Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Tín Dụng Tại Vib Vũng Tàu


vụ đối với các đơn vị kinh doanh.

(ii) Đánh giá, đề xuất, lựa chọn, sử dụng và kiến nghị xử lý, xem xét trách nhiệm đối với các chức danh cán bộ, nhân viên trong Vùng.

(iii) Có trách nhiệm chung đối với hoạt động tín dụng trong Vùng quản lý.

2.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại VIB Vũng Tàu

Trưởng Đơn vị Kinh doanh:

Trưởng đơn vị Kinh doanh gồm: Giám đốc Kinh doanh, Giám đốc Bán lẻ chi nhánh và Giám đốc/Trưởng Phòng Giao dịch.

- Các Trưởng đơn vị Kinh doanh được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng với hạn mức khác nhau phụ thuộc và các tiêu chí do VIB quy định như: kinh nghiệm hoạt động tín dụng, kinh nghiệm phê duyệt tín dụng, quy mô và hiệu quả kinh doanh, nợ quá hạn, nợ xấu và sự tuân thủ các quy trình, quy định, chính sách trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu tín dụng được giao: dư nợ, nợ xấu, số lượng khách hàng….

- Giám sát, phân công, chỉ đạo các Quản lý Khách hàng (QLKH) thực hiện các chính sách tín dụng, các quy trình và quy định nghiệp vụ, thẩm định cấp tín dụng và phụ trách khách hàng.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hồ sơ cấp tín dụng và quyết định cấp/không cấp tín dụng, quyết định việc định giá tài sản đảm bảo và chính sách giá phù hợp với quy định của VIB.

- Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý khoản vay theo mức phán quyết được giao, xác định nguyên nhân và quyết định xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các khoản vay quá hạn, hoặc có nguy cơ quá hạn, hoặc không còn khả năng thu hồi.

- Xem xét trách nhiệm của các QLKH có vi phạm tại đơn vị và quyết định việc tạm dừng việc tham gia cấp tín dụng đối với các QLKH do mình quản lý có vi phạm quy định, quy trình nghiệp vụ, có nợ quá hạn, nợ xấu, tham gia đánh giá và tuyển dụng, bố trí sử dụng các QLKH.


- Tổng hợp, đánh giá chất lượng và phân loại tín dụng, có trách nhiệm chung đối với hoạt động cấp tín dụng tại đơn vị do mình quản lý.

- Giám đốc chi nhánh (Giám đốc Kinh doanh hoặc Giám đốc Bán lẻ) phê duyệt khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Giám đốc/Trưởng Phòng Giao dịch trực thuộc trong phạm vi thẩm quyền hoặc quyết định việc trình cấp phê duyệt cao hơn nếu vượt thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý khách hàng:

Được phân theo Khối Kinh doanh: Quản lý KHDN và QLKH bán lẻ.

- Chủ động tiếp cận và tìm hiểu các thông tin về khách hàng, là đầu mối tiếp xúc khách hàng, giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng theo đúng quy trình, quy định nghiệp vụ.

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, sự đầy đủ, chính xác, trung thực của hồ sơ cấp tín dụng, các thông tin đề xuất cấp tín dụng.

- Đề xuất và hoàn thiện thủ tục trình xét duyệt khoản cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính về đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng, không có quyền từ chối cấp tín dụng hoặc từ chối thẩm định khách hàng khi chưa có ý kiến của Trưởng đơn vị kinh doanh.

- Tham gia thẩm định tài sản bảo đảm, kiểm tra, giám sát TSBĐ và các vấn đề khác có liên quan đến khoản cấp tín dụng.

- Theo dõi, giám sát quá trình rút, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.

- Đề xuất các biện pháp để bảo đảm việc thu hồi nợ, cơ cấu lại khoản nợ, xử lý khoản vay, TSBĐ và chịu trách nhiệm cho đến khi khoản nợ được tất toán.

