thiết. Việc xoá bỏ rào cản kỹ thuật, bảo đảm sự luân chuyển của hàng hoá và dịch vụ của thị trường thống nhất EU là một quá trình diễn ra lâu dài và phức tạp, và cho đến bây giờ vẫn chưa hoàn thiện. Như vậy việc liên kết thị trường các nước Trung Đông Âu, với trình độ phát triển chưa cao, còn thiếu vắng nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn lao động, sức khoẻ, môi trường .v.v… vào Thị trường thống nhất sẽ là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các thành viên mới. Cho đến nay, trong các lĩnh vực hàng nhạy cảm như nông sản, dược phẩm, hàng may mặc, EU vẫn sử dụng hàng rào phi thuế quan, thậm chí cả những biện pháp chống phá giá đối với hàng hoá của Đông Âu. Sau khi gia nhập, các thành viên mới Đông Âu còn phải nỗ lực nhiều trong việc áp dụng các acquis để thực sự liên kết vào Thị trường thống nhất, bảo đảm sự tự do luân chuyển của hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động.
Việc xoá bỏ rào cản trong Thị trường thống nhất đối với các doanh nghiệp mới là một thách thức trong giai đoạn tiền hội nhập và sau hội nhập. Tuy nhiên áp lực cạnh tranh trong Thị trường thống nhất mới thực sự là một thách thức lớn hơn, lâu dài hơn và sẽ quyết liệt hơn khi xoá bỏ các rào cản thương mại. Như chúng ta đã biết, chính sách cạnh tranh là nội dung trọng tâm của thị trường thống nhất, nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh bình đẳng trong buôn bán, lưu thông hàng hoá, dịch vụ sức lao động và vốn, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Những nội dung cơ bản của nó là chống độc quyền, lạm dụng vị trí độc quyền, kiểm soát hỗ trợ Nhà nước, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các độc quyền nhà nước, thúc đẩy tự do kinh doanh thông qua việc xoá bỏ rào cản thế chế, tự do hoá các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước. Chính sách cạnh tranh của EU nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng trong Thị trường thống nhất của các nền kinh tế thị trường phát triển cao và khá tương đồng, chức không phải nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế của từng nước thành viên. Như đánh giá mới đây của Mario Monty
(Uỷ viên Uỷ ban Châu Âu, phụ trách về lĩnh vực cạnh tranh), hai thách thức cơ bản của chính sách cạnh tranh của EU sau khi mở rộng là:
- Mặc dù có những khác biệt về mức độ phát triển kinh tế cũng như nền tảng cạnh tranh giữa các nước, vẫn phải đảm bảo cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan hoạt động theo cùng một chính sách cạnh tranh áp dụng cho toàn thể Cộng đồng.
- Cần khắc phục những vấn đề cơ cấu đang làm hạn chế khả năng cạnh tranh cũng như kìm hãm sự phát triển kinh tế của EU. Cần phải cải tổ kinh tế, làm thị trường EU mởp cửa và cạnh tranh hơn nữa nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Một chính sách cạnh tranh hiệu quả hơn là yêu tố cơ bản của quá trình này.
Với hàng loạt khác biệt về mức độ phát triển, về cơ cấu nền kinh tế việc áp đặt chính sách này sẽ gây ra khó khăn lớn cho các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu. Quá trình chuyển đổi từ nền kế kinh tế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường với các nội dung cơ bản ổn định hoá kinh tế vĩ mô, tự do hoá nền kinh tế, tư nhân hoá, và xây dựng các thể chế kinh tế thị trường cũng
nhằm mục tiêu phân bổ nguồn lực tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng do trước đây trong nền kinh tế kế hoạch, các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước, mọi hoạt động kinh tế đều được thực hiện theo kế hoạch hoá, không có khái niệm cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình cải tổ kinh tế thị trường, với tỷ lệ lớn các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả việc chuyển đổi sở hữu đòi hỏi phải có các nguồn lực lớn từ Nhà nước nhằm cải tổ những doanh nghiệp này. Nếu áp dụng các chính sách điều tiết, tự do hoá độc quyền tự nhiên sẽ dẫn tới sụp đổ nhiều doanh nghiệp khổng lồ tồn tại từ thời bao cấp, dẫn tới thất nghiệp hàng loạt, có thể gây ra những bất ổn cả về chính trị. Hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi
các nước Đông Âu phải hỗ trợ mạnh hơn cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển vốn rất kém hiệu quả, cũng như cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ non trẻ mới chuyển đổi hoặc thành lập. Để thu hút đầu tư nước ngoài, một nguồn lực quan trọng cho phát triển, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường cũng là một nghịch lý, các nước Đông Âu nghèo hơn nhưng phải chi tiêu nhiều hơn cho các lĩnh vực này. Mặt khác trong quá trình chuyển đổi, một loạt các dịch vụ công như y tế, giáo dục đang xuống cấp trầm trọng cũng đòi hỏi phải được hỗ trợ nhiều hơn.
