Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Thành Phố Cần Thơ


là điều kiện thuận lợi với các ngành kinh tế khác: xây dựng hệ thống giao thông, xây dựng các trung tâm công nghiệp và các công trình phúc lợi xã hội. Đó là điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái phát triển với sản vật mang lại là các vườn cây trái tốt tươi, các loại thuỷ sản, hệ thực vật .…

+ Dạng địa hình bồi trũng ở xa sông: là dạng địa hình bằng phẳng được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Mê-kông, đất đai màu mỡ với những cánh đồng lúa mênh mông. Đồng thời là một trong những vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm gạo ở đây thơm ngon cùng với sản vật cá, tôm của hệ thống sông, kênh, rạch có thể chế biến các món đặc sản của vùng phục vụ cho hoạt động du lịch.

Khí hậu: Thành phố Cần Thơ có một chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với hai đặc điểm cơ bản là có một nền nhiệt độ cao quanh năm ít biến động và một chế độ mưa đặc sắc: hàng năm phân biệt được một mùa mưa phù hợp với gió Tây Nam, đối lập sâu sắc với mùa khô điển hình phù hợp với gió mùa Đông Bắc, với hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4

Nhiệt độ trung bình 270C, lượng mưa trung bình hằng năm 1.500mm – 1.800mm tổng số giờ nắng trong năm 2.300 – 2.500 giờ, ẩm độ tương đối trung bình năm là 83%. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, những biến động lớn về thời tiết như bão, lụt ít xảy ra.

Ngoài ra, thành phố Cần Thơ nằm ở vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới, quanh năm ngày dài, và hằng năm có cả một thời kỳ dài 5 – 6 tháng mùa khô ít mây, nên thành phố Cần Thơ dồi dào ánh sáng. Tháng nắng nhiều nhất là tháng 2, nắng trung bình 9,1giờ/ ngày. Còn trong mùa mưa số giờ nắng giảm còn 5 – 6 giờ/ ngày. Với số giờ nắng cao, tổng lượng bốc hơi khoảng 960mm/năm, chế độ ẩm cao trung bình là 82%, là điều kiện thuận cho phát triển du lịch, đặc biệt là thu hút nguồn khách du lịch quốc tế từ châu Âu.

Thủy văn: Thành phố Cần Thơ là một thành phố có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Mật độ lưới sông vùng ven sông Hậu tới 1,8 – 2,0 km/km2 . Cần


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê-kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho khai thác du lịch sông nước. Trong đó:

+ Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê-kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê – Kông). Vì thế, sông Hậu đã cung cấp một lượng nước quanh năm cho các vườn cây trái tốt tươi cũng như các hoạt động du lịch khác.

Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 6

+ Sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông và phát triển du lịch.

+ Sông Cái Lớn (phụ cận Hậu Giang) dài 20km, chiều rộng cửa sông 600 – 700m, độ sâu 10 - 12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc như: sông Cái Bé, rạch Thốt Nốt, rạch Ô Môn, rạch Bình Thuỷ, rạch Đầu Sấu… đã cung cấp nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi, cải tạo đất và đặc biệt là thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch sinh thái trên sông nước.

Thổ nhưỡng: tổng diện tích đất tự nhiên là 14.016.000ha gồm:

- Nhóm đất phù sa ngọt: chiếm 84%, đất này có độ phì tự nhiên khá, độ pH biến động từ 4,1 đến 7,4 tầng mặt thường có lượng hữu cơ từ 2 – 5%. Nhóm đất này màu mỡ, có giá trị lớn cho nông nghiệp, đất có khả năng thâm canh và tăng vụ cao, có thể canh tác từ 2 – 3 vụ/năm.

- Nhóm đất phèn: chiếm 16% thuộc một phần các quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, Phong Điền.

Qua thống kê sử dụng diện tích đất cho thấy đất nông nghiệp chiếm 84,1%, đất chuyên dùng 6,76%, đất dùng cho khu dân cư 3,35%, hiện có 5,66% đất chưa sử dụng.


Sinh vật: Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng,... Về động vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le, trích nước, giẻ giun, trăn, rắn, rùa,... Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất,...


2.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội‌

2.1.4.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân số Cần Thơ năm 2010 là 1.189.600 người (chiếm 1,4% dân số cả nước), mật độ dân số là 849 người/km2, trong đó dân số nam là 570,7 nghìn người chiếm 49,7%, dân số nữ là 589,8 nghìn người chiếm 50,3%, dân số thành thị là 783,1 nghìn người chiếm 65,82%, dân số nông thôn là 406,5 nghìn người chiếm 34,17%. Tỷ lệ tăng dân số 0,95%/năm. So với 13 tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ là đơn vị có dân số đứng hàng thứ 10. So với 5 thành

phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ có dân số đứng hàng thứ 4, cao hơn thành phố Đà Nẵng.

Cơ cấu dân số:

Xét theo độ tuổi: Cần Thơ là địa phương có cơ cấu dân số trẻ, ngày nay mặc dù mức sinh có giảm nhưng tỷ lệ trẻ em cao.

Xét về giới tính: dân số nữ nhiều hơn dân số nam, cụ thể là năm 2010 theo số liệu của Tổng cục thống kê thì dân số nam chỉ chiếm 49,7%, trong khi đó dân số nữ chiếm tới 50,3%, tuy nhiên mức chênh lệch này không đáng kể và không thay đổi nhiều qua các năm.

Về dân tộc: Cần Thơ là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cư trú, chủ yếu có 3 nhóm dân tộc chính như: Kinh, Hoa, Khơme. Người Kinh có mặt hầu hết trên địa bàn thành phố Cần Thơ chiếm 96,84% dân số, tập trung ở các ấp, xã, thị tứ, thị trấn


với nghề làm ruộng, buôn bán, thủ công, dịch vụ. Người Hoa tập trung chủ yếu ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền chiếm 1,4% dân số, trong đó có người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề bán thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc. Riêng người Khơme ở Cần Thơ không nhiều chiếm khoảng 1,7% dân số, họ sống tập trung quanh các phum, sóc hoặc sống rải rác xen kẻ với người Kinh ở các quận Ô môn, Thốt Nốt, Ninh Kiều. Tất cả các dân tộc ở Cần Thơ cùng chung sống với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, hòa thuận, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.

Về lực lượng lao động: là một thành phố có dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào, năm 2009 tổng số lao động trên địa bàn thành phố có hơn 748.000 người, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có khoảng 587.000 người, còn lại là lao động dự trữ. Đến tháng 8/2009, thành phố đã triển khai dự án dạy nghề cho người lao động đến tuổi nhằm nâng tỷ lệ từ 35% lên 43% vào cuối năm 2010 với số lượng là 10.500 người, phấn đấu toàn địa bàn sẽ có 56.500 lao động được dạy nghề (trung và sơ cấp), nhằm nâng cao vị trí dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2.1.4.2. Kinh tế

Năm 2010, tăng trưởng GDP của Thành phố đạt 15,03%, thu nhập bình quân đầu người 1.950 USD/người, tăng 200 USD so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt trên 919 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 4.710 tỉ đồng (vượt 9,08% dự toán Trung ương giao), tổng vốn đầu tư toàn xã hội 26.282 tỉ đồng, giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo… Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, huy động được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, các lĩnh vực xã hội đều có những chuyển biến tích cực.

Nông nghiệp: Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể.


Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp: Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.

Thương mại và dịch vụ:

- Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.

- Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại thành phố Cần Thơ như Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, VietinBank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN...

- Hiện Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, với tốc độ phát triển đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).

2.1.4.3. Giáo dục và y tế

Giáo dục: về mạng lưới và quy mô giáo dục - đào tạo, trên địa bàn thành phố đã xác lập khá hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân với tổng số 345 trường mầm non, phổ thông, 7 trường cao đẳng và 6 trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, 4 trường đại học (trong đó có 1 trường dân lập), 1 học viện chính trị - hành chính do Trung ương quản lý, 1 trường chính trị thành phố và 8 trung tâm bồi dưỡng chính trị


cấp quận, huyện... Số lượng học sinh phổ thông hằng năm khoảng 180.000 -

200.000 học sinh, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 8.000 - 10.000 học sinh, cao đẳng và đại học khoảng 23.000 - 25.000 sinh viên. Đội ngũ giáo viên các cấp học cơ bản đạt chuẩn giáo dục và năng lực chuyên môn. Chất lượng giảng dạy được nâng lên đáng kể, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, ra trường hằng năm đạt trên 80%. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng dần quy mô, mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo phục vụ trước mắt và lâu dài theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sinh viên ra trường cơ bản vận dụng tốt kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống, tìm được việc làm phù hợp, góp phần đáng kể vào việc chuẩn hóa cán bộ, công chức, nâng cao dân trí của thành phố.

Về y tế tại Cần Thơ có một số bệnh viện như:

- Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ (quy mô 700 giường)

- Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30 - 4 (tương lai trở thành bệnh viện tuyến Quận Ninh Kiều).

