KẾT LUẬN
Du lịch Quảng Ninh là một trong những điểm sáng vô cùng tiềm năng, nơi hội tụ những vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy quyến rũ; đã, đang và sẽ là một điểm tuyệt vời cho những du khách thích chiêm ngưỡng cái đẹp, thích khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nơi đây. Thế mạnh về du lịch Quảng Ninh đã được cấp lãnh đạo tỉnh và nhà nước quan tâm, có những cơ chế, chính sách cụ thể, sát thực để quản lý. Nhờ có sự quản lý của nhà nước mà du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả nhất định, đóng góp vào ngân sách của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân của tỉnh.
Tuy nhiện, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phong phú về du lịch của tỉnh. Ngoài những lợi thế đem lại cho ngành những cơ hội phát triển thì vẫn còn tồn tại một số yếu kém mà ngành cần nhanh chóng khắc phục. Du lịch Quảng Ninh còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong nước và quốc tế.
Do đó, để du lịch Quảng Ninh tiếp tục phát trển bền vững trong thời gian tới và có thể trở thành một trung tâm du lịch đẳng cấp, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có những chiến lược,biện pháp đúng đắn để quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tác giả đã vận dụng những kiến thức cơ bản cả về lý luận và thực tiễn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận khoa học về du lịch và quản lý nhà
nước về du lịch. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm về du lịch, hoạt động
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 12
- Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch Trên Địa
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
du lịch, các loại hình du lịch; quan niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch; sự cần thiết phải quản lý nhà nước về du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch và những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về du lịch.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương
khác trong nước, qua đó rút ra được bài học cho tỉnh Quảng Ninh
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015. Theo đó, nêu được những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Thông qua việc phân tích tình hình phát triển du lịch của tỉnh để làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch. Từ đó, rút ra được những thuận lợi và hạn chế trong việc quản lý nhà nước về du lịch, nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đưa ra dự báo, phương hướng phát triển du lịch.
Mặc dù luận văn đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được mọi sự góp ý, quan tâm để vấn đề mà luận văn đề cấp tới được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường
du lịch, Tạp chí quản lý nhà nước, (132).
2. Trịnh Xuân Dũng (1989), Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Lưu, Giáo trình thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
5. TS.Nguyễn Bá Lâm, Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển bền vững, Khoa Du Lịch, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
6. Thu Minh (2016), Phát triển du lịch Quảng Ninh trở thành kinh tế mũi nhọn,
Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh.
7. Tô Huy Rứa – Hoàng Chí Bảo – Trần Khắc Việt – Lê Ngọc Tòng (2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, tập 1 và 2, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
8. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2013), Nghị quyết số 07-NQ/TU Ngày 24-5-2013 về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2003, Quảng Ninh.
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/06/2007, Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.
12. Đảng bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2015), Báo cáo kết quả công tác Đảng năm 2015 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2016, Quảng Ninh.
13. Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh (2015), Văn kiện Đại hội Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Quảng Ninh.
14. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Khoa Quản lý Nhà nước về Xã hội (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước về
xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia.
16. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nhà Xb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
18. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa, Hà
Nội.
19. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 13/03/2014, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.
20. Tổng cục Du lịch – IUCN – ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học, Hà Nội.
21. Tổng cục Du lịch (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
22. Tổ chức du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc – UNWTO (2008), Báo cáo ngày 29/01, về tình hình hoạt đông du lịch thế giới.
23. Tỉnh Ủy Quảng Ninh (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lần thứ XIV, nhiềm kỳ 2015 – 2020.
24. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị quyết Số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
25. Trường Bồi dưỡng Cán bộ quản lý Văn hóa, thể thao và du lịch (2012), Tài
liệu Bồi dưỡng Công chức Văn hóa – xã hội xã.
26. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2010, năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014 và năm 2015; Quảng Ninh.
27. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.
28. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2014), Quy hoạch phát triểndu lịch và quản lý tài nguyên du lịch Quảng Ninh; Quảng Ninh.
29. UBND Quảng Ninh (2015), Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quảng Ninh.
30. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Báo cáo Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
31. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1418/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
32. http://www.quangninh.gov.vn/
33. http://www.halongtourism.com.vn/
34. http://www.vietnamtourism.gov.vn/
35. http://nhatrang.khanhhoa.gov.vn/
36. http://vungtau.baria-vungtau.gov.vn/