Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Mới – Chiến Lược Lisbon

Hiệp ước Nice là một bước tiến quan trọng của EU trong việc cải tổ thể chế cũng như hoạch định chính sách chuẩn bị cho đợt mở rộng lần này, với những nội dung liên quan tới cả những thành viên cũ và mới.

- Mở rộng thủ tục bỏ phiếu đa số cho việc thông qua quyết định của Hội đồng trong các lĩnh vực chính sách mà trước đây vẫn áp dụng thủ tục nhất trí.

- Phân bổ lại số phiếu của các nước thành viên cũ và mới trong thủ tục đa số đủ thẩm quyền;

- Phân bổ lại số ghế trong Hội đồng Châu Âu;

- Tăng cường quyền hạn cho Uỷ ban châu Âu

Các vấn đề liên quan tới mở rộng đối với từng thể chế cụ thể được trình bày chi tiết hơn ở phần dưới đây.

- Với Hội đồng Châu Âu: lần mở rộng này đặt ra những thách thức to lớn cho Hội đồng. Cho đến nay Hội đồng vẫn được xem như thể chế đạt được mức cân bằng hết sức nhạy cảm giữa đặc tính siêu quốc gia và quốc gia, giữa các nước lớn và nước nhỏ. Nhưng khi có mười thành viên cả lớn lẫn nhỏ tham gia, việc phân chia lại quyền lực trong Hội đồng như thế nào để đảm bảo sự công bằng cũng như đạt được sự đồng thuận cao trong các quyết sách là một vấn đề. Việc phân bổ quyền lực giữa các nước trong hoạch định chính sách chung được thể hiện qua số phiếu quy định cho mỗi nước trong thủ tục đa số đủ thẩm quyền luôn là vấn đề căng thẳng trong cải tổ. Theo Hiệp định Gia nhập tháng 4/2003, quyết định của Hội đồng thông qua phải đạt ít nhất 232 phiếu thuận trong số 321 phiếu hay 72%, với 2/3 số thành viên và đạt tỷ lệ dân số 62% dân số EU trở lên. Những sửa đổi tại Hội nghị thượng đỉnh về tương lai của Châu Âu tại Brussels tháng 12/2003 là việc thông qua quyết định chỉ cần 50% nước thành viên đại diện cho 60% dân số EU ủng hộ là được. Pháp và Đức ủng hộ sáng kiến này vì tỷ lệ phiếu bầu tương đối của họ giảm đi, nhưng Tây Ban Nha và Ba Lan thì phản đối việc sửa đổi vì hò đang

có số phiếu bầu khá cao, còn một số nước nhỏ cũng không đồng tiền vì muốn duy trì quyền hạn của mình theo số lượng thành viên thông qua quyết định.

Việc mở rộng các lĩnh vực chính trị cho thủ tục bỏ phiếu đa số cũng gặp khó khăn, Anh vẫn muốn duy trì những lĩnh vực nhạy cảm như thuế, an ninh, xã hội, chính sách ngoại giao và các thủ tục xét xử như cũ.

Việc bất đồng ý kiến vừa rồi cũng làm cho việc cải tổ để đơn giản hoá các thủ tục bỏ phiếu là chưa thể đưa ra, mặc dù các chuyên gia đánh giá rằng nếu áp dụng các thủ tục phức tạp của Hiệp ước Nice, thì có thể chỉ có 2% số công việc của EU đạt được thoả thuận, trong khi áp lực của mở rộng rất lớn, đòi hỏi phải giải quyết nhiều công việc liên quan tới ngân sách, thể chế, luật pháp...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hơn nữa, khi số thành viên tăng lên tới 25 và còn tiếp tục tăng nữa thì thời hạn luân phiên giữ chức chủ tục EU sẽ phải thay đổi như thế nào để không quá ngắn cho một phiên, nhưng lại không bắt các nước phải chờ đợi quá lâu mới đến lượt cũng đang là vấn đề. Ngoài ra việc soạn thảo các văn bản, biên dịch, phiên dịch theo ngôn ngữ của cả 25 thành viên cũng gây khó khăn cho hoạt động của Hội đồng.

