Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 4


Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng của các Ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD” đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các TCTD. Theo quyết định này, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và 5 theo cách phân loại dưới đây.

Cách phân loại nợ:

Theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 (có hiệu lực ngày 17/03/2005) của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 quy định lại cách phân loại nợ quá hạn như sau: Toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay được coi là nợ quá hạn. Trong đó, điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc Ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay của một kỳ đến hạn trong lịch trả nợ đã thỏa thuận trong HĐTD nhưng không ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ cuối cùng của khoản vay và chất lượng tín dụng được thể hiện là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD thì dư nợ cho vay của các TCTD được chia làm 5 nhóm: nợ nhóm 1 (là nợ đủ tiêu chuẩn); nhóm 2 (Nợ cần chú ý); nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn); nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Các khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể:

- Nợ nhóm 1:nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương


lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán.

- Nợ nhóm 2:nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Nợ nhóm 3:nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.

- Nợ nhóm 4:nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 4

- Nợ nhóm 5:nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày và khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động: chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay = (1.3)

trên tổng nguồn vốn huy động Tổng nguồn vốn huy động


Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Nếu chỉ nhìn vào kết quả của tỷ lệ này thì chưa thể khẳng định được là tốt hay xấu, bởi nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì Ngân hàng phải kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của Ngân hàng.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: được xác định bằng doanh số thu nợ trên dư nợ tín dụng bình quân của một NHTM trong thời gian nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.4):

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = (1.4) Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay (thường là một


năm). Chỉ tiêu này càng tăng thì việc tổ chức và quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phản ánh một cách tương đối, vì nếu một NHTM cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn dư nợ, thì tiêu chí này thấp hơn NHTM khác cho vay các doanh nghiệp thương mại. Như vậy, không vì thế mà chất lượng cho vay của NHTM này kém hiệu quả hơn. Từ thực tế trên, để đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên tiêu chí trên tương đối chính xác thì các tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng: chỉ tiêu này được tính dựa vào công thức (1.5):


Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng =

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng


Tổng dư nợ tín dụng

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM chiếm từ 70% - 85% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một Ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng sinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng chưa tốt. Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được của các NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, sản phẩm dịch vụ tín dụng, chính sách tín dụng… Thông thường trong hoạt động Ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ và cùng mức lãi suất cho vay với các Ngân hàng khác.

Ngoài các chỉ tiêu trên, thì các quy định về an toàn vốn tối thiểu cũng giữ vai


trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng tại TCTD, chẳng hạn như theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN có quy định:

- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định trên.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng tối đa không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài.

- Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài.

1.2.2.2 Đối với khách hàng

Chất lượng tín dụng gắn liền với quá trình và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của khách hàng. Chất lượng tín dụng còn thể hiện ở sự thỏa mãn về sản phẩm tín dụng mà Ngân hàng mang đến. Một sản phẩm tín dụng được khách hàng đánh giá là có chất lượng tốt thông qua các chỉ tiêu sau:

Chính sách lãi sut và qun lý rủi ro lãi sut:


Lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng tín dụng, là hạt nhân quan trọng của chính sách tín dụng của NHTM, lãi suất đầu vào và đầu ra quyết định đến chi phí và thu nhập của NHTM. Mọi sự thay đổi về lãi suất, cũng như sự điều chỉnh chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đều đặt NHTM vào tình trạng khó khăn trước sức ép cần phải thay đổi toàn bộ. Điều khách hàng quan tâm ở đây chính là mức lãi suất cho vay hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao so với các Ngân hàng khác.

Về thủ tục và quy trình tín dụng của Ngân hàng: Nhanh gọn, đơn giản, dễ tiếp cận vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đó là những vấn đề mà khách hàng cũng thường quan tâm, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Quy trình tín dụng nói lên sự chuyên môn hóa, tính chặt chẽ, và an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì vậy đây cũng là tiêu chí hết sức quan trọng trong vấn đề nâng cao kết quả hoạt động tín dụng.

Cung cách phục vụ khách hàng: có thể nói, trong thời đại mà sự khác biệt giữa chất lượng sản phẩm tín dụng mà các Ngân hàng cung cấp hầu như ngày càng bị thu hẹp, điều quan trọng là khả năng của các Ngân hàng trong việc tạo ra sự khác biệt trong vấn đề thỏa mãn khách hàng. Lãi suất có thể không khác biệt mấy, nhưng người ta không thể mua được hai dịch vụ giống nhau. Điều này đã trở thành yếu tố then chốt để tăng sức cạnh tranh, bởi vì cung cách phục vụ khiến khách hàng thỏa mãn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Ngân hàng. Khi khách hàng thỏa mãn về cung cách phục vụ của Ngân hàng thì Ngân hàng có thể vừa giữ chân được khách hàng cũ đồng thời cũng có thể thu hút được thêm khách hàng mới thông qua lời giới thiệu, tiếp thị của khách hàng hiện hữu.

