Kaypa Trên Sông Hậu (Nguồn: Www.sovhttdltpct.vn)


Du thuyền: là loại hình du lịch trên sông nước được ưa thích hiện nay, được khai thác bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Khánh, Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ. Loại hình du lịch này thích hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là những khách du lịch yêu sông nước, yêu những giá trị truyền thống bởi khi khách du lịch đi trên du truyền, ngoài thưởng thức cảnh đẹp hai bên bờ sông Cần Thơ và sông Hậu, còn thưởng thức các món ăn đặc sản quê hương và nghe đờn ca tài tử Nam Bộ ngay trên du thuyền. Ngoài những du thuyền lớn, những chiếc xuồng ba lá sẽ đưa khách tham quan len lỏi vào những kênh rạch chằng chịt phủ kín bóng mát, ríu rít tiếng chim, thưởng thức khung cảnh thanh bình của miền quê sông nước.

Kaypa: Cần Thơ là nơi duy nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có Tour du lịch sông nước bằng Kaypa do khách sạn Victoria tổ chức. Đến với Tour này, du khách được cung cấp các thiết bị cần thiết, lướt qua vàm Cái Khế ra sông Hậu, tĩnh lặng tâm hồn thưởng thức cảnh trời xanh mây nước, nắng ấm, gió êm.



Hình 2.1: Kaypa trên sông Hậu (Nguồn: www.sovhttdltpct.vn)

Đây là loại hình du lịch vừa thích hợp cho đối tượng khách yêu thích thể thao vừa yêu thích khám phá sông nước. Chính vì vậy, hiện nay Kaypa không chỉ thu hút khách du lịch nội địa mà còn hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế.


Chợ nổi: là nét sinh hoạt độc đáo của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng. Không giống như những chợ nổi ở Cà Mau là cây “bẹo” được treo “ngang”, nét độc đáo của chợ nổi Cần Thơ là những cây “bẹo” (cây sào tre) được cắm đứng ở mũi ghe. Hiện nay, thành phố Cần Thơ có 2 chợ nổi khá nổi tiếng, đặc trưng và đã đưa vào khai thác du lịch, đó là:

+ Chợ nổi Cái Răng: nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5km. Chợ vẫn còn mang nét tự nhiên vốn có của nó với những hoạt động buôn bán diễn ra hằng ngày và liên tục, đó là điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vì chợ nằm ở ngã ba sông nên đã cản trở việc lưu thông đi lại bằng đường thủy đối với những hoạt động kinh tế khác, ngoài ra vấn đề rác thải từ những ghe xuồng, sinh hoạt của người dân đã làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Trong tương lai, chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn của vùng, vì thế sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, tuy vậy cũng cần chú ý bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

+ Chợ nổi Phong Điền: là một trong những chợ buôn bán trái cây đặc sản như cam, quýt, bưởi, vú sữa, sapochê và các sản phẩm vườn độc đáo của địa phương. Chợ nổi phong Điền cách chợ nổi Cái Răng khoảng 7km (mất khoảng 40 phút đi thuyền), là điều kiện thuận lợi để nối tuyến du lịch tham quan dọc trên sông Cần Thơ. Bên cạnh đó, do rác thải từ các ghe xuồng thương lái, những thức ăn vứt bừa bãi trên sông, những vỏ trái cây, bọc nilông thức ăn, những phế phẩm của các hộ dân sống trên ghe xuồng…là nguyên nhân chính làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong tương lai, chợ nổi Phong Điền là một trong những chợ nổi lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long vì chợ nổi này nằm trong định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ thuộc “Cụm du lịch Phong Điền”.


Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 7


Hình 2.2: Chợ nổi Phong Điền (Nguồn: http://cantho.gov.vn)

- Hệ sinh thái vườn

Hiện nay, ở thành phố CầnThơ có nhiều vườn du lịch sinh thái, với nhiều loại hình khác nhau đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Vườn du lịch sinh thái của miền sông nước Cần Thơ nói riêng và miền sông nước Cửu Long nói chung đang được xem là một loại hình du lịch hấp dẫn, góp phần làm phong phú ngành du lịch Việt Nam. Đến đây, khách tham quan được thưởng thức tất cả những hương vị đích thực của từng loại quả đặc trưng của miền Tây do chính tay người dân hái từ vườn nhà, được sống trong môi trường xanh mát mẻ…Ngoài ra, khách du lịch còn được chủ vườn đưa đi tham quan, tìm hiểu cuộc sống của những người dân nông thôn ở miền sông nước, tìm hiểu những ngành nghề truyền thống đặc trưng của người dân nơi đây. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 17 điểm vườn, khu du lịch như: làng du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch sinh thái Phù Sa, khu du lịch sinh thái Kim Phú Đô (Xuân Mai cũ), khu du lịch sinh thái Thủy Tiên, vườn du lịch Giáo Dương, vườn du lịch Út Trung,… trong số 17 điểm vườn, khu du lịch này có 6 điểm vườn du lịch có lưu trú (với 95 phòng, 144 giường).