- Với uỷ ban châu Âu: Trước đợt mở rộng, Uỷ ban cũng như các thể chế của EU cũng phải đổi mới theo tinh thần “hợp tác chặt chẽ hơn” của Hiệp ước Nice, nhằm đảm bảo dân chủ và nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hơn trong các chính sách. Trong khi đảm bảo dân chủ có thể làm tăng vai trò chính trị hay hoạch định chính sách của Uỷ ban, cho phép thể chế này có thêm quyền tự quyết định hơn thì thách thức về tính minh bạch hiệu quả đòi hỏi thể chế này phải có những cải tổ để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý. Mặt khác cùng với việc mở rộng, cơ cấu của Uỷ ban sẽ phải có những thay đổi. Theo dự kiến, mỗi nước thành viên sẽ chỉ được đề cử một uỷ viên, và phải được Hội đồng bổ nhiệm theo nguyên tắc đa số đủ thẩm quyền QMV, chức chủ tịch Uỷ ban sẽ do Hội đồng bầu ra theo nguyên tắc nhất trí. Việc các nước lớn cũng chỉ được bầu một uỷ viên trong Hội đồng có thể làm cho các

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 3

17

nước “bình đẳng” hơn, tuy vậy các nước lớn vẫn có cảm giác thiệt thòi hơn, mặc dù trong Hội đồng, số phiếu theo thẩm quyền đủ đã thay đổi. Hơn nữa, với dự kiến trong số 25 uỷ viên, sẽ có 15 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết để tập trung quản lý hiệu quả hơn, sẽ dẫn đến những nước không phải là uỷ viên chính thức có cảm giác bị gạt ra ngoài lề, đặc biệt là các thành viên mới.

- Với Quốc hội Châu Âu: Hiện nay đang diễn ra những chuyển biến lớn về quyền lực của Quốc hội châu Âu như một thể chế siêu quốc gia được bầu cử trực tiếp nhằm tăng tính dân chủ hợp pháp của Cộng đồng cũng như đưa các thể chế EU gần gũi với người dân hơn. Đây cũng là những nỗ lực của Quốc hội gắn liền với quá trình cải tổ thủ tục hoạch định chính sách và phân bổ quyền lực giữa các thể chế nhằm đạt tới sự dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn. Việc mở rộng EU đòi hỏi phải tăng số ghế trong Quốc hội lên tới 732, và phân bổ lại số nghị sĩ của các nước thành viên như Hiệp ước Gia nhập quy định. Ngoài ra với số thành viên đông hơn, các lực lượng chính trị tham gia nhiều hơn, có thể dẫn tới những mâu thuẫn giữa tính hiệu quả và dân chủ. Dự thảo Hiệp ước Hiến pháp quy định các sáng kiến của Uỷ ban Châu Âu phải được thông qua ở Quốc hội các nước thành viên, sau đó mới phê chuẩn ở cấp siêu quốc gia, sẽ tăng tính dân chủ nhưng có thể làm giảm hiệu quả vì thủ tục như vậy tốn rất nhiều thời gian, công sức.

- Với toà án Châu Âu: Việc EU mở rộng sẽ buộc phải thay đổi cơ cấu của Toà án Châu Âu cũng như Toà án sơ thẩm. Hiệp ước gia nhập quy định sẽ có sự thay đổi 3 năm một lần, 13 rồi 12 thẩm phán trong 25 thành viên. Toà sơ thẩm cũng sẽ tăng lên 25 thành viên. Ngoài ra việc tăng số lượng ngôn ngữ và phiên dịch trong hoạt động của toà án cũng là một vấn đề lớn. Một trong những thách thức lớn nhất là mặc dù các thành viên mới đã cam kết thông qua và sẽ áp dụng các acquis của Cộng đồng vào luật pháp nước mình, nhưng quá trình hoà hợp và hội tụ luật pháp này sẽ kéo dài. Sự khác biệt về luật pháp

giữa các nước thành viên cũ và mới cũng như giai đoạn quá độ này sẽ làm cho công việc của Toà án nặng nề hơn.

