bị chia cắt bởi sự khác biệt về hệ thống chính trị như trước đây. Trở lại ngôi nhà chung Châu Âu, các nước Đông Âu không chỉ có cơ hội bảo đảm an ninh, ổn định nền dân chủ non trẻ mà còn có nhiều cơ hội để phát triển nhiều mặt về thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá xã hội, từng bước đạt tới các giá trị Châu Âu.
Hội nhập vào EU là động cơ quan trọng cho cải cách kinh tế thị trường ở những nước Đông Âu. Vừa chuyển đổi vừa hội nhập với một khu vực liên kết kinh tế thị trường phát triển hàng đầu thế giới không chỉ tạo ra sự phát triển năng động cho các nền kinh tế Đông Âu, giúp các nước này nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng, rút ngắn quá trình chuyển đổi, mà còn là cơ hội để các nước này hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cũng như đối với Liên minh Châu Âu, việc các nước Châu Âu gia nhập EU sẽ tạo ra một không gian kinh tế thuận lợi hơn cho các nước này, tăng cường sự cố kết cả về chính trị và kinh tế, từ đó tạo ra thế và lực mới trong quan hệ quốc tế. Với thể chế kinh tế và chính trị tương đồng, các nền kinh tế Đông Âu có nhiều cơ hội cất cánh để thu hẹp căn bản khoảng cách về trình độ phát triển và tiến tới đuổi kịp các nước EU trong vài ba thập kỷ tới. Qua kinh nghiệm các đợt mở rộng trước đây với sự tăng trưởng kinh tế của Ailen, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Uỷ ban Châu Âu đưa ra dự báo rằng mức độ tăng trưởng GDP hàng năm của các thành viên mới sẽ là 6% từ nay cho đến năm 2009, và cũng với việc dịch chuyển cơ cấu, các nước này có thể dễ dàng bổ sung thêm 2% nữa cho tăng trưởng. Còn tăng trưởng bình quân của EU – 15 khoảng 2,5% và có thể tăng thêm 0,7% hàng năm nhờ mở rộng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nói chung, được và mất cũng như cơ hội và thách thức luôn song hành. Với các nước Đông Âu trong quá trình hội nhập kinh tế vào EU, ngoài những cơ hội và thách thức như vậy còn có những đặc thù khác.
24
Nhìn chung, có thể nói rằng chính đặc thù vừa chuyển đổi kinh tế thị trường, vừa hội nhập vào các nền kinh tế thị trường hiện tại EU tạo ra cơ hội lớn nhất, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất đối với các nước Đông Âu.
Cơ hội ở chỗ những tiêu chuẩn, mục tiêu cụ thể của hội nhập được Liên minh Châu Âu thiết kế chi tiết và theo dõi sát sao, mà các nước Đông Âu nỗ lực thực hiện trong thời gian vừa qua chính là những lợi ích lớn nhất đem lại cho quá trình chuyển đổi. Sự trợ giúp của EU trong quá trình hội nhập với các chương trình hỗ trợ Phare, hạ tầng giao thông vận tải và môi trường ISPA, hay nông nghiệp và phát triển nông thôn SAPARD, với tổng số tiền tới 20 tỷ EURO là một nguồn lực quan trọng đối với các nước Trung Đông Âu. Tuy nhiên chính những kinh nghiệm quản lý, sự phối hợp gắn kế xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hoà hợp pháp luật để có thể liên kết vào EU là một cơ hội lịch sử của các nước Đông Âu, một sự định hướng quan trọng của quá trình chuyển đổi.
Thách thức ở chỗ, việc hội nhập toàn diện vào EU với liên kết khu vực đạt trình độ rất cao cũng là những thách thức đối với ngay cả những nền kinh tế thị trường phát triển, chẳng hạn một số nước như Anh, Thuỵ Điển hay Đan Mạch còn đang lần nữa trong việc tham gia vào EMU. Hơn nữa quá trình nhất thể hoá EU đã trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao từ hơn nửa thể kỷ qua, trong khi thời gian biểu hội nhập của các nước Đông Âu rút ngắn hơn nhiều với mọi nội dung cùng đồng thời thực hiện, không được phép lựa chọn. Như vậy thách thức của nhất thể hoá đối với các nền kinh tế chuyển đổi còn lớn hơn nhiều.
Quá tình hình thành và phát triển của Thị trường thống nhất EU thể hiện mức độ khá tương đồng giữ kinh nghiệm của EU với lý thuyết hội nhập kinh tế khu vực của Balasa. Liên kết kinh tế trong khu vực ở giai đoạn đầu thường là xoá bỏ rào cản thương mại, thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại giữa các nước bằng cách hình thành khu vực mậu dịch tự do. Các nước liên
kết trong khu vực mậu dịch tự do cam kết dỡ bỏ dần các rào cản hữu hình với nhau, những từng bước vẫn còn quyền quyết định việc áp đặt rào cản thương mại của mình đối với các nước khác ngoài khối. Bước tiếp theo sẽ là hình thành Liên minh Hải quan, tức là một khu vực tự do có chung biểu thuế quan, các nước đều áp dụng một mức thuế chung đối với các nước ngoài liên minh. Khi các nước trong Liên minh Hải quan tiến tới xoá bỏ các rào cản kỹ thuật, mở cửa nốt các lĩnh vực hàng hoá nhạy cảm như hàng dệt may, sản phẩm nông nghiệp, tiến tới tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động trong toàn khối. Hội nhập của các nước Trung Đông Âu vào EU sẽ tạo nên một thị trường khu vực rộng lớn hơn, với số người tiêu dùng tăng lên 20% sẽ có lợi cho tất cả các nước trong Cộng đồng.
Việc tự do hoá thương mại trong quá trình chuyển đổi và hội nhập đã diễn ra khá nhanh ở các nước Đông Âu. Nếu đánh giá độ mở cửa thương mại theo tỷ lệ của xuất khẩu trên GDP, năm 1989, Cộng hoà Séc hay Tiệp Khắc là 0,41, Hungary 0,33 còn Ba Lan là 0,16 thì đến năm 1999, các con số tương ứng đã là 0,52; 0,48 và 0,19.
Bảng 2. Thương mại với EU – 15 của các nước Đông Âu 1997-2001
1997 (%) Xuất nhập | 1998 (%) Xuất nhập | 1999 (%) Xuất nhập | 2000 (%) Xuất nhập | 2001 (%) Xuất nhập | ||||||
CH Séc Hungary Ba Lan Slovakia | 59,8 71,2 64,0 47,1 | 61,8 62,8 63,8 43,8 | 64,0 72,9 68,3 55,7 | 63,5 64,1 65,6 50,1 | 69,2 76,2 70,5 59,4 | 64,2 64,4 64,9 51,7 | 68,6 75,1 69,9 59,0 | 62,0 58,4 61,2 48,9 | 68,9 74,3 69,2 59,8 | 61,8 57,8 61,4 49,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 1
- EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 2
- Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Mới – Chiến Lược Lisbon
- Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Eu Thời Gian Qua
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Eu Phân Theo Nước
- T×Nh H×Nh Xuêt Nhëp Khèu Gi÷A Viöt Nam Vµ C¸c N•íc §«Ng ¢U Thêi Gian Qua
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn Uỷ ban Châu Âu, báo cáo về các nước ứng viên năm 2002
Trong quá trình hội nhập, có thể thấy rằng thương mại giữa các nước Đông Âu với EU đã tăng nhanh và đạt tới mức xấp xỉ 70%, gần với mức trao đổi thương mại hàng hoá của các nước trong EU-15. Một khi các rào cản kỹ thuật được xoá bỏ, các lĩnh vực nhạy cảm như hàng dệt may, nông sản được
mở cửa, thương mại giữa các nước này với Thị trường thống nhất sẽ nhanh chóng đạt tới mức độ 80% như các thành viên cũ trong EU.
Việc đánh giá tác động của mở rộng tới EU hiện nay có nhiều hạn chế do mức độ nền kinh tế của EU quá lớn so với các thành viên mới. Một đánh giá sơ bộ cho rằng các thành viên hiện nay của EU có thể thu được lợi nhuận vào khoảng 10 tỷ EURO sau một thời gian nữa, góp phần tăng trưởng chứng 0,2% GDP và tạo ra khoảng 300 ngàn việc làm. Còn đối với các thành viên mới, lợi ích kinh tế thu được qua thương mại sẽ lớn hơn nhiều, thể hiện ở chỗ 70% xuất khẩu của những nước này là vào EU trong khi chỉ chừng 4% xuất khẩu của EU vào các nước này.
Một tác động tích cực khác của tự do hoá thương mại với EU tới các nước này là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, được thể hiện qua cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước này vào EU. Tỷ lệ hành hoá xuất khẩu qua chế tạo năm 1993 của Séc là 75% của Hungary là 62% và của Ba Lan là 64%, đến năm 1999 đã tăng lên 87%, 85% và 76% tương ứng, đạt trình độ của các nước phát triển. Trong đó Séc phát huy lợi thế về hàng xuất khẩu có hàm lượng vốn con người hay lao động tay nghề cao, chiếm 40%, Hungary xuất khẩu chủ yếu hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, chiếm 55% còn Ba Lan vẫn chủ yếu xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng lao động giản đơn cao, chiếm tới 40%.