Du lịch sinh thái miệt vườn đang và sẽ phát triển trong tương lai, bởi vì cuộc sống ngày càng hiện đại nên con người muốn tìm về với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành của những vườn cây trái. Những vườn cây trái xanh tươi trên miền


sông nước, kênh rạch chằng chịt rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái như khu du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch Phù Sa, khu du lịch Thuỷ Tiên…

- Hệ sinh thái vườn cò

Hệ sinh thái vườn cò duy nhất ở Cần Thơ là vườn cò Bằng Lăng, vườn cò là khu bảo tồn thiên nhiên được các cấp ban ngành thành phố Cần Thơ quan tâm đầu tư, bảo tồn. đây có khoảng 20 loài cò, bạn cò với số lượng hàng nghìn con. Hiện chúng được sự chăm sóc của gia đình bác Nguyễn Ngọc Thuyền, và sự quan tâm đầu tư, nghiên cứu, khai thác để phát triển loại hình du lịch sinh thái của Sở du lịch thành phố Cần Thơ, của công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ và trường đại học Cần Thơ.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn chủ yếu là những nét văn hóa bản địa, đó là sự có mặt của các làng nghề truyền thống, các đình chùa, viện bảo tàng, văn hóa ẩm thực, hệ thống di tích lịch sử,...

- Làng nghề

Loại hình làng nghề nổi tiếng ở Cần Thơ là nghề trồng hoa kiểng và các làng nghề gắn với văn hóa bản địa như làng đan lưới, làng đan lợp, nghề làm bánh tráng đều có giá trị khai thác du lịch kết hợp với du lịch sinh thái. Những tour du lịch sinh thái thường kết hợp tham quan những làng nghề, tìm hiểu văn hóa bản địa rất được các công ty du lịch ở Cần Thơ khai thác hiệu quả hiện nay.

+ Nghề trồng hoa kiểng:

Câu lạc bộ Xương Rồng Cần Thơ: Có thể nói rằng Cần Thơ là nơi có số người sưu tập và trồng xương rồng nhiều nhất nước. Nơi đây đã hình thành một Câu lạc bộ mang tên Câu lạc bộ Xương Rồng Cần Thơ, tên tiếng Anh cho câu lạc bộ này là Cantho Cactus Club, viết tắt là 3C. Tại ngôi nhà cổ nhất Cần Thơ, ở Bình Thủy, có một cây Kim Lăng trụ cao 7 – 8m, cao lớn nhất Việt Nam. Có lẽ từ khi có chủ trương đổi mới, từ năm 1986, với sự thành lập Câu lạc bộ Xương Rồng Cần Thơ, phong trào sưu tập cây xương rồng mới dần dần phát triển. Đến nay, Câu lạc bộ Xương Rồng Cần Thơ đang lưu giữ và phát triển chừng 1.500 giống cây xương


rồng và cây mọng nước các loại. Câu lạc bộ có 4 khu nuôi trồng và trưng bày xương rồng và hơn 1.500m2 nhà kính nhằm đảm bảo khả năng cung cấp giống xương rồng cho nhiều nơi trên cả nước. Số vườn sưu tập xương rồng tư nhân cũng rất đa dạng. Hằng năm, vào các dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội trong năm, Hội chợ khu vực, Câu lạc bộ Xương rồng Cần thơ đã có những đóng góp quan trọng cho sự phong phú các Hội thi Hoa cảnh, Hội Hoa xuân và đem về nhiều giải thưởng xứng đáng như nhiều giải Vàng, Bạc và Đồng. Đài Truyền hình Cần Thơ cũng đã thực hiện thành công

một bộ phim tư liệu "Cây Xương rồng trên đất Cần Thơ", bộ phim đã được phát sóng trình chiếu nhiều lần trên cả nước. Trụ sở chính của Câu lạc bộ ở Cần Thơ là điều kiện để thu hút những người yêu thích cây Xương Rồng đến tham quan, trao đổi, học hỏi,…chính thế đó là điều kiện để thu hút đối tượng khách du lịch sinh thái tiềm năng đến với thành phố Cần Thơ.

