Cơ Sở Lí Luận Về Du Lịch Và Du Lịch Sinh Thái


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI‌


1.1. Du lịch


1.1.1. Khái niệm du lịch‌

“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [9, tr15].


1.1.2. Tài nguyên du lịch‌

1.1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên cần lưu ý:

Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 3

- Tổng thể tự nhiên và nhân văn có tính chất của tài nguyên du lịch nhưng chưa có nhu cầu du lịch thì chưa được coi là tài nguyên du lịch mà chỉ có thể coi ở dạng tiềm năng.

- Chỉ những tài nguyên khai thác thật sự tạo ra sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả cao mới được trao quyền sở hữu cho du lịch.

- Trong điều kiện nhu cầu tăng cao, việc đưa các tổng thể tự nhiên, nhân văn không thật thuận lợi vào việc khai thác phục vụ du lịch phải được cải tạo theo qui luật đáp ứng nhu cầu của con người.

1.1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch


+ Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch càng đa dạng và phong phú thì sản phẩm du lịch càng phong phú nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ví dụ để thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu để nâng cao nhận thức của khách du lịch thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội, các sinh hoạt truyền thống của một vùng chợ, của một số các dân tộc ít người, các di tích lịch sử, văn hoá, các bảo tàng, các thác nước, hồ, sông, suối, các hang động, các cánh rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học cao.

+ Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình

Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với những nguồn tài nguyên khác. Giá trị vô hình thể hiện giá trị chiều sâu văn hoá lịch sử, phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của khách du lịch. Ví dụ đối với các tài nguyên như nhã nhạc cung đình Huế hoặc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Người ta chỉ thật sự cảm nhận được giá trị của các tài nguyên này thông qua tiếng nhạc, tiếng cồng chiêng vì các ý nghĩa khi dùng những nhạc cụ, dàn nhạc này chứ không thể sờ, bắt được âm thanh hoặc không thể cảm nhận giá trị chỉ dựa vào các nhạc cụ trong dàn nhạc hoặc thông qua những chiếc cồng, chiêng được.

+ Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung

Theo Luật Du Lịch Việt Nam, năm 2005 điều 7, mục 1 quy định: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”. Và tại Điều 5, mục 4 Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 cũng quy định: “Nhà nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”.

Qua đó cho thấy, về nguyên tắc thì bất kỳ công dân nào cũng có quyền được thẩm định, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Việc khai thác tài nguyên du lịch là quyền của mọi doanh nghiệp du lịch. Không có cá nhân hoặc doanh nghiệp nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch, khai thác tài nguyên du lịch tại


bất cứ điểm du lịch nào. Thậm chí một công ty hay một tập đoàn tư bản đầu tư quy hoạch xây dựng một khu du lịch, song cũng không thể độc quyền tổ chức các tour du lịch mà chỉ có thể hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh. Vì thế nếu như lượng khách du lịch đến càng ít sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.

+ Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau

Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm như các tài nguyên nhân văn là các di tích, lịch sử, bảo tàng....Và cũng có những tài nguyên chỉ khai thác vào một số thời điểm trong năm, phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết và chính điều này tạo nên tính thời vụ trong du lịch. Đối với các tài nguyên biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào thời kỳ có khí hậu nóng bức trong năm. Hoặc đối với nguồn tài nguyên nhân văn là các lễ hội thì thời điểm hoạt động du lịch, thu hút khách trùng với thời gian diễn ra lễ hội. Thời gian diễn ra lễ hội thường gắn với đặc điểm tôn giáo, hoặc đặc điểm hình thành các lễ hội đó và mùa xuân là mùa của lễ hội với các lễ hội nổi tiếng như lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Hùng (mồng 10 tháng 3), Hội Lim (ngày 13 tháng giêng), Lễ hội đền Cổ Loa (từ ngày 6 đến 16 tháng giêng), Hội Gióng, Hội Đống Đa...

+ Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch

Khác với các sản phẩm hàng hoá khác là sau khi sản xuất, chế biến thành sản phẩm thì có thể vận chuyển đến nơi khác để tiêu thụ nhưng đối với sản phẩm du lịch thì khác. Khách du lịch muốn sử dụng sản phẩm du lịch thì phải đến tận nơi có nguồn tài nguyên du lịch được khai thác tạo thành sản phẩm du lịch đó để thưởng thức. Tức là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xảy ra đồng thời.