- Lưu giữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, liên tục của hồ sơ cấp tín dụng.

- Theo dõi, đánh giá và giám sát hoạt động tín dụng của nhóm khách hàng, ngành hàng, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

Bộ phận Giao dịch tín dụng:tại đơn vị kinh doanh hoặc tại cấp Vùng là bộ phận quản lý và hoàn thiện các hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và chỉ thực hiện thủ tục giải ngân cho khách hàng khi hồ sơ yêu cầu giải ngân đáp


ứng đầy đủ và đúng các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt, yêu cầu các QLKH và Khách hàng hoàn thiện, bổ sung các hồ sơ chứng từ còn thiếu (nếu có), theo dõi, tính toán hiệu quả của các khoản cấp tín dụng và nếu khoản cấp tín dụng chưa đảm bảo hiệu quả theo phê duyệt thì yêu cầu QLKH có biện pháp thúc đẩy khách hàng gia tăng sử dụng các dịch vụ của VIB hoặc điều chỉnh lãi suất, phí dịch vụ để đảm bảo hiệu quả cấp tín dụng theo đúng phê duyệt.

Việc thẩm định và quyết định cho vay:

- VIB ban hành các quy trình cấp tín dụng: quy trình tiếp thị khách hàng, quy trình xét duyệt cấp tín dụng, quy trình hoàn thiện thủ tục giải ngân và quy trình thu hồi nợ vay.

- Bảo đảm tính độc lập và phân định trách nhiệm cá nhân giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay:

(i) QLKH tại đơn vị kinh doanh và chuyên viên tái thẩm định của Phòng Tái thẩm định là các cá nhân thực hiện chức năng thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.

(ii) Các cấp phê duyệt tín dụng là: Trưởng đơn vị kinh doanh, Giám đốc Vùng, Giám đốc Khối Kinh doanh, Khối Quản lý tín dụng, Hội đồng Tín dụng, Tổng Giám đốc, Ủy ban Tín dụng và các cá nhân đã được Tổng Giám đốc giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng sau khi được UBTD thông qua.

- QLKH và chuyên viên tái thẩm định (nếu khoản vay trình cấp Khối Quản lý tín dụng trở lên) sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng phải xem xét, thẩm định: tư cách, năng lực pháp lý và cơ cấu tổ chức điều hành của khách hàng vay, sự đầy đủ và hợp lý, hợp pháp của hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của phương án đề nghị cấp tín dụng, thẩm định về thị trường kinh doanh của khách hàng, thẩm định nhu cầu vốn và nguồn trả nợ, thẩm định biện pháp đảm bảo, thẩm định khả năng xảy ra rủi ro và các biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro đối với khoản cấp tín dụng, và lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng với các điều kiện kèm theo.

- Mỗi cấp phê duyệt khi xem xét phê duyệt cấp tín dụng phải căn cứ vào: nhu


cầu cấp tín dụng, khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả dự án cấp tín dung, giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của VIB, khả năng nguồn vốn, chính sách tín dụng của VIB và thẩm quyền phê duyệt tín dụng được giao để ra quyết định cấp tín dụng và các điều kiện cấp tín dụng.

- Các đơn vị kinh doanh của VIB có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, nhằm sớm cảnh báo và xử lý các tình huống rủi ro, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng, lập các báo cáo kiểm tra thực tế khách hàng và đề xuất các biện pháp quản lý khoản cấp tín dụng hoặc bổ sung các điều kiện nhằm quản lý rủi ro (nếu có).