- Bệnh viện Thành Phố (đang được xây dựng tọa lạc tại bệnh viện trung ương cũ)

- Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

- Bệnh viện Mắt-RHM

- Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ

- Bệnh viện Tây Đô

- Bệnh viện Hoàn Mỹ

- Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động & Môi trường TP. Cần Thơ

- Trung tâm Truyền máu và Huyết học khu vực Cần Thơ

- Trung tâm chẩn đoán Y khoa

- Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ

- Bệnh viện Da liễu Cần Thơ

- Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ

- Trung tâm tâm thần Cần Thơ

- Bệnh viện phụ sản quốc tế Phương Châu


- Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ.

- Các bệnh viện, trạm xá thuộc các phường, quận, huyện và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là một dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Các bệnh viện tư nhân như bệnh viện Đa khoa Tây Đô, bệnh viện Hòan Mỹ cũng có mặt tại Cần Thơ.

2.1.4.4. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

- Đường bộ gồm có: 5 tuyến quốc lộ (1A, 80, 91, 91B, Nam sông Hậu) và 9 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 3000km.

- Đường thủy: mạng lưới đường thủy rất phát triển với tổng chiều dài khoảng 2000km, bao gồm các tuyến sông quan trọng: tuyến sông Hậu, tuyến kênh Cái Sắn, tuyến sông Cần Thơ – kênh Xà No,... Ba cảng sông quan trọng nhất: cảng Trà Nóc, cảng Cần Thơ và cảng Cái Cui.

- Đường hàng không: sân bay Cần Thơ lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long – hoạt động chính thức từ ngày 03/01/2009.

* Điện: nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW.

* Nước: Cần Thơ có 4 nhà máy cấp nước sạch có công suất lớn: 99.000 m³/ngày, dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch

200.000 m³/ngày.


2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ‌


2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái Cần Thơ‌

Cần Thơ dựa vào tiềm năng sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, vườn cây trái, môi trường sinh thái vườn, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, ngoài ra thành phố Cần Thơ với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là đô thị lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông nối liền với các tỉnh trong khu vực nên Cần Thơ có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái liên tỉnh.


2.2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

- Hệ sinh thái sông nước

+ Hệ sinh thái cù lao (cồn): Hệ sinh thái cù lao là dạng địa hình được hình thành do phù sa của sông Hậu bồi tụ. Các cù lao này kéo dài thành một dải dọc theo sông hoặc nằm giữa dòng chia đôi sông lớn, là dạng địa hình tiêu biểu cho địa hình bãi bồi ở thành phố Cần Thơ, thường có diện tích vào khoảng 2.000 – 5.000m2, hình dạng thon dài - hình dạng thuỷ động học, thu hẹp hai đầu (do tác động của dòng

chảy) và phình to ở giữa. Trên các cồn cát người dân sống đông đúc với những nghề chính là chài cá trên sông và trồng cây ăn quả. Các cù lao có giá trị phục vụ du lịch chủ yếu tập trung ở thành phố Cần Thơ, Thốt Nốt, Ô Môn,…như cồn Ấu, cồn Khương, cù lao Tân Lộc…tạo điều kiện phát triển kinh tế vườn đồng thời phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp văn hóa ẩm thực, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Với những điều kiện đó đã tạo cho hoạt động du lịch ở Cần Thơ có nhiều loại hình du lịch sinh thái đa dạng: du lịch trên sông, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch làng nghề…. Trong tương lai, các khu du lịch cù lao sẽ là những khu du lịch sinh thái hấp dẫn mang đặc trưng sông nước Cửu Long, đồng thời là điểm nối tuyến du lịch nhiều tiềm năng trong tuyến du lịch đường thuỷ quốc tế từ Campuchia ra biển Đông và các tỉnh vùng lân cận.

+ Những loại hình sản phẩm du lịch sinh thái trên sông nước: Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông rạch chằng chịt, với tổng chiều dài khoảng 4.300km. Nhìn chung các sông ở Cần Thơ nước ngọt quanh năm, ít xảy ra lụt, thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt cho hoạt động du lịch. Đặc biệt, sông Hậu với lượng phù sa dồi dào bồi đắp nên đồng bằng trù phú và tưới tiêu cho ruộng vườn xanh tốt. Cho nên, dựa vào thế mạnh này đã giúp cho du lịch Cần Thơ phát triển mạnh loại hình du lịch sông nước. Ngoài hệ thống sông tự nhiên, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt và hệ thống kênh đào (nếu tính riêng các kênh có chiều rộng từ 15m trở lên ở thành phố Cần Thơ có khoảng 4.000km kênh đào) là nguồn cung cấp nước đồng thời là đường giao thông thuỷ thuận tiện cho hoạt động du lịch. Điển hình cho tài nguyên này là các loại hình du lịch sinh thái trên sông nước như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023