Hoàn Thiện Quy Trình Rút Vốn Và Thủ Tục Giải Ngân.

“chưa được tuổi xây nhà” nên thường đem bán đi để lấy tiền cho đến khi “được tuổi” mới đi xây nhà. Điều này làm cho việc đền bù dễ nảy sinh nhiều uẩn khúc

(giá cả vật liệu không phù hợp với thực tế, cồng kềnh, mất nhiều thời gian tiếp nhận, di dời ...) dẫn đến chậm tiến độ giải ngân.

Về phía Chính phủ: Quốc hội cần sớm ban hành Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về giải phóng mặt bằng để có khung pháp lý hoàn chỉnh hơn thay thế cho Nghị định 22/1998, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chí nh sách đền bù, tái định cư, tạo nguồn thu nhập mới... Đồng thời, một vấn đề mang tính tổng thể nữa là tăng cường các biện pháp thực hiện hiệu quả Luật Đất đai, các chính sách liên quan đến tính pháp lý của bất động sản, công bố rộng rãi Quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích (đất ở dân cư, đất xây dựng chung cư cao tầng, đất công nghiệp, đất giao thông ...), thực hiện nghiêm túc công tác cấp phép xây dựng nhà ở và xử lý các trường hợp tái lấn chiếm trái phép

...

Trong bối cảnh số lượng các dự án ngày càng gia tăng với mức độ phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam cần thành lập ngay một tổ chức chuyên môn hoá về tái định cư, thành lập các ban tái định cư chuyên ngành các bộ, ban ngành liên quan và các ban tái định cư tại các tỉnh và thành phố. Ví dụ, năm 2002 được coi là “Năm giải phóng mặt bằng” của thành phố Hà Nội, nên thành phố đã có nhiều biện pháp (kể cả biện pháp hành chính cưỡng chế) để thúc đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, nhất là ở các nút giao thông có dự án triển khai (điển hình là nút giao thông Cầu Giấy - Voi Phục).

Về phía Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tư:

Cần phải có các quy định rõ ràng về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư. Nên có kế hoạch giải toả, đền bù và di dân một cách hệ thống tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà đầu tư với cộng đồng giải toả, giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương, đặc biệt giữa cộng đồng di cư với nơi tiếp nhận dân di cư.

Để đảm bảo dự án đầu tư không tạo ra sức ép về mặt xã hội khi giải toả thì chính sách tái định cư phải đảm bảo tương lai xã hội ổn định cho các hộ di chuyển. Điều này đòi hỏi chính sách tái định cư phải bao hàm toàn bộ quá trình từ đền bù, di chuyển, tạo tài nguyên, phát triển sản xuất và nâng cao điều kiện sống cho các hộ dân di cư chứ không đơn thuần đưa ra một khoản đền bù mà rất khó xác định đã hợp lý hay chưa.

Kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp dây dưa, không chấp nhận mức đền bù theo quyết định mà số đông các tầng lớp (hộ gia đình) đã đồng ý.

Về phía người dân, những người bị ảnh hưởng của dự án, cũng cần phải có ý thức xây dựng đất nước. Không nên quá lạm dụng vào các yếu tố mang tính phong tục tập quán (di chuyển mồ mả ...) mà làm chậm công tác giải phóng mặt bằng, cần phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cho lợi ích của cả cộng đồng ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu

Những vướng mắc trong đấu thầu có cần có một hệ thống chính sách văn bản đồng bộ để điều chỉnh, trong đó khung pháp lý là quan trọng nhất. Vì vậy, trong thời gian sớm nhất có thể, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành Pháp lệnh về đấu thầu. Việc ra đời và đi vào thực hiện Pháp lệnh đấu thầu sẽ giải quyết được cơ bản những khó khăn hiện nay. Tuy nhiên trong khi chờ đợi, cần tập trung cải thiện những khâu chủ yếu sau:

Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp - 14

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các Ban quản lý dự án tăng cường công tác đàm phán thương lượng với nhà tài trợ để giảm bớt, nới lỏng các điều kiện ràng buộc liên quan đến các gói thầu cung cấp thiết bị từ nước tài trợ. Các điều kiện này có thể là giá cả quá cao, chất lượng có thể chưa đ áp ứng yêu cầu đòi hỏi của dự án ...