Quy định về định giá tài sản đảm bảo:

- Tùy theo loại tài sản và các yếu tố liên quan đến tài sản đảm bảo, VIB quy định các căn cứ định giá: mệnh giá đối với chứng từ có giá, giá mua bán tài sản theo hợp đồng, hóa đơn tài chính, theo khung giá đối với các loại tài sản Nhà nước có ban hành khung giá, theo khung giá do VIB quy định trên cơ sở khảo sát giá thị trường, giá thị trường của tài sản trên cơ sở các nguồn thông tin đại chúng, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán, giá do tổ chức độc lập có chuyên môn định giá, giá do tổ định giá độc lập của VIB định giá. VIB cũng quy định: định kỳ hàng năm hoặc ngắn hơn khi cần thiết các đơn vị phải định giá lại tài sản bảo đảm để xem xét khả năng bảo đảm an toàn của tài sản đảm bảo.

- Tổ định giá độc lập: được thành lập theo quy định của VIB, lấy ý kiến theo đa số, ngoài các Tổ định giá đặt tại đơn vị kinh doanh do Trưởng đơn vị kinh doanh làm Tổ trưởng, VIB còn có các Tổ định giá tài sản thuộc phòng Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Khối Quản lý tín dụng tham gia định giá tài sản đảm đối với các khoản cấp tín dụng có mức rủi ro được VIB quy định trong từng thời kỳ, theo địa bàn hoạt động và các khoản cấp tín dụng mà cấp phê duyệt yêu cầu Tổ định giá tài sản trực tiếp định giá (nếu thấy cần thiết).


2.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU

2.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh được xem là “Thiên thời địa lợi” để phát triển kinh tế với nguồn lực vô cùng phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào, người dân muốn cải thiện đời sống kinh tế, các Ngân hàng trên địa bàn không ngừng tăng lên về số lượng…với nguồn lực như vậy, các Ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn nói chung và VIB Vũng Tàu nói riêng không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng cho vay.

2.3.1.1 Cơ cấu theo nhóm nợ

Bảng 2: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ



Tiêu chí

Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VND)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

Nhóm 1

565,625

99.55%

541,973

97.95%

442,156

91.37%

Nhóm 2

2,567

0.45%

11,08

2.00%

19,400

4.01%

Nhóm 3

15

0.00%

250

0.05%

6,626

1.37%

Nhóm 4

-

-

-

-

13,257

2.74%

Nhóm 5

-

-

-

-

2,490

0.51%

Tổng

568,207

100%

553,303

100%

483,930

100%

Nợ quá hạn

2,567

0.45%

11,080

2.00%

19,400

4.01%

Nợ xấu

15

0.00%

250

0.05%

22,373

4.62%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 7

Nhìn tổng quan các số liệu cho vay được phân chia theo nhóm nợ, chúng ta nhận thấy, hầu như dư nợ cho vay chỉ tập trung ở nợ nhóm 1, tức là nợ dưới 10 ngày. Tỷ trọng của nhóm nợ này chiếm 99.55% năm 2011, năm 2012 là 99.57%, và năm 2013 là 91.37%. Trong khi đó, nợ quá hạn và nợ xấu chỉ chiếm 0.45% trong tổng dư nợ năm 2011, 2.05% trong năm 2012 và chiếm 8.63% trong tổng dư nợ năm 2013.


Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 0%, đến năm 2012 là 0.05% (nợ nhóm 3) và năm 2013 tỷ lệ này là 4.62% (trong đó nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt là 1.37%, 2.74% và 0.51%). Đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là 8.63% (tăng 19.18% so với năm 2011).

Tuy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong năm 2012 và 2013 có tăng so với năm 2011 nhưng vẫn nằm ở mức chấp nhận được, từ những số liệu trên cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về chất lượng tín dụng tại VIB Vũng Tàu tương đối tốt, các hồ sơ tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ, từ đó góp phần hạn chế các trường hợp có khả năng phát sinh nợ xấu trong quan hệ tín dụng với VIB Vũng Tàu.