Chính vì đặc điểm khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có tài nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển khách du lịch...Vì thế những điểm du lịch nào có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông và các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở đó sẽ đạt hiệu quả cao. Ví dụ khách muốn tham quan


vịnh Hạ Long, tiêu dùng các sản phẩm du lịch ở Hạ Long thì bắt buộc khách phải đến Hạ Long thì mới có thể tiêu dùng các sản phẩm du lịch ở đây được chứ không ai có thể mang Hạ Long đến nhà cho khách dùng được.

+ Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần

Đặc điểm của các tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch là bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu, chính vì thế với cùng một nguồn tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch có thể bán cho nhiều đối tượng khách khác nhau vào rất nhiều lần. Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên. Từ đó có định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển.

1.1.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên sinh vật.

- Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện khác.


1.2. Du lịch sinh thái


1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái” là một khái niệm tương đối mới nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ và tên gọi khác nhau. Mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra định nghĩa chung được chấp nhận về du lịch sinh thái, nhưng đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa


vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái.

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism Society – TIES) đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.

Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ khác nhau, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.

Để có sự thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như: ESCAP, WWF, IUCN,…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực có liên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó:

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Đây được coi là mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo của quá trình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Mặc dù khái niệm về du lịch sinh thái còn có nhiều điểm chưa thống nhất và sẽ được hoàn thiện trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về du lịch sinh thái cũng đã được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) tóm tắt như sau:


- Du lịch sinh thái bao gồm những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.

- Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.

- Thông thường du lịch sinh thái được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour du lịch sinh thái cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.

- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá – xã hội.

- Du lịch sinh thái có hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:

* Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.

* Tạo ra cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

* Tăng cường nhận thức của du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá.

Có thể biểu diễn khái niệm du lịch sinh thái bằng sơ đồ sau đây:


DU LỊCH


DU LỊCH


DU LỊCH


ĐỊNH NGHĨA VỀ

DU LỊCH HỖ TRỢ


DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÝ



Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái


1.2.2. Vai trò của du lịch sinh thái‌

- Lợi ích kinh tế:

Với việc tổ chức du lịch sinh thái, các khu thiên nhiên, đặc biệt các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được đưa vào phục vụ du lịch, giúp tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho ngành du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Du lịch sinh thái phát triển góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập thêm cho các cộng đồng trong và quanh khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, góp phần cải thiện tình hình kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

Góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các khu du lịch sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng địa phương, cùng với việc giáo dục môi trường giúp cộng đồng địa phương có kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên mà không bị xuống cấp trong quá trình khai thác và sử dụng.

Du lịch sinh thái cũng góp phần khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vì vậy du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho kinh tế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch

- Lợi ích xã hội:

Cùng với sự phát triển của đô thị hóa, con người ngày càng tách rời với môi trường tự nhiên, một số hình ảnh thiên nhiên chỉ còn tìm thấy trong ký ức, nhờ có sự phát triển của du lịch sinh thái nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên của con người mới được đáp ứng.

- Lợi ích thẩm mỹ:

Mỗi một cảnh quan chứa đựng trong nó biết bao nhiêu là vẻ đẹp, sự sinh động của thế giới tự nhiên và sự năng động trong cách thích ứng với thế giới tự nhiên của con người. Nơi du lịch sinh thái phát triển là nơi cảnh quan thiên nhiên được phát hiện, phát triển và bảo tồn.

Du lịch sinh thái tạo điều kiện cho các nhà thiết kế tour tiến hành khảo sát các tuyến điểm du lịch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.


Sự khảo sát này kèm theo những nguyên tắc chặt chẽ như nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, cấm sờ mó vào các thạch nhũ, các công trình kiến trúc, văn hóa cổ,…thúc đẩy sự bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn.

- Lợi ích sinh thái:

Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp cho các loài động thực vật quý hiếm được khôi phục, gìn giữ và bảo vệ sự đa dạng hệ sinh học trên toàn thế giới, du lịch sinh thái góp phần giúp con người sống có trách nhiệm hơn với môi trường tự nhiên.

Du lịch sinh thái kết hợp hài hòa cả 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội, sinh thái. Do đó du lịch sinh thái là một loại hình du lịch bền vững, nó đảm bảo cho môi trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn được củng cố phát triển lâu dài.

- Giáo dục môi trường cho người tiêu dùng.


1.2.3. Đặc trưng và nguyên tắc hoạt động cơ bản của du lịch sinh thái‌

1.2.3.1. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Theo tác giả Phạm Trung Lương [5, tr17-19], du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:

- Tính đa ngành: tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo,…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa,…).

- Tính đa thành phần: biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

- Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí