Chủ Động Và Tích Cực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế


nhiệm trước pháp luật về các kết luận thanh tra, kiểm tra của mình”[87, tr.1040], khắc phục tình trạng hình sự hóa các tranh chấp trong quan hệ kinh tế giữa các DN.

Đây thực sự là sự “cởi trói” trong tư duy của Đảng về phát triển KTTN ở Việt Nam, thể hiện sự bình đẳng của KTTN với KTNN.

Để thành phần KTTN tiếp tục phát huy được vai trò của mình, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển loại hình kinh tế này. Điểm mới của Đại hội là đã cụ thể hóa thêm “quyền bình đẳng” của KTTN là “quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin”[36, tr.190]. KTTN được tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng của Nhà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển; được đáp ứng thuận lợi nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Như vậy, phát triển thành phần KTTN là chủ trương nhất quán của Đảng, KTTN ngày càng nhận được sự quan tâm, khuyến khích phát triển. Đảng cũng đề ra nhiều giải pháp thực tế để trợ giúp cho KTTN phát triển.

2.2.5. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Đảng chủ trương đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) khẳng định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” [31, tr.664]. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, Đảng đề ra các giải pháp: Cả nước cần phải khẩn trương “xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể” [31, tr.664]; phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các DN; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

- xã hội; hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Chủ động hội nhập kinh tế theo nguyên tắc: “giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu tranh” [31, tr.703].

Hội nhập kinh tế quốc tế phải dựa trên “phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ” [31, tr.703]. Đảng cũng khuyến khích “các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế” [31, tr.731]. Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, không chỉ có vai trò của các cơ quan Nhà nước mà vai trò của các cá nhân, tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước cũng rất quan trọng.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 8

Để tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, cần “Giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài” [31, tr.731]. Đây là bước đi cụ thể hướng đến tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam.

Ngày 3-2-2004, HNTƯ chín khóa IX của Đảng đã ra Nghị quyết số 34- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng. Nội dung hội nhập kinh tế của Việt Nam được đặt trọng tâm vào đàm phán ra nhập WTO, đồng thời phải giành thế chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để Việt Nam có thể hưởng nhiều lợi ích nhất trong quá trình hội nhập. Do vậy, Đảng phải xây dựng “chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế ở các cấp độ: toàn cầu, khu vực và song phương” [87, tr.1085]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đã đề ra chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế “sâu hơn” và “đầy đủ hơn” với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất nhằm tạo “bước ngoặt” trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng yêu cầu các DN phải biết cách “Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế” [36, tr.211].

Ngày 5-2-2007, HNTƯ bốn khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để tận dụng tốt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN, Đảng đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn:

Thứ nhất, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Ðảng toàn dân, toàn quân. Gia nhập WTO là một chủ trương lớn, đúng đắn, phải tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Tuy nhiên, bước vào WTO không chỉ có những “cơ hội” mà còn đầy rẫy “thách thức”


Thứ hai, tiếp tục “bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới; hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền KTTT định hướng XHCN; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực”[87, tr.1192]. Trong đó, phải đẩy nhanh việc “hình thành đồng bộ các yếu tố của nền KTTT”[87, tr.1193], “loại bỏ các hình thức bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi hàng hóa, dịch vụ” [87, tr.1193], tạo “đột phá trong quản lý và vận hành thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất” [87, tr.1193] để tạo khung pháp lý cho mở rộng từng bước quyền của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước theo hướng kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Như vậy, với sức ép từ hội nhập kinh tế quốc tế, đường lối xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có bước phát triển mới, các yếu tố thị trường được tạo lập và ngày càng đồng bộ với nhau để có thể tương thích với nền kinh tế thế giới. Thị trường trong nước ngày càng gắn kết với thị trường quốc tế.