2.3.1.2 Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng

Đơn vị tính: triệu VNĐ


STT

Ngành nghề

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

1

Nông nghiệp và lâm nghiệp

462

-

-

2

Thủy sản

5,099

6,378

6,016

3

Công nghiệp và khai thác mỏ

-

-

-

4

Công nghiệp chế biến

19,756

12,837

15,446

5

Sản xuất và phân phốn điện khí đốt và nước

-

-

-

6

Xây dựng

182,505

189,408

148,527

7

Thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ,

môtô, xe máy đồ dùng cá nhân và gia đình

62,557

59,888

53,575

8

Khách sạn và nhà hàng

42,229

32,504

32,602

9

Vận tải kho bãi thông tin liên lạc

14,868

7,986

5,205

10

Hoạt động tài chính

-

-

-

11

Hoạt động khoa học công nghệ

-

-

-



12

Quản lý nhà nước và kinh doanh quốc phòng, đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt

buộc


-


-


-

13

Các hoạt động liên quan kinh doanh tài

khoản và dịch vụ tư vấn

1,400

3,117

1,713

14

Giáo dục và đào tạo

-

-

-

15

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

-

-

-

16

Hoạt động văn hóa thể thao

-

-

-

17

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

239,331

241,185

220,846

18

Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình

-

-

-

19

Hoạt động các tổ chức đoàn thể quốc tế

-

-

-

Tổng dư nợ

568,207

553,303

483,930


Do đặc thù của địa bàn hoạt động, VIB chỉ tập trung cho vay các ngành nghề ít rủi ro, có khả năng thu hồi vốn nhanh và kinh doanh hiệu quả. Dư nợ tại VIB Vũng Tàu chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực: hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, xây dựng, khách sạn và nhà hàng.

Mặc dù Vũng Tàu có lợi thế về kinh doanh thủy hải sản nhưng đây là một ngành khá rủi ro bởi ảnh hưởng của tự nhiên, chi phí khách hàng bỏ ra lớn tuy nhiên các khoản phải thu của khách hàng thường được gối đầu và phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh doanh của các đối tác của khách hàng, các nguồn thu này thường không ổn định. Vì đây là nguồn thu chính của khách hàng dùng để thanh toán gốc, lãi vay cho VIB, do đó VIB Vũng Tàu không khuyến khích phát triển dư nợ ở ngành nghề này.


2.3.1.3 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ



Tiêu chí

Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VNĐ)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

VND

565,919

99.60%

546,489

98.77%

436,776

90.26%

Trong đó: nợ xấu

15

0.00%

250

0.05%

22,373

4.62%

USD

2,288

0.40%

6,814

1.23%

47,155

9.74%

Trong đó: nợ xấu

-

-

-

-

-

-

Ngoại tệ khác

-

-

-

-

-

-

Tổng

568,207

100%

553,303

100%

483,930

100%

- VIB chỉ tập trung cho vay đồng tiền chính là Việt Nam đồng (VND), đồng đô la Mỹ chỉ được cho vay trong khối các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhập khẩu, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ của VIB.

- Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ thì cho vay đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ qua các thời điểm. Cụ thể thời điểm 31/12/2013, cho vay nội tệ chiếm 90.26%/tổng dư nợ, cho vay ngoại tệ chiếm 9.74%/tổng dư nợ.

- Mặt khác, do đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nên phần lớn nợ xấu chỉ tập trung ở dư nợ theo đồng nội tệ, cụ thể là năm 2012 tỷ lệ nợ xấu ở đồng nội tệ là 0.05% và 4.62% trong năm 2013, trong khi đó, hoạt động cho vay theo đồng ngoại tệ không phát sinh nợ xấu trong các năm vừa qua.

2.3.1.4 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn


Tiêu chí

Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VNĐ)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

Dư nợ

Tỷ lệ

Ngắn hạn

414,547

72.96%

249,375

45.07%

192,995

39.88%

Trung

hạn

55,576

9.78%

141,428

25.56%

159,606

32.98%

Dài hạn

98,084

17.26%

142,500

29.37%

131,328

27.14%

Tổng

568,207

100%

553,303

100%

483,930

100%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023