Ngay từ đầu của giai đoạn chuyển đổi các nước đều coi cạnh tranh là yếu tố sống còn của nền kinh tế và rất nỗ lực xây dựng luật cạnh tranh. Hungary phê chuẩn luật cạnh tranh từ năm 1990, ở Cộng hoà Séc luật bảo vệ cạnh tranh kinh tế có hiệu lực ngày 1-3-1991. Trong quá trình đàm phán gia nhập, với sự hỗ trợ của EU trong chương trình PHARE, các nước tiến hành thông qua các acquis, điều chỉnh luật pháp của mình hội tụ dần với luật Cộng đồng trong đó có luật cạnh tranh.
Theo đánh giá quá trình gia nhập của Uỷ ban Châu Âu năm 2002 trong lĩnh vực cạnh tranh, luật chống độc quyền đã được áp dụng ở nhiều nước, nhưng cần củng cố hiệu lực và hiệu quả áp dụng các luật này. Về hỗ trợ Nhà nước còn tồn tại những sơ đồ chưa hợp lý ở một số nước, thường dưới dạng khuyến khích tài chính. Một số nước còn cần phải kiểm soát hỗ trợ Nhà nước trong các lĩnh vực nhạy cảm như đóng tầu, sắt thép, là những lĩnh vực mà việc cơ cấu lại sản xuất là cần thiết. Việc mở cửa, tự do hoá các thị trường thuộc về độc quyền Nhà nước truyền thống, như vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông.v.v… đặc biệt trong điều kiện các nền kinh tế chuyển đổi đương nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các nền kinh tế thị trường phát triển trong EU-15 hiện nay. Việc chuyển đổi nền nông nghiệp lạc hậu, cạnh tranh thủ công, nhỏ lẻ, tàn phá môi trường, với lực lượng lao động nhiều sang nền nông nghiệp chuyên môn hoá cao, năng suất cao, tỷ lệ lao động thấp, đòi hỏi phải
Có thể bạn quan tâm!
- EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 2
- Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Mới – Chiến Lược Lisbon
- Thương Mại Với Eu – 15 Của Các Nước Đông Âu 1997-2001
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Eu Phân Theo Nước
- T×Nh H×Nh Xuêt Nhëp Khèu Gi÷A Viöt Nam Vµ C¸c N•íc §«Ng ¢U Thêi Gian Qua
- Tác Động Của Eu Mở Rộng Đối Với Hoạt Động Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chính Của Việt Nam Sang Thị Trường Này
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
34
đầu tư nhiều, trong xu thế chi tiêu cho nông nghiệp chi tiêu cho nông nghiệp theo Chính sách nông nghiệp chung sẽ phải cắt giảm trong tương lai, hơn nữa các thành viên mới chưa được hưởng ngay những hỗ trợ của CAP sẽ là thách thức cho các thành viên mới.