Bảng 3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước Đông Âu (%)
Cộng hoà Séc | Hungary | Ba Lan | ||||
1993 | 1999 | 1993 | 1999 | 1993 | 1999 | |
Hàng hoá chế tạo Trong đó: Không lành nghề Lành nghề Công nghệ | 75 26 42 32 | 87 22 40 38 | 62 33 25 42 | 85 17 28 55 | 64 45 30 25 | 76 40 34 25 |
Nguồn: http://www.eropean.eu.int
Kinh nghiệm của EU cũng cho thấy, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ và quá trình toàn cầu hoá kinh tế, Thị trường thống nhất đã góp phần tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của EU theo hướng tăng dần tỷ lệ phục vụ. Như vậy trong tương lai, quá trình liên kết hoàn toàn vài Thị trường thống nhất sẽ có tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước thành viên Đông Âu theo hướng tương tự, giảm bớt tỷ lệ nông nghiệp, tăng tỷ lệ dịch vụ hơn nữa.
Một lĩnh vực quan trọng của liên kết kinh tế khu vực là tác động không chỉ tới thương mại mà còn tới đầu từ trực tiếp nước ngoài. Những tác động của liên kết kinh tế khu vực tới quá trình quốc tế hoá các công ty được diễn giải trong mô hình OLI. Mô hình này đưa ra ba yếu tố tác động tới quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
- Thứ nhất, công ty phải có ưu thế cụ thể của mình (O-owned specific advantages), tức là những ưu thế chỉ mình công ty sở hữu về bí quyết, công nghệ, kỹ năng quản lý, nghiên cứu triển khai, thương hiệu, uy tín … để đảm bảo có khả năng cạnh tranh ở thị trường các nước.
- Thứ hai, Công ty phải lựa chọn ưu thế có lợi nhất cho việc triển khai sản xuất, kinh doanh của mình ở các nước khác, tức là phải địa phương hoá ưu thế của mình (L-localization advatages) vào các nước, tạo lợi thế đầu tư sản xuất so với thương mại, chứ không chỉ phục vụ thị trường thông qua việc xuất khẩu sản phẩm từ một địa điểm sản xuất của mình. Việc địa phương hoá các ưu thế luôn liên quan tới các yếu tố cung cấp đầu vào của địa phương như tay nghề lao động, tiền lương, và các yếu tố khác như độ lớn của thị trường, hạ tầng, chính sách thương mại, thuế, chính sách đầu tư và những ưu đãi của chính phủ, ổn định chính trị, hiệu lực pháp luật.
- Thứ ba, cần phải có động lực cho công ty kiểm soát quá trình sản xuất của những địa phương khác nhau chứ không đơn thuần chuyển giao những ưu thế, bí quyết của mình cho các doanh nghiệp địa phương, hay nói cách khác là
phải có quá trình quốc tế hoá các ưu thế của công ty (I – internationalization advantages), mở rộng phạm vi đa quốc gia của mình.