Chính sách khách hàng: các Ngân hàng thường xây dựng và áp dụng hai chính sách khách hàng: chính sách khách hàng cá nhân và chính sách khách hàng doanh nghiệp, nhằm mục đích:

- Tạo sự công bằng trong ưu đãi theo mức đóng góp lợi nhuận của khách hàng nhằm duy trì và thu hút số lượng khách hàng có chất lượng. Qua đó, góp phần nâng cao khả năng tối đa hóa lợi nhuận của khách hàng cho Ngân hàng.


- Bảo đảm việc phục vụ, chăm sóc khách hàng hiệu quả và thống nhất trong toàn hệ thống của mỗi Ngân hàng.

- Tạo sự khác biệt của khách hàng trong sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đó.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Những nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng:

Hoạt động cho vay mang tính chất sống còn đối với NHTM, hơn thế nữa chức năng huy động và cho vay quyết định quy mô, chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Chính sách tín dụng của NHTM đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng... nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra trong kinh doanh. Vì vậy, trong từng thời kỳ kinh tế nhất định, các NHTM phải bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Đồng thời các NHTM phải nhanh nhạy, chủ động nắm bắt các dự án đầu tư có tính khả thi cao để đầu tư vốn. Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho NHTM sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, đảm bảo an toàn trong kinh doanh là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay của NHTM.

Quy trình tín dụng:

- Qui trình tín dụng bao gồm những quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi nợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ có đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay (khách hàng viết đơn xin


vay và Ngân hàng đánh giá đơn cho vay để quyết định cho vay hay không cho vay) rất quan trọng, là cơ sở để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Trong bước này, chất lượng tín dụng tùy thuộc vào công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như những quy định về điều kiện và thủ tục cho vay của từng NHTM.

- Kiểm tra quá trình cho vay giúp Ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

- Thu nợ và khâu thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định tới sự tồn tại của Ngân hàng do đó Ngân hàng phải tích cực trong công tác thu nợ. Sự nhạy bén của Ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với chất lượng tín dụng.

- Sự phối kết nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng.

Lãi suất và quản lý rủi ro:

- Lãi suất là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng cho vay, lãi suất đầu vào và đầu ra quyết định đến chi phí và thu nhập của NHTM. Mọi sự thay đổi về lãi suất huy động vốn đều đặt NHTM vào tình trạng khó khăn.

Về sử dụng nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng là những nhân viên cũng như lãnh đạo của các NHTM có liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Nguồn nhân lực chứa đựng tất cả những yếu tố thuộc về con người bao gồm trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lòng trung thành, nhiệt tình với Ngân hàng, phong cách giao tiếp của mỗi người... Nếu nguồn nhân lực có đủ trình độ thực hiện nhiệm vụ thì sẽ đem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ đem lại tổn thất cho Ngân hàng. Trên thực tế hoạt động kinh doanh của một số Ngân hàng xảy ra tổn thất tài sản là do trình độ nghiệp vụ của nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực ngày càng trở thành nhân tố quan


trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung, chất lượng hoạt động nói riêng.

Công nghệ Ngân hàng:

Song song với việc phát triển dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong hoạt động giúp Ngân hàng nắm bắt thông tin về khách hàng chính xác hơn, thời gian thẩm định nhanh hơn, việc lập hồ sơ và theo dõi nợ vay nhanh và chính xác, khả năng xảy ra rủi ro ít hơn, chất lượng hoạt động tín dụng tăng lên.

Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng giúp người quản lý có thể đưa ra quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý các khoản vay. Số lượng và chất lượng thông tin khách hàng nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, khách hàng… để đưa ra quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, làm cho chất lượng cho vay được nâng cao.

Công tác huy động vốn:

Công tác huy động vốn cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay. Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay lại, nên để nâng cao chất lượng tín dụng, trước hết phải quan tâm đến nguồn vốn. Cần phải có chiến lược thu hút nguồn vốn để có đủ nguồn vốn cho vay, tránh trường hợp Ngân hàng thiếu vốn hoặc phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, điều này sẽ khiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng gặp rủi ro.

Công tác quản trị điều hành:

Công tác quản lý điều hành cũng tác động không nhỏ đến chất lượng cho vay. Công tác này được thực hiện tốt thể hiện bằng việc tổ chức khoa học trong việc phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, sự thống nhất đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Từ đó sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp Ngân hàng quản lý được các khoản vay. Đây là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí