rủi ro hoặc được hưởng lợi nếu đồng tiền mà Nhà nước vay lên hoặc xuống giá so với đồng tiền dùng để thành toán vào thời điểm thanh toán).
- Tính lãi suất cho vay chỉ tập trung vào giá trị khoản vay chứ không chú ý đến quy mô dự án và tỷ lệ vốn đối ứng mà chủ dự án phải tự trang trải từ các nguồn khác về mức phí cho các dự án ODA.
Từ năm 1994 trở về trước, các dự án ODA cho vay lại đều thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại hưởng mức phí dịch vụ trích từ số lãi của các doanh nghiệp vay vốn. Từ đầu năm 1995, dự án ODA được Chính phủ giao cho Tổng cục Đầu tư phát triển (sau này là Quỹ Hỗ trợ phát triển) tiến hành cho vay trực tiếp và chịu trách nhiệm thu hồi vốn trả cho ngân sách nhà nước. Các ngân hàng thương mại chỉ còn thực hiện nhiệm vụ rút vốn, thanh toán quốc tế (gồm cả việc giải ngân các dự án quốc tế
- các dự án ODA) và được hưởng phí dịch vụ cho các nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, các mức phí khác nhau giữa các ngân hàng đã gây khó khăn cho Bộ Tài chính trong việc xử lý từng ngân hàng khi ký kết chỉ định các ngân hàng thương mại thích hợp để uỷ quyền việc cho vay lại. Nhà nước nên đưa ra danh mục xác định khung phí cụ thể cho từng dự án, từng lĩnh vực, từng khu vực cho phù hợp để đảm bảo cho sự công bằng giữa các ngân hàng thương mại tiết kiệm ngân sách và giảm bớt chi phí cho các dự án ODA.
3.2.2.3. Thống nhất chính sách thuế đối với các dự án ODA.
Các dự án ODA cần phải có chính sách thuế riêng biệt, nhất là thuế giá trị gia tăng so với các dự án đầu tư nói chung khác, do các yếu tố chính trị - xã hội chi phối. Vấn đề này đã được Bộ Tài chính quy định một phần tại thông tư số 28/2001/TT - BTC ngày 3/5/2001.
Các loại thuế đánh vào thiết bị nhập khẩu cung cấp cho dự án, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các phương tiện phục vụ dự án cũng cần phải có quy định điều chỉnh riêng nhằm đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế của dự án, Thuế thu nhập cho người có thu nhập cao, các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng cần điều chỉnh theo quy định riêng.
Nhìn chung, công tác thuế liên quan đến ODA cần phải được quy định và hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn nữa.
3.2.2.4. Giải quyết tốt vấn đề giữa vay với trả nợ ODA.
Có thể bạn quan tâm!
- Khả Năng Vận Động Và Ký Hiệp Định Oda Thời Gian Tới.
- Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Tiến Trình Giải Ngân Vốn Oda
- Hoàn Thiện Quy Trình Rút Vốn Và Thủ Tục Giải Ngân.
- Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp - 16
- Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp - 17
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Thành lập tổ chức nghiên cứu trả nợ quốc gia để nghiên cứu chiến lược, chính sách vay - trả nợ quốc gia trong thời gian dài và các phương án trả nợ cũ. Như đã trình bày ở trên sử dụng ODA phải có nghĩ vụ trả nợ. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư thì đến năm 2003 chúng ta bắt đầu phải trả các khoản vày ODA. Vấn đề là phải khống chế mức vay sao cho có hiệu quả mà vẫn trả nợ được. Khi vay, cần phải cân nhắc đến các vần đề sau:
- Tỷ lệ giữa viện trợ không hoàn lại và vốn vay.
- Tỷ lệ giữa chi cho đầu tư phát triển và các chi tiêu khác.
- Khả năng trả nợ của nền kinh tế.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy giới hạn trong việc quản lý quá trình vay trả nợ nước ngoài như sau:
+ Tổng nợ/GDP < 50%
+ Dịch vụ trả nợ (gốc + lãi)/giá trị xuất khẩu hàng hoá dịch vụ 10 - 15%
+ Trả nợ (gốc + lãi) của khu vực công < 10% ngân sách
Trong điều kiện một số ngoại tệ tăng giá, các nhà hoạch định chiến lược vay - trả phải tính toán chặt chẽ mức vay. Trường hợp cần thiết phải vay thì phải có chính sách dự trữ ngoại tệ vay nhằm ngăn chặn rủi ro do biến động về tỷ giá. Đồng thời Nhà nước cần phải bố trí kế hoạch trả nợ theo hướng:
- Tiến hành vận động, đàm phán với các tổ chức tài chính và các chính phủ để có giảm nợ, hoãn nợ, chuyển nợ sang đầu tư trực tiếp, mua bán nợ nhằm đảm bảo khả năng chi trả của Ngân sách Nhà nước và thực hiện các cam kết của Chính phủ về nghĩa vụ trả nợ đối với các nhà tài trợ.
- Tiến hành đàm phán để xử lý các khoản nợ cũ của Chính phủ phát sinh trước ngày 31/12/1993 theo hướng:
+ Đối với các khoản vay thương mại cần tìm các giải pháp xử lý để đạt mức giảm nợ cao nhất.
+ Đối với các khoản nợ Đông Âu và Liên Xô cũ cần phân biệt ba loại nợ: những khoản nợ liên quan tới các chương trình hợp tác kinh tế thì hàng năm phải bố trí trả nợ trên cơ sở đàm phán trả nợ bằng tiền, hàng; những khoản nợ bằng hàng hoá thực hiện đàm phán trả dần bằng các loại hàng hoá sản xuất trong nước; xoá nợ đối với những khoản nợ có tính chất quốc phòng, các công trình không hiệu quả và chưa hoàn thành.
3.2.3. Nhóm các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn ODA
Đây là nhóm các giải pháp mang tính vĩ mô và chủ yếu nhằm vào công tác xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA, cũng như các công việc chuẩn bị đàm phán, thương lượng và tiến hành ký kết các hiệp định tài trợ.
3.2.3.1. Hoàn thiện chiến lược thu hút ODA
ODA là một nguồn vốn lớn có tác động đến phát triển kinh tế đất nước cả trước mắt và lâu dài. Bởi vậy, việc huy động ODA cần theo một chiến lược cụ thể. Trong công tác vận động nhằm thu hút mọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển, chúng ta cần thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, song cần lưu ý rằng trong đời sống quốc tế không có “viện trợ vô tư”. Viện trợ là cùng có lợi, xuất phát từ lợi ích của mỗi bên. Để vẫn có thể tranh thủ được nguồn vốn ODA mà không bị khống chế bởi các nhà tài trợ, Việt Nam cần phải quán triệt những vẫn đề sau:
- Kiên trì và kiên quyết đấu tranh với các nhà tài trợ để loại bỏ các ràng buộc về chính trị ra khỏ i quan hệ hỗ trợ phát triển. Kinh nghiệm trong đàm phán với EU và một số nhà tài trợ khác trong thời gian qua cho thấy nếu chúng ta giữ vững nguyên tắc chủ đạo, biết mềm dẻo thì vẫn tránh được những can thiệp của họ.
- Quan tâm đến lợi ích của các nhà tài trợ trên các phương diện. Mở rộng quan hệ đầu tư thương mại của Việt Nam. Chiến lược huy động ODA cần
được phối hợp với chiến lược thương mại và đầu tư nước ngoài. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ song phương và đa phương lớn trên thế giới đặc biệt là Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, ADB, WB, IMF ...
- Tạo thế chủ động trong việc thu hút và sử dụng ODA trên cơ sở một danh mục hợp tác đầu tư bằng nguồn vốn này được chuẩn bị tốt, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Có sách lược đối thoại với từng nhà tài trợ khác nhau tạo ra quan tâm cao của cộng đồng các nhà tài trợ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế trong thu hút ODA, nhưng cần đặc biệt chú trọng tới các đối tác chủ yếu. Trong những năm tới, Việt Nam cần tập trung vào 3 đối tác chủ yếu là Nhật Bản, ADB, UNDP. Đây là 3 nhà tài trợ lớn rất quan tâm đến Việt Nam, họ là các đối tác lâu dài, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm hợp tác phát triển với các nước, có tiềm lực và trên thực tế đã cung cấp một khối lượng lớn ODA cho Việt Nam. Phát triển hợp tác với Nhật Bản, ADB, UNDP sẽ làm nòng cốt để vận động và sử dụng ODA phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Ngoài 3 đối tác nói trên, Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ, một đối tác có lượng ODA cung cấp lớn nhất thế giới. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với đối tác này sẽ là tín hiệu mở rộng quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế. Tuy nhiên quan hệ với đối tác này cần phải tỉnh táo về mặt chính trị.
3.2.3.2. Nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển vực kinh tế đối ngoại, bao gồm cả quy hoạch ODA.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại những nă m tới cần sớm xây dựng và ban hành các quy định, định hướng phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hướng dẫn các cơ quan phụ trách từng lĩnh vực cụ thể tổ chức xây dựng các quy hoạch này: bao gồm cả danh mục dự án đầu tư, thứ tự ưu tiên từng dự án, thời gian khởi công và hoàn thành...
3.2.3.3. Thực hiện đầy đủ các cam kết với các nhà tài trợ.
Để thu hút nhiều hơn các nguồn ODA từ phía các nhà tài trợ, Việt Nam cần đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoạ i và thực hiện đầy đủ các cam kết tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cụ thể là:
- Tiến hành công khai hoá ngân sách.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tạo đà để phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng cường hơn nữa ODA vào lĩnh vực phát triển con người.
- Cải cách hoạt động hệ thống ngân hàng, tài chính, xem xét lại chính sách thuế, cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước.
- Tập trung phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là Chương trình hỗ trợ 1.715 xã nghèo trong toàn quốc.
Việc thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trên, chúng ta có cơ hội để phát triển kinh tế đất nước, tạo được niềm tin của cộng đồng tài trợ quốc tế với những nỗ lực cải cách kinh tế của Việt Nam. Cải thiện thể chế và tăng cường năng lực trong nước cũng là điều kiện tiền đề để nâng cao khả năng giải ngân vốn ODA. Trong điều kiện cạnh tranh ODA ngày càng gay gắt, các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia ... có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc thu hút ODA thì việc tập trung thực hiện đầy đủ các cam kết của ta tại Hội nghị tài trợ là một nhu cầu cấp thiết bởi nó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh thu hút ODA của nước ta. Trên cơ sở thực hiện đầy đủ các cam kết đó, chúng ta cần đẩy nhanh quá trình thoả thuận với IMF và WB về khung chính sách của các dự án như ESAF, SAC II. Thoả thuận khung chính sách của các dự án giải ngân nhanh không những tạo cho ngân sách nhà nước một nguồn thu quan trọng mà còn là một thông điệp chứng tỏ với các nhà tài trợ chúng ta đang có những hoạt động cụ thể nhằm tiếp tục công cuộc cải cách với tốc độ nhanh hơn.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là đối với một đất nước xuất phát điểm thấp và lại đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong bối cảnh nguồn vốn trong nước còn hạn chế, cùng với mục tiêu phấn đấu: “… tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, và với phương châm: “nguồn lực trong nước là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng”, việc huy động và tích luỹ vốn cho quá trình CNH, HĐH đất nước đang là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay và lâu dài. Những năm đầu của thời kỳ CNH, HĐH, trong tổng số vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài, một phần lớn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được tập trung cho việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, góp sức tạo lập một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đến năm 2010, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo.
Với đòi hỏi như vậy, chúng ta càng phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ giải ngân vốn ODA trong những năm tới, nhất là trong những ngành xây dựng kết cấu hạ tầng. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, thấy rằng luận văn đã có được những kết quả nhất định như:
Thứ nhất, đã hệ thống hoá một cách khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về vốn ODA làm cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác giải ngân vốn ODA; chuẩn hoá được nhận thức về một số vấn đề như khái niệm và quy trình giải ngân vốn ODA đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay; tập hợp những kinh nghiệm thúc đẩy tiến trình giải ngân của một số nước trên thế giới, từ đó chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam để xây dựng lên hệ thống giải pháp sau này.
Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và phân tích tổng hợp, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng của tiến trình giải ngân vốn ODA ở Việt Nam trong nhiều năm, trên các tiêu thức so sánh khác nhau, trong đó phân tích chi tiết giải ngân ODA theo các ngành, lĩnh vực kinh tế, theo đặc điểm và hình thức sử dụng cũng như quá trình giải ngân của mỗi nhà tài trợ… Việc phân tích thực trạng giải ngân vốn ODA ở Việt Nam được tiến hành dựa trên hệ thống dữ liệu tương đối phong phú, có độ tin cậy cao và được cập nhật thường xuyên.
Thứ ba, kết quả phân tích đã cung cấp rất rõ ràng một bức tranh tổng quát về tiến trình giải ngân ODA của Việt Nam, trong đó có chỉ ra những mặt thành công cũng như những hạn chế làm chậm quy trình giải ngân của Việt Nam. Các hạn chế đó chủ yếu do các nguyên nhân mang tính chủ quan gây nên như quy trình thẩm định, phê duyệt dự án còn bị kéo dài; công tác đấu thầu còn nhiều yếu kém; quá trình giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do chính sách đền bù, di dân và tái định cư chưa thật sự hợp lý và những khó khăn về việc bố trí vốn đối ứng cũng như vướng mắc trong việc thực hiện quy chế quản lý tài chính trong nước là những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA...
Thứ tư, đã trình bày khái quát đựơc phương hướng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian tới. Các quan điểm sử dụng vốn ODA cũng như các mục tiêu mang tính định tính và định lượng cũng được nêu ra, nhằm làm đích phấn đấu cho công tác giải ngân giai đoạn tới và làm cơ sở để đánh giá kết quả giải nhân ở giai đoạn tiếp theo.
Thứ năm, đã tổng hợp, xây dựng đựơc một hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy tiến trình giải ngân trong giai đoạn tới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.
Nguồn vốn ODA không phải là nguồn viện trợ không hoàn lại, mà phần lớn là phải hoàn trả nợ, “cái được coi là lợi ích của các khoản ODA cho vay
với lãi suất thấp, thời hạn dài ngày hôm nay có thể không bù lại cho được những thiệt hại nặng nề trong tương lai”, do chính những điều kiện ràng buộc khắt khe đem lại nếu không có những chính sách huy động, sử dụng và giải ngân hiệu quả. Đây là nhóm giải pháp có khả thi về mặt thực tiễn. Tuy nhiên, để các giải pháp này đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ cũng như sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng.
Trong phạm vi một luận văn, khó có thể bao quát hết các vấn đề lớn có liên quan đến quá trình giải ngân nguồn vốn này nhưng tác giả đã cố gắng trình bày một cách có hệ thống quá trình hoàn hình thành và hoàn thiện các công cụ quản lý, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Hi vọng rằng, với những giải pháp và kiến nghị đã nêu, luận văn sẽ góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam trong thời gian tới.