2.2.6. Đổi mới quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) đã đề ra chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước với các nhóm giải pháp chính:

Thứ nhất, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế quản lý nền KTTT định hướng XHCN. Nhà nước sẽ tăng cường các biện pháp điều tiết vĩ mô, để “phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh”[31; tr.648]. Đồng thời, Nhà nước sẽ “tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các DN cạnh tranh và hợp tác để phát triển” [31, tr.649]. Bảo đảm định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước sẽ sử dụng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước sẽ cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh tế thế giới cho các DN và người


dân trong nước. Bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách nhà nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế, tài chính. Tăng chi ngân sách cho các mục tiêu xã hội trọng điểm. Đối với hoạt động đầu tư ngân sách Nhà nước, sẽ chỉ đầu tư “căn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội”[31, tr.650]. Nhà nước sẽ “chuyển cơ chế phân bổ nguồn vốn vay nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp thông qua tín dụng đầu tư, đồng thời phát triển các quỹ hỗ trợ phát triển ”[31, tr.650]. Trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nhà nước, Nhà nước cần “kiện toàn các ngân hàng thương mại nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường”[31, tr.650]. Các cơ quan hành chính Nhà nước cần xóa bỏ sự can thiệp “đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước”[31, tr.650]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) tiếp tục chủ trương nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đổi mới mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, xác định tôn trọng quy luật của thị trường trong nền kinh tế. Nhà nước “thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và DN” [36, tr.185]. Do vậy, chức năng quản lý hành chính của Nhà nước cần tách khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ "chế độ chủ quản"; tách hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch vụ công cộng (giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, thể dục thể thao).

Nghị quyết số 21 của HNTƯ sáu khóa X (1-2008) lần đầu tiên đề cập đến khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung ứng các dịch vụ công: “Chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội” [87, tr.1230]; để Nhà nước có thể tập trung nguồn lực vào một số lĩnh vực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, xã hội.

Như vậy, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu thông qua chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, bước đầu xác định các nguồn lực nhà nước cũng cần được phân bổ theo cơ chế thị trường.

2.2.7. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhấn mạnh quan điểm “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”[31, tr.637] với hai chủ trương, giải pháp lớn:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho mỗi công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ. Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Thứ hai, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ; đặc biệt chăm lo sự phát triển và tiến bộ của trẻ em.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đã phát triển quan điểm nêu trên thành: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Đảng nêu lên một số chủ trương và giải pháp lớn thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển:

Thứ nhất, “khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo”[36, tr.201]. Tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng nhằm tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên xóa đói giảm nghèo, khắc phục tình trạng bao cấp tràn lan, tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào nhà nước.

Thứ hai, “xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao”[36, tr.202]. Chú trọng xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân. Tiếp tục thực hiện đa


dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội. Nhà nước cần tăng cường các nguồn lực đầu tư để thực hiện các mục tiêu xã hội, vì con người.

Thứ ba, “phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ” [36, tr.202]; “chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội” [36, tr.203]. Khuyến khích xã hội hóa, huy động nguồn lực của xã hội đóng góp cho thực hiện mục tiêu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Thứ tư, “đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng” [36, tr.204]. Trong nền KTTT định hướng XHCN, phải từng bước chuyển các cơ sở công lập dịch vụ công cộng đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, không bao cấp tràn lan và không vì mục tiêu lợi nhuận. Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình dân lập và tư nhân. Chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước phát triển các dịch vụ công cộng.

Đó là những bước tiến quan trọng trong nhận thức về các giải pháp thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Các giải pháp đưa ra khá hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, mọi người dân đều được thừa hưởng những thành quả của phát triển kinh tế.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Đảng, Nghị quyết số 21 của HNTƯ sáu khóa X(1-2008) đề nghị “đưa mục tiêu giảm nghèo vào nội dung chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của từng địa phương”[87, tr.1228]. Điều này thể hiện tầm quan trọng của các chính sách giảm nghèo trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội, xem đó là mục tiêu hàng đầu.