Chiến lược OLI của các công ty đa quốc gia cho thấy FDI mang lại lợi ích cho cả các công ty đa quốc gia và nước chủ nhà, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi, cần cả vốn và công nghệ cũng như kỹ năng quản lý tiên tiến, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết công việc …
Bảng 4. FDI từ EU vào các nước Trung và Đông Âu 1994-1998
(Đơn vị: Triệu ECU)
1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | |
Các nước ngoài EU | 24.129 | 45.580 | 47.412 | 90.095 | 190.489 |
Ba Lan | 616 | 1.132 | 2.427 | 2.446 | 3.799 |
CH Séc | 974 | 1.594 | 1.299 | 1.807 | 1.487 |
Hungary | 839 | 2.102 | 1.073 | 1.392 | 1.430 |
Estonia | - | - | 62 | 78 | 288 |
Lithunia | - | - | 57 | 58 | 317 |
Látvia | - | - | 21 | 35 | 46 |
Slovakia | 107 | 139 | 213 | 245 | 232 |
Slovenia | 51 | 68 | 64 | 100 | 157 |
Nguồn: eurostat – Statistic in focus – Theme 2-26-2000
Nguồn FDI từ EU vào các nước Trung và Đông Âu trong giai đoạn chuyển đổi và thực hiện các tiêu chí của hội nhập thể hiện khá rõ các yếu tố tác động tới đầu tư nói trên. Các nước thành viên EU có xu hướng đầu tư nhiều vào những nước có vị thế địa lý gần kề, ví dụ như vốn FDI của Đức và Áo chiếm phần lớn trong tổng số vốn FDI mà Hunggari, Cộng hoà Séc và Slovenia thu hút được. Còn ở Ba Lan, vốn FDI của Đức chiếm phần lớn trong tổng số vốn FDI mà các nước EU đầu tư vào nước này, trong khi ba nước Baltic là Litva, Látvia và Estonia lại có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư
đến các nước láng giềng vùng Bắc Âu là Na-uy, Thuỵ Điển, Phần Lan và Đan Mạch. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự ổn định về chính trị, hiệu lực của pháp luật, quá trình chuyển đổi sở hữu, các chế độ ưu đãi đầu tư v.v… Việc cải tổ theo hướng hội nhập của các nước Đông Âu vào EU, với triển vọng của một thị trường thống nhất trong tương lai, với sự cải tổ thể chế dân chủ, hoà hợp pháp luật, bảo đảm thực thi luật pháp và các nghĩa vụ thành viên, hội tụ kinh tế hướng tới hội nhập toàn diện là một cơ hội lớn để các nước này thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong cả giai đoạn từ năm 1989 đến 2001, các Đông Âu đạt tỷ lệ FDI trên đầu người rất cao, như Cộng hoà Séc là 2.920 EURO, Hunggari 2.383 EURO, Slovakia 1.163 EURO và Ba Lan mặc dù dân số lớn nhất gấp hơn 4 lần Hungary hay Séc cũng đạt mức 994 EURO, trong khí Bungary là 548 EURO và Rumani chỉ đạt mức 397 EURO.
Bảng 5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Trung Đông Âu
Tổng FDI 31/12/2001 (triệu EURO) | FDI trên đầu người (EURO) | |
Bungary Cộng hoà Séc Estonia Hungary Latvia Lithuania Ba Lan Rumani Slovakia | 4.423 30.103 2.625 24.287 2.981 3.155 28.439 8.852 6.285 | 548 2.920 1.928 2.386 1.271 908 994 397 1.163 |
Nguồn Uỷ ban Châu Âu, Enlargament of the EU 2003
Trong giai đoạn tới, sau khi trở thành thành viên chính thức của EU, các nước Trung và Đông Âu có những cơ hội lớn để thu hút được nhiều hơn
lượng vốn FDI từ EU-15. Ngoài các lợi thế theo mô hình OLI nói trên (mở rộng dẫn tới hội tụ cả về chính trị lẫn kinh tế, luật pháp, lao động ở các nước Đông Âu có trình độ, tay nghề cao, lương lại thấp hơn…) còn có một số lợi thế khác là:
- Việc tự do luân chuyển vốn trong thị trường thống nhất giúp các nhà đầu tư của EU đang có nhu cầu mở rộng sản xuất hướng mạnh đầu tư vào các nước Trung và Đông Âu vốn đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn FDI.
- Mối quan hệ với các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ cũng sẽ là yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ EU tăng cường đầu tư vào các nước Trung và Đông Âu sau khi những nước này gia nhập EU.
Rõ ràng là triển vọng về hội nhập toàn diện vào thị trường thống nhất đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động trong một EU mở rộng, thông qua thương mại và đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các thành viên mới thực hiện chiến lược “hội tụ và bắt kịp – convergence and catch up” các nước thành viên cũ trong Liên minh.
Tuy nhiên, thách thức của liên kết vào Thị trường thống nhất cũng rất lớn. Mặc dù tự do thương mại luôn luôn có lợi cho các nước tham gia, nhưng để mở cửa tự do hoá thương mại là một quá trình khó khăn, chủ nghĩa bảo hộ vẫn luôn tồn tại. Với nền sản xuất ở trình độ phát triển chưa cao, lợi thế so sánh chỉ có được ở những lĩnh vực công nghiệp nào được bảo hộ, tránh khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài trong giai đoạn đầu. Các nước thường sử dụng chủ nghĩa bảo hộ như là những nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề dài hạn bằng các biện pháp ngắn hạn như duy trì việc làm, hạn chế thất nghiệp hoặc cắt giảm nhanh thiếu hụt cán cân thương mại. Đặc biệt với các nền kinh tế chuyển đổi, khi phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, xây dựng hạ tầng của nền kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, vấn đề bảo hộ cho các lĩnh vực thuộc về độc quyền nhà nước trước đây là vấn đề cần