. Cho nên dư nợ tín dụng còn thấp so với các TCTD trên địa bàn.

Hai là, vòng quay vốn tín dụng tại VIB Vũng Tàu vẫn còn ở mức thấp, vòng quay vốn tín dụng bình quân qua các năm là 22%, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tín dụng còn thấp, vốn cho vay thu hồi chậm, chất lượng tín dụng chưa cao. Bởi lẽ, chi nhánh còn quá tập trung vào cho trung dài hạn, chưa phát huy được một cách tốt nhất nguồn khách hàng tại địa phương.

Ba là, danh mục cho vay chưa thật đa dạng:

Qua bảng phân tích dư nợ tín dụng của chi nhánh theo mục đích vay cho thấy sản phẩm tín dụng của chi nhánh còn chưa đa dạng, các sản phẩm mới như: cho vay du học, bao thanh toán, thấu chi,... chưa phát triển, chưa tập trung khai thác cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh trong khi trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 89%, chi nhánh mất nhiều cơ hội quảng bá các sản phẩm đến với các doanh nghiệp này, thu hút các doanh nghiệp này sử dụng nhiều hơn các sản phẩm của chi nhánh, nâng cao dư nợ tín dụng…..

Bốn là, chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh chưa cao:

Về hệ thống khai thác và xử lý thông tin: hiện tại, chi nhánh chưa xây dựng và tổ chức được hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Thông tin tín dụng, thông tin khách hàng và các thông tin tài chính tiền tệ, thông tin kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàng trong quá trình thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng để có được quyết định cho vay chính xác. Tuy nhiên, với thông tin khách hàng, chi nhánh chỉ dựa vào nguồn thông tin từ phía Ngân hàng Nhà Nước (Trung tâm thông tin tín dụng CIC), hoặc hỏi trực tiếp các chi nhánh nếu khách hàng đã từng quan hệ với chi nhánh bạn.

Năm là, Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu và có nhiều biến động, chưa có kinh nghiệm: trong những năm gần đây số lượng các TCTD cổ phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023