Đối với các dự án được phép đấu thầu công khai, cần bảo đảm tính công minh, bình đẳng trong công tác xét thầu để lựa chọn đúng những nhà thầu có đủ khả năng thực hiện (dù là nhà thầu trong nước hay nhà thầu nước ngoài).

Đối với các dự án chỉ định thầu (thường là nhà tài trợ chỉ định), hoặc đấu thầu hẹp, cần tăng cường công tác tư vấn giám sát độc lập.

Mặc dù có thể không quy định mức giá thầu tối thiểu song vẫn phải yêu cầu các nhà thầu đảm bảo các thông số kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của dự án trong khi thi công, đảm bảo chất lượng công trình bàn giao. Để thực hiện yêu cầu này cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và bàn giao nghiệm thu công trình. Cần quy định cụ thể về thời gian bảo dưỡng, bảo trì công trình, cũng như những mức thưởng phạt công minh, nghiêm khắc cho từng công trình, dự án cụ thể được nghiệm thu.

Nâng cao chất lượng chuyên môn của các nhà thầu, kể cả đội ngũ tư vấn cũng như các chuyên gia kỹ thuật, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các công trình và của nhà tài trợ (kể cả chất lượng hồ sơ dự thầu cũng như chất lượng thi công công trình).

3.2.1.6. Hoàn thiện quy trình rút vốn và thủ tục giải ngân.

Năm 2000, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 96/2000/QĐ - BTC về việc hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục rút vốn ODA. Về cơ bản Quyết định đã quy định khá chi tiết trình tự cũng như thủ tục rút vốn để thực hiện từng loại dự án cụ thể.

Quy chế cũng quy định thời gian nhận hồ sơ hợp lệ để làm thủ tục rút vốn tối đa chỉ là 8 ngày. Nhưng trong thực tế, việc hoàn chỉnh “hồ sơ hợp lệ” theo quy định của Bộ Tài chính thường mất thời gian hơn rất nhiều so với thời gian làm thủ tục rút vốn. Vì vậy, để rút ngắn thời gian này cần tăng cường công tác xét duyệt của nhà tài trợ, cũng như của Chủ đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho nhà thầu sớm hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng cần bổ sung sửa đổi một số điều của Quyết định trên nhằm giảm tối đa mức độ phiền hà cho các nhà thầu và chủ dự án.

Bên cạnh đó, việc cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối, giảm tối đa những thủ tục không cần thiết của các khâu từ xác định dự án cho tới phương pháp tổng hợp kế hoạch sử dụng ODA cũng là một việc rất cần thiết. Trong

đó, lưu ý cải tiến hệ thống chỉ tiêu tổng hợp ODA như hiện nay. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp song vẫn yêu cầu đảm bảo vai trò quản lý nhà nước.

3.2.1.7. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình giải ngân

Nội dung của biện pháp này tập trung vào giám sát các khoản chi, các khoản thanh toán sử dụng vốn ODA. Thực hiện biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không hợp lệ, không đúng quy trình, cũng như hạn chế tình trạng tham nhũng, một hiện tượng phổ biến ở các nước chậm và đang phát triển có tiếp nhận ODA.

Công tác kế toán, kiểm toán phải được thực hiện theo quy định quốc tế. Công tác kế toán, ghi thu ghi chi cho các khoản thanh toán có liên quan đến vốn ODA, được quy định bởi Bộ Tài chính. Các dự án sử dụng vốn ODA phải tiến hành kiểm toán theo định kỳ hàng năm bởi các công ty kiểm toán độc lập (thường là các công ty kiểm toán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật của Việt Nam).

3.2.1.8. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện dự án ODA.

Để tăng cường năng lực quản lý vốn ODA cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:

- Các nhà tài trợ cần dành ưu tiên cao cho công tác tăng cường năng lực quản lý vốn ODA của Chính phủ Việt Nam, đồng thời hợp tác trong việc tiêu chuẩn hoá các chính sách, hợp đồng mua bán.

- Nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để đảm bảo quản lý có hiệu quả các chương trình dự án quốc gia trong từng ngành liên quan. Cần có chương trình đào tạo, huấn luyện quy mô từ nhỏ đến lớn.

- Nâng cao năng lực của Ban quản lý dự án: Hiện tại, năng lực các Ban Quản lý dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cá nhân, khả năng quan hệ của những người phụ trách, đội ngũ cán bộ còn lại chủ yếu vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền cần cung cấp những tài liệu

hướng dẫn, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn để bồi dưỡng kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm dự án. Trước hết, cần nhanh chóng ban hành một cuốn sổ tay tạm gọi là “Sổ tay hướng dẫn quản lý và thực hiện dự án” gồm những nội dung chủ yếu:

+ Hướng dẫn một cách có hệ thống và chi tiết các hoạt động: tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng mua sắm, thủ tục giải ngân, thủ tục thanh toán với nhà thầu ...

+ Hướng dẫn về tổ chức nhân sự và quan hệ cộng tác của Ban quản lý dự án, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của Ban Quản lý dự án thuộc các loại dự án khác nhau. Hướng dẫn về chế độ báo cáo cho mỗi loại dự án.

Cuốn sổ tay này cần phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo sự thay đổi của những quy định của Chính phủ và cộng đồng tài trợ.

3.2.1.9. Một số giải pháp khác.

Tăng cường công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA ở các cấp nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ngày 1/3/2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1255 BKH/KTDN hướng dẫn các Bộ, địa phương xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá chương trình, dự án ODA, qua đó xác định được đơn vị có chức năng đầu mối về công tác này. Việc xây dựng cơ chế phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan, giữa các ngành liên quan, giữa cơ quan quản lý với cơ quan thực hiện để nhanh chóng thống nhất biện pháp tháo gỡ những vướng mắc là việc làm rất cần thiết.

Tăng cường công tác trao đổi thông tin để quản lý và sử dụng ODA dự án, thử nghiệm trao đổi thông tin bằng thư tín điện tử, áp dụng công nghệ tiên tiến vào hệ thống thanh toán và rút vốn. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đưa trang WEB về ODA lên Internet để có thể phổ cập thông tin đến mọi đối tượng có nhu cầu.

3.2.2. Nhóm giải pháp thụôc về chính sách vĩ mô nhà nước

3.2.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý.

Nghị định 17/2001/NĐ - CP về Quản lý và sử dụng ODA đã khắc phục được nhiều hạn chế của Nghị định 87/1997/NĐ - CP. Nhưng để Nghị định này thực sự phát huy hiệu lực trong cuộc sống, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn.

Công tác đền bù, giải pháp phóng mặt bằng và tái định cư là một vấn đề nổi cộm trong việc thực hiện các dự án ODA những năm qua. Đây là vấn đề rất nhạy cảm và có tính nguyên tắc. Vì vậy để thực hiện tốt công tác này, Chính phủ cần sớm ban hành Pháp lệnh về tái định cư và giải phóng mặt bằng để thay thế cho Nghị định 22/1999 về vấn đề này.

Nghị định 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng mặc dù đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 12/2000/NĐ - CP ban hành ngày 5/5/2000, tuy nhiên đây là lĩnh vực rất phức tạp nên các cơ quan có liên quan cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn.

Công tác đấu thầu đã được điều chỉnh bởi các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên để nâng cao tính pháp lý của hoạt động này, cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh về đầu thầu. Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc tạo lập một hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh công tác đầu thầu.

Những khó khăn, mắc mớ trong việc tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án ODA cũng là vấn đề cần tháo gỡ. Vì vậy, cần sớm ban hành các văn bản quy chế chi tiết về tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án ODA.

3.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA.

Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA cho chương trình dự án được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Nhà nước cấp phát từ ngân sách

- Nhà nước cho vay lại từ ngân sách

- Nhà nước cấp phát một phần, cho vay lại một phần.

Như đã khẳng định ở Điều 2, Nghị định 17/2001/NĐ - CP: “ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên”. Do vậy, cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA là cơ chế điều chỉnh một phần ngân sách nhà nước trong đó tập trung vào 2 đối tượng: cấp phát từ ngân sách nhà nước và cho vay lại từ ngân sách nhà nước.