Điểm mới trong quan điểm của Đảng là vấn đề phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội và lương hưu cho phù hợp với yêu cầu của KTTT định hướng XHCN. Theo đó, mức độ đóng góp của người lao động sẽ dần tăng lên, Nhà nước sẽ giảm dần bao cấp “Mở rộng các hình thức bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện…tách bảo hiểm xã hội đối với khu vực hành chính nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các lĩnh vực khác” [87, tr.1228]. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh “theo cơ chế tạo nguồn,


độc lập tương đối với chính sách tiền lương, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; từng bước cải thiện đời sống của người về hưu theo trình độ phát triển của nền kinh tế”[87, tr.1228]

Nhìn chung, chủ trương của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội khá toàn diện, thể hiện mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội đều vì con người, lấy việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là thước đo đánh sự thành bại của chính sách. Để tạo các nguồn lực thực hiện mục tiêu này, chủ trương xuyên suốt của Đảng sẽ giảm dần bao cấp của Nhà nước (chủ yếu dùng giúp đỡ các đối tượng chính sách), đi đôi với xu thế tăng mức độ đóng góp của người dân, áp dụng mạnh mẽ cơ chế thị trường.

2.3. BƯỚC ĐẦU HIỆN THỰC HÓA ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (2001 – 2010)

2.3.1. Xây dựng bước đầu thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Các quan điểm, đường lối, chủ trương đổi mới nêu trên để đi vào cuộc sống điều quan trọng là phải được thể chế hóa về mặt nhà nước, tạo “luật chơi”, “sân chơi” cho mọi chủ thể KTTT vận hành. Vì vậy, từ năm 2001 đến năm 2010, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực to lớn để xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN, tập trung vào hoàn thiện thể chế về sở hữu, về giá, về quyền tự do kinh doanh, về cạnh tranh và chống độc quyền, về thị trường và các yếu tố thị trường, về giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại...

Năm 2001, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, tập trung điều chỉnh về chế độ kinh tế, thừa nhận quyền tự do kinh doanh; phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, tạo đột phá cho hội nhập kinh tế quốc tế. Lập pháp, luật quy có nhiều tiến bộ để tạo khung thể chế cho định hình nền KTTT định hướng XHCN, tập trung ở cả hoạt động sửa đổi, bổ sung và ban hành mới. Ngày 17-9-2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2001-2010 xác lập khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động CCHC của mọi cấp, mọi ngành. Trong giai đoạn I thực hiện Chương trình (2001 – 2005), Chính phủ đã trình Quốc hội 49 dự án luật; mỗi năm trung bình Chính phủ ban hành


gần 200 nghị định, tạo lập cơ sở vững chắc cho cải cách thể chế, tính dồng bộ giữa cải cách lập pháp và cải cách hành chính. Điều đó đã kịp thời khắc phục tình trạng thiếu luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nhiều lĩnh vực, tạo sự an tâm và tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Các luật đã ban hành thể hiện rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sắp xếp và đổi mới DNNN, giảm thiểu đáng kể sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, giảm thiểu cơ chế xin – cho. Năm 2005 là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng cho nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, trở thành một trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới [187]

Tính cả 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHC (2001 - 2010), cả nước đã thống kê được trên 5.700 thủ tục hành chính, trên 9.000 văn bản quy định và trên 100.000 biểu mẫu thốn gkê thủ tục hành chính. Trong giai đoạn 2, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc tự rà soát theo tiến độ và đạt chỉ tiêu đơn gian hóa tổi thiểu 30% thủ tục hành chính. Tính cả 10 năm, đã có trên 5.500 thủ tục hành chính được rà soát; trong đó 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, 3.749 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; 288 thủ tục hành chính được thay thế. Cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ngày càng mở rộng, tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình: có 96,7% xã, 98,5% huyện và 88,3% các sở, ban, ngành cấp triển khai cơ chế này [4]

Luât Đất đai năm 2003, Luật Dân sự năm 2005 đã quy định cụ thể hơn quyền sở hữu, quyền tài sản của người, quyền sử dụng đất đai trên mức độ nào đã được xem là quyền tài sản, góp phần thúc đẩy tư nhân đầu tư kinh doanh và hợp tác công tư. Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 đã quy định cụ thể thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, thuận tiện hơn. Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh được xác định cụ thể và theo hướng thu hẹp dần. Người dân được kinh doanh những gì pháp luật không cấm. CCHC được nhấn mạnh bằng hành động quyết liệt của Chính phủ để tạo môi trường cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, tập trung ở cắt giảm thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp một cách đơn giản hóa,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023