Ngoài bốn thể chế chính trên, cải tổ cũng được thực hiện trong tất cả các thể chế còn lại của EU như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Toà kiểm toán, Uỷ ban Kinh tế – xã hội, uỷ ban vùng.

Những bất đồng mới đây giữa các thành viên tại Brussels và những trục trặc trong việc thông qua Hiệp ước Hiếp pháp, cho thấy những kết quả đạt được tại Hiệp ước Nice mới đơn thuần là sự xem xét một cách số học về số phiếu bầu và số ghế trong các thể chế của EU chứ chưa phải là cách nhìn nhận lại thật sự cơ bản về hệ thống. Đó là những vấn đề liên quan tới dân chủ, minh bạch và hiệu quả, tới vai trò Quốc hội của các nước thành viên, việc đơn giản hoá các Hiệp ước, Hiến chương về các quyền cơ bản và phân định rạch ròi quyền hạn giữa EU và các nước thành viên. Đây mới thực sự là những thách thức to lớn về cải tổ thể chế, đảm bảo thành công cho đợt mở rộng lần này.

Không chỉ cải tổ thể chế mà việc đảm bảo các chính sách và pháp luật của EU được thực hiện tốt trong một cộng đồng mở rộng là một thách thức to lớn đối với EU. Mặc dù các thành viên mới đã thông qua các acquis, nhưng còn rất nhiều công việc mà EU phải làm để cải thiện khu vực hành chính của những nước này, sao cho việc áp dụng các luật pháp và tiêu chuẩn của EU là công bằng và hiệu quả. Mặt khác EU cũng cần phải cải thiện việc thực thi luật pháp và chính sách sao cho phù hợp với cả thành viên cũ và mới.

2. Điều chỉnh chính sách kinh tế

2.1. Cải tổ chính sách ngân sách của Liên minh

Đây luôn là lĩnh vực nhạy cảm gắn liền với nghĩa vụ và quyền lợi của các nước thành viên và đã trải qua nhiều lần cải tổ như tôi đã trình bày ở phần trên. Đặc biệt trong đợt mở rộng lần này, cách biệt lớn về thu nhập bình quân đầu người, cũng như trình độ phát triển, tỷ trọng của lĩnh vực nông nghiệp

giữa các thành viên cũ và mới là những thách thức lớn nhất trong việc cải tổ chính sách ngân sách lần nay.

Chương trình nghị sự 2000 đưa ra những nội dung chính liên quan tới tăng ngân sách, tăng hỗ trợ cho quỹ cơ cấu, cải tổ chính sách nông nghiệp chung theo hướng phù hợp với đợt mở rộng lần này là:

- Vẫn duy trì ở mức trần 1,27% GDP, nhưng việc tăng ngân sách sẽ dựa vào tăng trưởng GDP, phấn đấu đạt tới 105 tỷ EURO vào năm 2006.

- Ưu tiên cho quỹ cơ cấu: duy trì ở mức 0,46% GDP của Cộng đồng trong cả giai đoạn 2000-2006, tức là 247 tỷ EURO cho các thành viên hiện nay là 47 tỷ EURO cho các thành viên mới trong cả giai đoạn chuẩn bị gia nhập và sau khi gia nhập.

- Hỗ trợ nông nghiệp: tiếp tục cải cách chính trị nông nghiệp chung theo hướng như năm 1992, giảm dần trợ giá, cải tiến phương thức thanh toán trực tiếp cho nông dân, tập trung vào phát triển các vùng hẻo lánh và bảo vệ môi trường.