Tóm lại, mặc dù có nhiều thuận lợi mà chủ yếu là có mục tiêu rõ ràng cho cải tổ, có sự hỗ trợ của EU cho xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, bảo đảm một thị trường thống nhất lớn nhất thế giới, nguồn đầu tư FDI từ các công ty đa quốc gia trong Liên Minh vừa đông đảo về số lượng vừa có trình độ khoa học, công nghệ và quản lý cao, nhưng thách thức đối với quá trình chuyển đổi và hội nhập của các nước Đông Âu cũng hết sức to lớn. Trong điều kiện chuyển đổi, khi mà nền kinh tế thị trường còn đang hình thành, còn ngổn ngang, có chỗ thì chưa xoá bỏ xong cơ chế cũ, có chỗ thì cơ chế mới đã thiết lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả, thói quen tâm lý cũ trì trệ còn tồn tại, thể chế hoạt động không đồng bộ, kém hiệu quả, hạ tầng còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế kém. Các nước Đông Âu phải đáp ứng được áp lực cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong một môi trường vừa xoá bỏ mọi rào cản, tự do hoàn toàn về luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động, lại vừa ràng buộc ngặt nghèo về các tiêu chuẩn, luật lệ cũng như về các công cụ điều tiết kinh tế như chính sách tiền tệ, ngân sách, lãi suất của EMU, thách thức càng trở nên gay gắt hon.
Việc trở thành thành viên chính thức của EU vào ngày 1-5-2004, chứng tỏ rằng quá trình cải tổ kinh tế thị trường, xây dựng nền dân chủ vừa chuyển đổi vừa hội nhập của các nước Đông Âu đã gặt hái được những thành quả to lớn. Trong thời gian tới, liên kết với EU sẽ tạo nhiều điều kiện cho các nước Đông Âu tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, cải thiện dân chủ, nâng cao đời sóng của nhân dân, đuổi kịp các nước phát triển trong Liên minh.
Qua nghiên cứu quá trình chuyển đổi hội nhập vào Liên minh Châu Âu của các nước Đông Âu, chúng ta rút ra một số nhận xét và bài học kinh
nghiệm. Với các nền kinh tế chuyển đổi, việc xây dựng một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chịu được áp lực của cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, chấp nhận luật chơi chung là điều kiện tiên quyết cho hội nhập kinh tế thành công. Cải tổ kinh tế thị trường là công cuộc khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, với những chương trình tổng thể, các giải pháp đồng bộ trong các lĩnh vực, phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng nước. Về kinh tế, những nội dung chủ yếu của cải tổ bao gồm thiết lập các hoạt động kinh tế, tư nhân hoá, xây dựng các hạ tầng kinh tế thị trường hiện đại như hệ thống ngân hàng, tài chính – tiền tệ, xoá bỏ bao cấp nhà nước, duy trì điều tiết nhà nước nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô bằng một chính sách ngân sách hợp lý, hệ thống hiện đại, chính sách tỷ giá và lãi suất linh hoạt .v.v… Có thể nói rằng đây là những biến số động trong bài toán chuyển đổi, điều quan trọng không phải là liệt kê ra các nội dung mà là phải giải quyết chúng cho mối quan hệ tổng hoà với nhau ở những thời điểm và tốc độ thích hợp. Và tất nhiên với các nước khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau, lời giải cho bài toán này là không giống nhau.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA EU MỞ RỘNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ EU
I. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ EU THỜI GIAN QUA
Việt Nam có quan hệ với các thành viên EU từ khá sớm, song với cộng đồng kinh tế Châu Âu cho tới năm 1990 mới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Trước năm 1990, trong thời ký chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống, hai phe đối lập. Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (HĐTTKT) quan hệ hợp tác trong nội khối là chính, quan hệ hợp tác với bên ngoài chỉ nhằm đáp ứng mà hợp tác trong nội khối không đáp ứng được. Vì vậy hợp tác với EU nói riêng, với các nước khác ngoài HĐTTKT nói chung hầu như không đáng kể. Sau những biến động chính trị diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô cuối những năm 80 đầu những năm 90 đặc biệt là sau khi khối SEV giải thể cuối năm 1991 đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói chung với Liên minh Châu Âu nói riêng. Thực hiên đường nối đổi mới kinh tế được từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều thay đổi và Việt Nam đã thu nhiều thành tựu to lớn trên tất cả cá mặt.
