Chính sách ngoại thương của EU được dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại, và cạnh tranh công bằng.
Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Chính sách nhập khẩu:
- Về thủ tục thông quan hàng hoá: tất cả mọi hàng hoá nhập vào lãnh thổ của EU đều phải chịu sự giám sát của hải quan và phải kê khai với hải quan bằng văn bản. Theo thủ tục hải quan thông thường, các chứng từ thường yêu cầu bao gồm hoá đơn hoặc các chứng từ khác để xác định thuế, các chứng từ để áp dụng các loại thuế quan ưu đãi (như Chứng nhận xuất xứ “mẫu A” để áp dụng GSP) hoặc hàng hoá được giảm thuế so với thuế cơ bản, và bất cứ các chứng từ khác theo quy định cụ thể phù hợp với việc nhập khẩu các hàng hoá được đề cập trong thủ tục thông quan hàng hoá (ví dụ như: giấy phép, chứng nhận về tính phù hợp, chứng nhận tính xác thực đối với những loại đồ uống có cồn…)
Các cơ quan hải quan có thể thẩm tra bản khai bằng các kiểm tra các chứng từ hay hàng hoá, hoặc có thể chấp nhận mà không cần thẩm tra. Bản khai hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phải ghi rõ giá trị thuế quan, xuất xứ hàng hoá, và phân loại hàng hoá theo Biểu thuế quan thống nhất (TARIC) hay hệ thống hỗn hợp (CN).
- Quy tắc xuất xứ: quy định của EU về xuất xứ hàng hoá gồm hai loại: (a). Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh thổ và hàng hoá sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP. (b) Đối với các sản hẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng giá trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và
công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%, đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giầy dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi giày, đế giày, .v.v… ở dạng rời có xuất xứ từ nước thứ 3 cũng được hưởng GSP hoặc nhập khẩu, v.v…)
EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Ngoài ra còn có những quy định cụ thể khác về GSP của EU, như nguyên tắc tự vệ và loại trừ điều kiện hưởng GSP, v.v.. cơ chế kinh tế thị trường và nhóm có nền kinh tế phi thị trường. Chế độ quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp, nên việc thu thập và phổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất của các nước thứ ba là việc làm có tầm quan trọng hàng đầu. Theo tính toán của UNCTAD, do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy định về thủ tục của EU, các nước đang phát triển sử dụng được 45% ưu đãi của EU trong GSP.
- Về thuế quan: Hàng năm uỷ ban Châu Âu sẽ đăng trên Công báo của Cộng đồng về biểu thuế quan hưởng theo Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả danh mục hàng nhập khẩu vào cộng đồng. Nếu so sánh theo mức tối thiểu và tối đa thì mức thuế cao nhất vẫn là các mặt hàng như thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc và rau quả chế biến và không chế biến. Đối với các hàng nông sản mức thuế từ 0% đến 470,8%; đối với hàng không phải nông sản có mức thuế từ 0% đến 36,6%.
Thuế nhập khẩu được áp dụng cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu được thống nhất áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. Về cơ bản, biểu thuế quan được chia thành 3 nhóm:
Có thể bạn quan tâm!
- EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 1
- Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Mới – Chiến Lược Lisbon
- Thương Mại Với Eu – 15 Của Các Nước Đông Âu 1997-2001
- Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Eu Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ những nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN).
Nhóm thứ hai, là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ cực nước đang phát triển được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU.
Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp định song phương khác như các nước trong Hiệp định Châu Âu, EC, acp và các nước chậm phát triển.
Một trong những kết quả đáng chú ý nhất của việc hình thành thị trường chung là các thủ tục thông quan đồng nhất và thuế nhập khẩu chỉ phải thanh toán tại cảng vào EU. Khi hàng hoá đã vào EU thì không cần làm thêm các thủ tục thông quan tại biên giới nội địa. Bởi vậy, hàng rào có thể được vận chuyển nhanh và với giá cước rẻ trong phạm vi EU.
Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU. Thuế hải quan chung của EU được xây dựng trên hệ thống Mã mô tả hàng hoá hài hoà (HS). Nhìn chung, thuế nhập khẩu không quá cao. Mức thuế trung bình thấp hơn 4% đối với các sản phẩm chế tạo. Các ngoại tệ áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nhạy cảm (đặc biệt là hàng dệt may), kể từ hạn ngạch chuyển thành thuế quan theo vòng đàm phán uruguay. Do đó, thuế quan có thể vẫn cao đối với một số mặt hàng nông sản và hàng nhạy cảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, những mức thuế quan này cũng đã giảm xuống. Thuế quan đối với hàng nông sản ôn đới là đa dạng, phụ thuộc vào mùa vụ nông nghiệp ở EU.
Vì chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và các hiệp định thương mại mà xuất khẩu từ các nước đang phát triển có thể được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu một mức thuế thấp. Trong các trường hợp đặc biệt, hàng hoá có thể được miễn thuế nhập khẩu vì các lý do khác, ví dụ: Vận chuyển hàng mẫu không có giá trị thương mại, hàng hoá để sửa chữa hoặc các sản phẩm chỉ nhập khẩu tạm thời.