Làng trồng hoa Thới Nhựt: Làng trồng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình có lịch sử hơn nửa thế kỷ, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết. Làng hoa Thới Nhựt có từ 100 năm nay, lúc đầu chỉ khoảng 10 hộ trồng chủ yếu vạn thọ, cúc mâm xôi, mai… nhưng bây giờ có đến hàng trăm hộ trồng hàng chục loại mới lạ như: Cúc Indonesia, Vạn Thọ Pháp, Xương rồng Thái, Hướng dương, Lan và đặc biệt là mai ghép các loại. Từ các tuyến rạch Cái Sơn, Cái Răng, Cái Khối hoa kiểng được chở tấp nập ra chợ hoa Ninh Kiều, Hoàng Văn Thụ và tận chợ nổi Cái Răng. Sản phẩm truyền thống là cúc vạn thọ, cúc mâm xôi, thược dược, mai các loại. Hiện nay, đã phát triển thêm nhiều giống hoa nhập khẩu mới lạ độc đáo. Đặc biệt, những dịp lễ Tết chắc chắn sẽ thu hút khách tham quan nội địa lẫn khách tham quan quốc tế, và là dịp để các công ty du lịch khai thác các Tour du lịch mùa Xuân.

+ Những làng nghề gắn với văn hóa bản địa:

Làng đan lợp Thới Long: Ở phường Thới Long, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ có làng đan lợp bắt tép (là dụng cụ bắt tép tầm nhỏ). Làng nghề có hơn 300 hộ hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Khách du lịch sẽ được tận mắt nhìn thấy sự tinh tế, tỉ mỉ của người thợ trong từng công đoạn đan lợp tép từ khâu đạp vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến cân nình, ráp thành cái


lợp hoàn chỉnh. Mỗi năm làng đan lợp Thới Long tiêu thụ 400 – 500 ngàn sản phẩm (cái lợp) bán khắp thành phố Cần Thơ. Đây là loại hình du lịch sinh thái tìm hiểu cuộc sống của người dân, mà các công ty du lịch ở Cần Thơ đã khai thác gọi là tour homestay (ở nhà dân), hiện đang thu hút đối tượng khách du lịch quốc tế.

Làng đan lưới Thơm Rơm: Ở xã Thạnh Hưng - Thốt Nốt có trên 70 hộ gia đình làm nghề đan lưới mỗi mùa nước đến, làng đan lưới tập trung huy động hàng ngàn lao động làm việc. Ðan tay, dệt máy, kết lưới bắt viền, cột phao, công việc luôn luôn nhộn nhịp. Có nhiều loại sản phẩm như loại lưới mắt nhỏ dùng để bắt cá linh, cá rô; Lưới mắt lớn hoặc lưới ba màn để bắt cá mè vinh và các loại cá lớn. Chính vì thế, nơi đây có tiềm năng phát triển loại hình du lịch làng nghề.

Bánh tráng Thuận Hưng: Thuận Hưng là một xã nông nghiệp nằm ở hướng Nam của quận Thốt Nốt, cách trung tâm thành phố Cần Thơ gần 40km. Trải qua bao thăng trầm, hàng trăm năm qua, hạt gạo Thuận Hưng vẫn dẻo thơm và vì vậy nghề làm bánh tráng ở đây vẫn tồn tại chưa bị mai một. Hiện nay, có 9/9 ấp trong xã đều có làm bánh nhưng lò bánh tập trung nhiều ở các ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh. Đến tham quan làng nghề chính là dịp để du khách có thể tận mắt chứng kiến những chiếc bánh do chính người dân làm. Bánh tráng Thuận Hưng không chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa mà đã xuất khẩu sang Campuchia. Bánh tráng Thuận Hưng được ưa chuộng bởi chiếc bánh mịn đều, dẻo thơm, đặc biệt là rất đều, trăm chiếc như một. Mới đây, làng bánh tráng Thuận Hưng được Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ công nhận làng nghề và là một trong những sản phẩm du lịch phục vụ Năm Du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008. Làng nghề nằm trong tuyến tham quan cù lao Tân Lộc nên có nhiều tiềm năng nối tour, tuyến kết hợp du lịch sinh thái và làng nghề.