* Đối với hình thức cấp phát từ ngân sách Nhà nước.

Đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện Nhà nước cấp phát từ ngân sách, cơ quan chủ quản phải tiến hành lập kế hoạch vốn chuẩn bị để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung hàng năm của ngành, địa phương. Kế hoạch vốn có thể được chia ra làm hai loại căn cứ vào tính chất của dự án gồm có: “Kế hoạch vốn đầu tư” đối với những dự án đầu tư xây dựng cơ bản, và “Dự án toán ngân sách” đối với các dự án hành chính sự nghiệp. Cho đến nay, quy trình phê duyệt, phân bổ vốn chuẩn bị chương trình dự án ODA cấp phát từ ngân sách vẫn được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Tới đây, Nhà nước (Bộ Tài chính) cần ban hành thêm những văn bản điều chỉnh cụ thể đối với các dự án ODA thực hiện theo Luật Ngân sách.

Trường hợp chương trình, dự án được xem xét không trùng với kỳ lập kế hoạch ngân sách hàng năm, cơ quan chủ quản phải có văn bản gửi để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính yêu cầu xem xét quyết định tạm ứng vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, và sau đó sẽ khấu trừ vào kế hoạch ngân sách cấp vốn chuẩn bị chương trình dự án vào các năm tài chính tiếp theo. Để thực hiện tốt quy trình này, hai Bộ trên cần phối hợp tốt hơn nữa để rút ngắn thời gian xét duyệt, nhanh chóng cấp vốn xuống dự án nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân cho dự án.

* Đối với hình thức cho vay lại từ ngân sách nhà nước

Theo quy định, các chương trình dự án ODA thuộc diện Nhà nước cho vay lại từ ngân sách hoặc một phần cấp phát và một phần cho vay lại thì Chủ

dự án phải tự cân đối và bố trí vốn chuẩn bị chương trình dự án. Điều đó có nghĩa là Chủ dự án cần chủ động tiếp cận với nguồn vốn này.

Để thuận lợi cho các Chủ dự án trong việc tiến hành làm thủ tục vay lại từ ngân sách nhà nước, Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành quy định về “Khung lãi suất cho vay lại”, cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện, các văn bản điều chỉnh của Nghị định 90/1998/NĐ - CP ngày 7/11/1998 về Quy chế quản lý và trả nợ nước ngoài.

Lãi suất cho vay lại là một công cụ điều phối, quản lý và sử dụng ODA. Cho vay lại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn đem lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhà nước cũng thực hiện được nhiệm vụ tham gia điều phối trực tiếp nguồn ODA. Các nhà tài trợ cũng khuyến khích hoặc yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện cơ chế cho vay lại bởi vì sự ưu đãi của ODA là dành cho toàn thể nhân dân, chứ không phải cho những doanh nghiệp cụ thể, lại càng không phải chỉ cho những doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Chính phủ cần sớm ban hành quy chế cho vay lại ODA trong đó xác định rõ ngành, vùng, lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay lại cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Lãi suất cho vay lại cho các dự án cùng một ngành, lĩnh vực và ở cùng một vùng phải đảm bảo cùng một mức lợi ích bất kể từ nguồn tài trợ nào.

Lãi suất cho vay lại cùng với phí ngân hàng phải đảm bảo khoản vay ODA vẫn có lợi hơn vay tín dụng ưu đãi (hoặc vay tín dụng thương mại) trong nước.

Phải lấy lợi ích kinh tế của khoản vay (khoản thực phải trả) làm mặt bằng thanh toán, tức là phải tính đến thời hạn vay, thời gian ân hạn và các ràng buộc kinh tế do nhà tài trợ đặt ra (như ràng buộc phải mua máy móc thiết bị theo địa chỉ của nhà tài trợ).

- Thống nhất dùng một đồng tiền quốc tế ổn định làm phương tiện thanh toán giữa Nhà nước và đơn vị được vay vốn ODA (Nhà nước sẽ là người chịu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023