- Về thuế bảo hộ: Để giảm bớt các biện pháp thương mại không công bằng như phá giá hoặc trợ giá bất hợp pháp, EU đưa ra các hình thức phạt thương mại dưới dạng phụ thuế, thuế đặc biệt, thuế chống bán phá giá hoặc các quy định mức giá tối thiểu cho nhà nhập khẩu. Một số loại thuế mà EU đưa ra nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất của mình bao gồm:
- Thuế thực phẩm: nhằm bảo vệ sản xuất thực phẩm trong Liên minh, EU ban hành chính sách nông nghiệp chung (CAP). Theo hệ thống CAP, nếu giá nhập khẩu thực phẩm nhỏ hơn thực giá tối thiểu, thì sẽ bị đánh thuế thêm, Hệ thống giá này được áp dụng với các loại quả quanh năm như: cà chua, bí xanh và theo mùa như cam, quýt, táo, mơ, mận, nho. Hệ thống thuế nhập khẩu không có hiệu lực với rau quả ngoại lai.
- Thuế nông sản và hải sản: EU tham gia vòng đàm phán Uruguay nhằm huỷ bỏ mức thuế nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế được chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. Các cơ quan thuế quan thuộc EU quản lý nhập khẩu và thu thuế trên các mặt hàng này.
Hàng năm, uỷ ban châu Âu sẽ đăng trên Công báo của Cộng đồng về biểu thuế quan hướng theo quy chế Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả các danh mục hàng nhập khẩu vào Cộng đồng. Cụ thể đối với hàng nông sản đã giảm trung bình từ 17,3% năm 1999 xuống còn 16,1% năm 2002. Hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU được chia thành 2 nhóm: (1) Những mặt hàng EU không sản xuất: Cà phê, hạt tiêu, điều, cao su, nguyên liệu, dầu dừa được miễn thuế nhập khẩu = 0); (2). Nhóm những mặt hàng chịu thuế nhập khẩu là những mặt hàng EU sản xuất: Rau quả, thịt gia súc, gia cầm… Nếu so sánh theo mức tối thiểu và tối đa thì mức thuế cao nhất vẫn là các mặt hàng như thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc và rau quả chế biến và không chế biến. Đối
với hàng nông sản, mức thuế từ 0 đến 470,8%: đối với hàng không phải nông sản có mức thuế từ 0 đến 36,6%.
- Thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba (đã được thông báo cho WTO) được áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Còn các mặt hàng được đề cập trong Hiệp ước Cộng đồng than thép Châu Âu thì có quy định riêng. Luật này sẽ được áp dụng cho tất cả các nước thứ ba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu (EFA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU. Quy định này có một số điều khoản đặc biệt áp dụng cho các nền kinh tế chuyển đổi, đã được sửa đổi vào tháng 10/2000 để tránh quy chế đối xử như với nền kinh tế thị trường cho các nhà xuất khẩu từ An-ba-ni, Goóc –gla, Ka-dắc-stan, Ky-gy- stan, Mông Cổ, Ucrana và Việt Nam theo quy chế tạm thời để áp dụng trong việc điều tra chống bán phá giá (sau đó thêm Trung Quốc và Nga, tuy nhiên Nga đã chính thức được EU Công nhận có nền kinh tế thị trường). Các nước có nền kinh tế chuyển đổi khác sẽ tự động được hưởng quy định này khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Khi một mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường EU và có đơn kiện của người sản xuất của Cộng đồng thì Uỷ ban EU sẽ xem xét việc bán phá giá đó có ảnh hưởng đến lợi ích chung của Cộng đồng hay không. Có nhiều trường hợp việc chống bán phá giá trở thành các cuộc thảo luận chính trị lớn ở cấp cao trong Cộng đồng. Thông thường các thành viên gây áp lực chính trị buộc Uỷ ban phải đưa ra giải pháp bảo vệ lợi ích cho Cộng đồng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế này áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào dung lượng đồng thời áp dụng phổ biến với các sản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đương đầu với loại thuế này là đồ uống có cồn và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, dầu khoáng được sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và
các sản phẩm đầu vào gồm cả một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều này, nhận mạnh rằng, thuế tiêu thụ không được hài hoà ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một sản phẩm nhất định có thể rất khác biệt giữa các nước thành viên EU.
- Thuế giá trị gia tăng: Tất cả các sản phẩm bán ở EU đều là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhìn chung, mức thuế áp dụng đối với sản phẩm thiết yếu và mức thuế cao áp dụng đối với sản phẩm xa xỉ. Để có sự thống nhất trong chính sách thuế VAT, tháng 6/2001, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã ban hành nghị định nhằm xoá bỏ những cản trở tiến tới sự hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. Thuế tiêu thụ áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào tác dụng của sản phẩm đó đối với công dân của cộng đồng và áp dụng đối với cả các sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Các sản phẩm đang phải đương đầu với các loại thuế này là đồ uống có và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, ở một số nước thành viên, thuế tiêu thụ còn đánh vào dầu thực vật và các sản phẩm dầu dưới hình thức như một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều này nhấn mạnh rằng, thuế tiêu thụ chưa được hài hoà trong toàn cộng đồng do có một số thành viên khác lại tiêu thụ đối với một số sản phẩm nhất định lại có thể khác nhau giữa các nước thành viên.
- Về giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu có thể yêu cầu đối với hàng nhạy cảm và hàng chiến lược. Trong số này, có hàng dệt (theo các quy tắc của Hiệp định đa sợi MFA), các sản phẩm thép, than đá và than cốc, vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu số lượng giảm theo MFA và đối tượng của hạn ngạch nhập khẩu thì nhà sản xuất phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu để nhà nhập khẩu xin được giấy phép nhập khẩu (hệ thống kiểm tra chéo).
13
- Về hạn ngạch: EU được coi là đối tượng tự do trong kinh doanh thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một số sự hạn chế nhất định về hạn ngạch nhập khẩu, thủ tục giám sát và các biện pháp tự về khác nhằm chống lại bán phá giá và trợ giá. Nhập khẩu hàng hoá từ các nước mà chi phí sản xuất thấp một cách bất thường sẽ trở thành đối tượng bị áp dụng những hạn chế về số lượng hàng nhập. The đó, hàng nhập khẩu sẽ được áp dụng mức thuế quan thông thường nếu được nhập vào EU với một số lượng quy định.
- Về lệnh cấm: EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm. Điều này có nghĩa là nhập khẩu bị cấm hoặc chỉ cho phép theo những điều kiện nhất định. Các lệnh cấm được áp dụng chủ yếu đối với việc mua bán các sản phẩm nguy hiểm như thuốc tân dược, thuốc trừ sâu, phế thải hoá chất. Thực phẩm, sản phẩm điện, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu có thể cũng là đối tượng bị cấm trên cơ sở sự cân nhắc về an toàn và sức khoẻ. Các luật quan trọng về những sản phẩm này là: Luật về chất thải và hoá chất và Công ước về thương mại quốc tế các loại hàng hoá gây nguy hiểm.
Quy định và yêu cầu của thị trường:
- Tiêu chuẩn hoá: Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để mô tả chất lượng và tính năng của hàng hoá dịch vụ và các tiêu chuẩn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường toàn cầu. Chúng cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn và ngôn ngữ chung cho việc phát triển thương mại và kinh tế thế giới. Hầu hết các tiêu chuẩn này đều được xây dựng theo yêu cầu của nền công nghiệp. Tuy nhiên, uỷ ban Châu Âu cũng có thể yêu cầu các cơ quan tiêu chuẩn hoá xây dựng các tiêu chuẩn để thi hành luật pháp Châu Âu.
Tiêu chuẩn hoá có ý nghĩa từ khi cộng đồng Châu Âu bắt đầu quá trình hoà hợp các tiêu chuẩn liên quan đến luật pháp để đảm bảo sự an toàn và sức khoẻ người tiêu dùng. Vì thế mà việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã trở thành một điều quan trọng để thâm nhập thị trường châu Âu. Hơn nữa, để thực hiện nguyên tắc tự do lưu thông hàng hoá thì làm hoà hợp các tiêu chuẩn là việc
làm rất cần thiết. Do đó, EU đang tạo ra những tiêu chuẩn thống nhất cho toàn Châu Âu trong các khu vực sản xuất sản phẩm mũi nhọn để thay thế hàng ngàn các tiêu chuẩn khác nhau của các quốc gia. Nhìn chung, các mức độ yêu cầu tối thiếu cho toàn châu Âu đang sẽ được đặt ra. Mỗi nước thành viên đều được đặt ra các quy định bổ sung cho nền công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào phù hợp với các quy định tối thiểu đều được phép tự do lưu thông trong EU.
- Tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn: Vấn đề sức khoẻ và an toàn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân tại EU. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này chủ yếu liên quan đến phái khách hàng hơn là phía người lao động.
Từ tháng 5 năm 1985, Hội đồng châu Âu đã duyệt phương pháp tiếp cận mối liên quan đến bình thường hoá và điều hoà hoá. Phương pháp tiếp cận mới tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm an toàn và thoả mãn các yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường và người mới được ban hành như một kế hoạch cho việc phát triển thị trường EU. Tuy vậy, cũng có hàng ngàn chỉ thị của EU được bãi bỏ do phương pháp tiếp cận cũ về tiến trình hoà hợp hoá chi tiết được chấm dứt. Theo như phương pháp mới này thì nhãn CE là một nhãn bắt buộc đối với nhiều sản phẩm công nghiệp.
- Tiêu chuẩn môi trường: Tại nhiều quốc gia châu Âu tiêu chuẩn môi trường cũng là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hoá khi nhập khẩu vào thị trường này. Các tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà cả bao bì của sản phẩm. Các nhà sản xuất phải tuân thủ những quy định về môi trường để được xuất khẩu vào EU, còn các nhà nhập khẩu sẽ chuyển những yêu cầu này cho nhà xuất khẩu.
II. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU
1. Điều chỉnh khuôn khổ chính trị - cải tổ thể chế