Làng làm lò đất Bà Rui: Du khách đi theo kênh Dì Tho, đi hết làng đan Lợp thì tới Làng làm lò đất Bà Rui. Lò đất thường được dùng để nấu ăn ở vùng nông thôn, và sử dụng củi khô để đun nấu. Lò được làm bằng đất sét được lấy ở sông Cái, người ta đem trộn đất sét với trấu rồi nặn thành hình chiếc Lò, sau đó vuốt bề mặt lò cho mịn, rồi đem phơi khô. Một người có thể làm 20 cái lò trong một tháng. Một số


hộ gia đình làm xong bán cho thương lái tới mua, còn một số lại chèo ghe đi bán ở nơi khác. Vị trí: Ấp Thới Xương 2, xã Thới Long, quận Ô Môn.

Làng thúng ven sông: Đây là nơi du khách nước ngoài thường đến tham quan trong các tour hướng về miệt vườn, về các “làng nghề”. Để làm ra một sản phẩm cũng phải mất khá nhiều công đoạn. Từ khâu đan lác, chẻ nan, vót nan khá đơn giản, ai cũng làm được đến những việc đòi hỏi phải khéo léo và có sức như: cạo tinh, lận vành. Sản phẩm của làng vô cùng phong phú. Từ những chiếc sề cho các dì, các chị trong các chợ, đến những chiếc thúng túa về khắp nẻo ruộng đồng, rồi rổ, rá, sàng, nia... có mặt trong mọi nhà. Vị trí: Phường Thốt nốt, quận Thốt Nốt. Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, theo quốc lộ 91, qua khỏi cầu Thốt Nốt độ một cây số là đến cầu Trà Uối. Rẽ trái vào con đường nhỏ dưới chân cầu là đến được làng.

- Hoạt động kinh tế đặc thù

+ Nông trường sông Hậu:

Có diện tích hơn 7.000 ha nằm tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ. Đây là một mô hình đa canh theo quy trình khép kín nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản có hiệu quả trong nhiều năm qua. Nông trường Sông Hậu chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh, thương mại, dịch vụ các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản.

Sản phm dịch vụ:

- Kinh doanh chế biến lương thực: các loại gạo, xuất khẩu 150.000 tấn/năm

- Kinh doanh chế biến hàng nông sản: dứa đóng hộp, nấm rơm, bắp, mè, chôm chôm đóng hộp, chuối sấy, bánh tráng….xuất khẩu 200 containers/năm

- Kinh doanh chế biến lâm sản: đồ gỗ gia dụng và trang trí nội thất và đồ gỗ ngoài trời, xuất khẩu 200 containers/năm.

- Kinh doanh chế biến thủy hải sản: mực, tôm, ghẹ, cua, cá, baba, sushi… Nông trường Sông Hậu được xây dựng thêm khu sản xuất nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao. Đặc biệt, nơi đây đã từng đón tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng Nhà nước Việt Nam, nhiều đoàn chuyên gia, nông dân sản xuất giỏi trong nước đến tham quan, tìm hiểu.


Hiện nay, công ty du lịch Cổ phần du lịch Cần Thơ đang khai thác những tour du lịch tìm hiểu về hoạt động của nông trường để phục vụ cho những tour chuyên đề (với đối tượng khách muốn tìm hiểu sâu về nông nghiệp). Do đó, đây là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng trong tương lai.

+ Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (CLRRI): (tên giao dịch tiếng Anh: Cuu Long Delta Rice Research Institute hay CLRRI), ở quận Ô Môn. Viện có chức năng nghiên cứu về nông nghiệp. Viện là nơi được đầu tư và ứng dụng Công nghệ sinh học sớm nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có Ngân hàng gien lưu trữ hơn 100 giống lúa cùng dự án bảo tồn gien của các loại tôm cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Viện lúa là nơi thu hút những nhà khoa học của các tỉnh đến nghiên cứu, trao đổi những hiểu biết, hoặc nông dân từ các tỉnh lân cận đến học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm những giống lúa mới…thích hợp cho những tour chuyên đề.

- Di tích lịch sử

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.

Theo thông tin từ Sở VH-TT-DL thành phố Cần Thơ, Sở vừa công bố quyết định danh mục 22 di tích cấp Quốc gia và thành phố trên địa bàn tính cho đến tháng 5/2011.

Đối với di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, thành phố Cần Thơ có 4 di tích kiến trúc - nghệ thuật và 6 di tích lịch sử - văn hóa. Đây đều là những di tích độc đáo, hàng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Đối với di tích được xếp hạng cấp thành phố, Cần Thơ có 12 di tích lịch sử - văn hóa, không có di tích kiến trúc - nghệ thuật. Theo Sở VH-TT-DL thành phố Cần Thơ, trong 9 quận, huyện thì huyện Vĩnh Thạnh là địa phương duy nhất ở Cần Thơ không có di tích nào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023