Liên quan tới quỹ cơ cấu, theo quy định của Hiệp ước Liên minh Châu Âu, phải đảm bảo trợ cấp cho các vùng có thu nhập thấp hơn 75% mức trung bình của EU. Như vậy sự hỗ trợ này là quá lớn, vì mức thu nhập bình quân của các thành viên mới hiện chỉ đạt 40% mức trung bình của EU. Trong giai đoạn 2004-2006, EU phải chi khoảng 22 tỷ EURO cho quỹ cơ cấu và gắn kết xã hội. Vấn đề là ở chỗ việc trợ cấp này phải kéo dài đến bao giờ, và các nước phát triển hơn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển và Áo phải đóng góp nhiều nhưng lại được hưởng rất ít từ quỹ này, đặc biệt là Đức đóng góp tới 25% tổng số quỹ có thể sẽ gây áp lực để thay đổi phân bổ trong tương lai.

Mặt khác, các nước thành viên hiện nay như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp đang được hưởng nhiều trợ cấp từ quỹ cơ cấu, luôn muốn trì hoãn việc áp dụng chính sách cơ cấu cho các nước thành viên mới, mức thu

nhập bình quân đầu người của EU – 25 sẽ tụt xuống, làm cho các nước này có thu nhập cao hơn 75% mức bình quân và bị loại khoải chính sách này.

Liên quan tới chính sách nông nghiệp chung, một lĩnh vực mà EU đã và đang nỗ lực cải tổ, nhưng kết quả còn rất khiêm nhường thì áp lực của việc mở rộng càng lớn. Như đã trình bày ở phần trên, mặc dù chỉ liên quan trực tiếp tới khoảng 5% dân số, và đóng góp chừng 3% GDP của EU, nhưng đây là chính sách hết sức nhạy cảm, có ảnh hưởng cả về chính trị và kinh tế của Cộng đồng. Hiện nay chi tiêu cho chính sách nông nghiệp chung hàng năm vẫn chiếm gần một nửa ngân sách của EU, việc hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 10 triệu nông dân của các nước thành viên mới làm cho chi tiêu cho nông nghiệp sẽ tăng lên 25%, chắc chắn sẽ chưa thể thực hiện được. Hơn nữa các nước đang được hưởng nhiều lợi ích của CAP cũng chưa muốn áp dụng ngay chính sách này đối với các thành viên mới. Một vấn đề lớn nữa là chính sách ngân sách của EU thường phụ thuộc nhiều vào sự đồng thuận chính trị, vào nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu chính trị, và là công cụ để các nước gây áp lực trong việc đàm phán, hoạch định chính sách. Mặc dù chương trình nghị sự 2000 đặt ra mục tiêu duy trì mức trần ngân sách là 1,27% GDP toàn khối, nhưng do những bất đồng mới đây tại Hội nghị thượng đỉnh Brussesls, nhóm nước đóng góp lớn nhất đứng đầu là Đức đã kêu gọi phong toả những quỹ hiện có và phải cắt giảm mức trần xuống 1% GDP cho đến năm 2013. Một chính sách ngân sách bấp bênh và chứa đựng nhiều mâu thuẫn rõ ràng là phải cải tổ cho phù hợp với mục tiêu xây dựng một EU vững mạnh trong tương lai.


2.2. Xây dựng chiến lược phát triển mới – Chiến lược Lisbon

Tại Lisbon tháng 3/2000, cùng với những chương trình cải tổ thể chế và ngân sách, Hội nghị thượng đỉnh EU đã xây dựng một chiến lược tạo ra một khu vực kinh tế Châu Âu năng động, có khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở kinh tế tri thức vào năm 2010. Đây là chiến lược cải tổ kinh tế toàn diện nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh, từ cải tổ hệ thống pháp luật EU cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả thực hiện của các thành viên, đổi mới thị trường lao động, củng cố liên kết xã hội và đảm bảo phát triển bền vững. Về kinh tế tập trung vào bốn nội dung: xác định các ngành then chốt của nền kinh tế mới; thúc đẩy các ngành truyền thống chuyển đổi cho phù hợp với kinh tế tri thức; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới kỹ thuật; cải thiện môi trường tổng thể để phát triển kinh tế mới.

Những mục tiêu cụ thể là:

- Hoàn thiện Thị trường thống nhất trong các lĩnh vực quan trọng như viễn thông, năng lượng và dịch vụ tài chính;

- Tăng cường các công nghệ thông tin mới bao gồm điện thoại di động và mạng Internet;

- Khuyến khích nghiên cứu phát triển, tăng đầu tư cho lĩnh vực này là 3% GDP, thông qua chế độ bản quyền trên toàn EU;

- Tăng cường cạnh tranh về giao thông đường sắt và đường không.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng tăng việc làm;

- Thúc đẩy cạnh tranh thị trường, giảm bớt sự hỗ trợ không phù hợp trong công nghiệp;

- Nâng cao tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động tổng thể 70%, tăng số lao động nữ và người cao tuổi;

- Cải tổ hệ thống hưu trí nhằm đảm bảo ổn định ngân sách lâu dài;

- Hiện đại hoá hệ thống bảo hiểm xã hội, giảm bớt số người chịu rủi ro cao;

- Chú trọng tới các vấn đề về môi trường, thay đổi thời tiết, hiệu ứng nhà kính;

Qua nghiên cứu liên kết kinh tế khu vực của EU, mô hình đạt tới trình độ liên kết cao nhất trên thế giới hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho hội nhập khu vực là:

- Dân chủ và kinh tế thị trường là động lực phát triển của EU.

- Vai trò thủ lĩnh duy trì lực hướng tâm trong liên kết của các nước lớn như Pháp và Đức trong EU.

- Có nhiều nội dung liên kết, các nước có thể lựa chọn khi tham gia theo kiểu thực đơn. Với EU, Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch chưa tham gia vào đồng tiền chung, hay Hiệp ước Schengen mới chỉ có bảy nước tham gia;

- Liên kết theo nhiều tốc độ: tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước hướng tới hội tụ và đuổi kịp, như trường hợp hội nhập Liên minh Kinh tế – Tiền tệ của Hy Lạp, hay quá trình đàm phán mở rộng lần này theo chiến lược “Hội tụ và bắt kịp – Convergence and catch up”, EU đàm phán và vạch ra lộ trình cho từng nước thành viên mới;

- Hài hoa pháp luật Cộng đồng theo nguyên tắc tối thiểu (bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh và không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người), cùng thừa nhận lẫn nhau, đặc biệt trong quá trình hoàn thiện Thị trường thống nhất, nhằm xoá bỏ các rào cản phi thuế quan liên quan tới tiêu chuẩn kỹ thuật hay an toàn…

- Vai trò cực kỳ quan trọng của quá trình thể chế hoá với các thể chế siêu quốc gia và việc hoạch định chính sách mang tính kĩ trị cao, đảm bảo cho quá trình liên kết vận hành suôn sẻ.

- Trụ cột kinh tế luôn là động lực chính và phải đạt tới mức độ liên kết nào đó mới chuyển sang các trụ cột khác như chính trị và luật pháp (hay tư pháp và nội vụ).

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

Sau khi từ bỏ con đường CNXH, các nước Đông Âu đều bắt đầu công cuộc xây dựng nền dân chủ và kinh tế thị trường trong bối cảnh các nước lâm vào khủng hoảng sâu sắc về kinh tế và chính trị. Việc gia nhập EU hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của những nước này.

Trước hết, đây là nguyện vọng tự thân của các nước Đông Âu mong muốn Châu Âu trở thành không gian hợp tác và phát triển thống nhất, không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022