Có thể dấu mốc quan trọng nhất trọng nhất trong sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU là việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cộng đồng kinh tế Châu Âu ngày 22/10/1990. Từ khi bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Châu Âu, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Tiếp theo Hiệp định buôn bán dàng dệt may Việt Nam - EU (15/12/1992) tạo điều kiện tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên. Đặc biệt ngày 17/7/1995, tại trụ sở của uỷ ban Châu Âu ở Brussel, Bỉ. Việt Nam và Uỷ ban Châu Âu đã chính thức ký Hiệp định khung hợp tác. Mối quan hệ này đã có sự phát triển mới vì hiệp định đã đề cập một
cách toàn diện quan hệ hợp tác Việt Nam - EU trên nhiều lĩnh vực. Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, theo hiệp định khung đã ký, Việt Nam và EU đã dành cho nhau Chế độ tối hệ quốc(MFN), EU đã cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ GSP, đồng thời EU đã đồng ý gia hạn và hiệp chính tăng hạn ngạch nhập hàng dệt may Việt Nam, công nhận hơn 30 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đạt tiêu chẩn chất lượng và vệ sinh của EU. Một số doanh nghiệp và nhiều hàng hoá Việt Nam đã dược chấp nhận và từng bước có chỗ đứng ổn định tại thị trường EU. Hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc trao đổi hàng hoá giữa hai bên, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để tăng cường đầu tư giữa hai bên. Phía EU tạo điều kiện giúp đỡ Việt Nam trong chuyển đổi kinh tế thị trường. Xoá đói giảm nghèo và hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, những năm đầu của thập kỷ 90 là giai đoạn mở đầu cho sự phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và EU. Các hiệp định đã được ký kết giữa hai phía là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong những năm sau này. Sau khi Việt Nam và EU ký hiệp định khung hợp tác, hai phía đã triển khai chiến lược hợp tác cho giai đoạn 1995-2000 và hiện nay đang triển khai chiến lược hợp tác cho giai đoạn 2001-2006. Mục tiêu chủ yếu là tăng cường hợp tác giữa hai phía. EU tiếp tục giúp Việt Nam trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và xoá đói giảm nghèo.
1. Tình hình XNK của Việt Nam và EU 15
1.1. Tình hình xuất khẩu
1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong hơn 10 năm qua, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU 15 không ngừng được phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Quy mô buôn bán của Việt Nam - EU15 từ năm 1990- 2003 theo đánh giá có tấc độ trung bình hàng năm là 32.78%/ năm với lượng tăng tuyệt đối là 335 triệu
USD/năm. Điều này cho thấy EU15 là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, vượt qua Nhật Bản trở thành khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam..
Như đã nói, sau khi hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU được ký vào năm 1995, quan hệ hợp tác về kinh tế chính trị giữa hai bên đã có nhiều tiến bộ đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Thời kỳ trước hiệp định, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng như sau: 1993/1992 tăng 39,3%, 1994/1993 tăng 32% và 1995/1994 tăng 45,4%. Theo số liệu trong bảng thì năm 1997/1996 tăng 78,6% còn1998/1997 tăng 32,2%. Các năm 2000,2001,2002 tăng chậm do kinh tế thế giới biến động và giá xuất khẩu giảm. Năm 2003/2002 tăng 21,8%. Sau khi ký Hiệp định khung hợp tác, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vao EU tăng khá nhanh và ổn định. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với quy mô buôn bán ngày càng được mở rộng ra nhiều mặt hàng khác nhau.
Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh (trừ năm 1991-1993). Đến năm 2003, kim ngạch xuất khẩu sang EU đã đạt 3450,0 USA tăng 28,2 lần so với năm 1990. Chỉ tính riêng thời kỳ được diều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác 1994-2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng trung bình hàng năm là 31,56%, còn thời kỳ 1990-1994 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU chỉ tăng 28,31%/năm.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên khá ổn định. Mức tăng này lớn hơn nhiều nếu so sánh với tỷ trọng của thị trường Trung Quốc, Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (xem bảng).