Sự Phân Bố Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Ở Cần Thơ


10 di tích cấp quốc gia bao gồm

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Thủy, di tích lịch sử cơ quan đặc ủy An Nam cộng sản Đảng Hậu Giang (1929 – 1930), chùa Nam Nhã, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, chùa Long Quang, chùa Hội Linh, chùa Ông, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Khám Lớn, nhà thờ họ Dương.

12 di tích cấp thành phố bao gồm

Đền thờ Đức y Thái tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (phường An Hòa, quận Ninh Kiều), Chi bộ Cờ Đỏ (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ), Chiến thắng ông Hào (xã Trường Long, huyện Phong Điền), Đình Thới An (phường Thới An, quận Ô Môn), Căn cứ Ban chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 (hay còn gọi là căn cứ Vườn Mận, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy), Chùa Pôthi Somrôn (phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn), Địa điểm chiến thắng của đội cảm tử - quốc gia tự vệ Cần Thơ năm 1945 (hay còn lại là trận Lê Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng), Đình Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt), Linh sơn Cổ Miếu (phường Thới Long, quận Ô Môn), Đình Thường Thạnh (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng), Hiệp Thiên Cung (phường Lê Bình, quận Cái Răng), Địa điểm chiến thắng ông Đưa năm 1960 (xã Định Môn, huyện Thới Lai).

Các di tích tiêu biểu thu hút khách du lịch

Đình Bình Thủy: Đình toạ lạc tại quận Bình Thuỷ, trên quốc lộ 91 theo hướng Long Xuyên, cách thành phố Cần Thơ 5km. Đây là ngôi đình có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng tại thành phố Cần Thơ (trên 4.400m2). Được xây dựng từ năm 1844 từ khi mảnh dất này còn rất ít người sinh sống, lúc đó đình chỉ cất bằng cây, lá phục vụ cho nhu cầu tâm linh của những người dân quanh vùng. Vua Tự Đức sắc phong Đình là “Thần Hoàng Bổn Cảnh” vào năm Nhâm Tý 1852. Đến năm 1909, Đình được cất lại to đẹp hơn và hoàn thành năm 1910, được bảo tồn

cho đến ngày nay. đình được xây theo hình chữ Nhất, mặt hướng ra sông Bình Thuỷ. Lối dẫn vào Đình có phù điêu, chạm nổi hình rồng, kỳ lân. Mái Đình lợp ngói, có 6 hàng cột tròn bằng gỗ quý nâng đỡ. Các bộ phận vì kèo kết cấu theo lối “thượng lầu, hạ hiên ”. Đình thờ nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân, chí sĩ của ba


miền. Vào các ngày lễ hội, nơi đây diễn các nghi thức lễ trang nghiêm, người dân tụ hội rất đông để xem và tham gia các trò chơi dân gian. Hội cúng Đình diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng Tư (âl), và 14, 15 tháng Chạp (âl), vào những ngày hội cúng đình thu hút rất đông du khách trong toàn thành phố cũng như các nơi đổ về.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Chùa Ông: Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nhìn ra bến Ninh Kiều lộng gió, chùa Ông - còn có tên Quảng Triệu Hội Quán - là ngôi chùa cổ hiếm hoi của thành phố Cần Thơ giữ được nguyên hiện trạng từ ngày lập chùa. Công trình 114 tuổi mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Hoa này được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa Ông nổi bật giữa dãy phố Hai Bà Trưng với kiến trúc, màu sắc rực rỡ đặc trưng của dân tộc Hoa. Chùa được trang trí bằng những hình nhân bằng sành sứ tái hiện những điển tích, truyền thuyết Trung Hoa như Bát Tiên quá hải, chuyện Tam Quốc Chí... trên bờ nóc và hai bên cổng tam quan. Những chiếc lồng đèn được treo hai bên cửa. Hai cột đá chính của cổng tam quan được trang trí thêm đôi lân, mái ngói âm dương với các gờ bó ngói ống men xanh thẫm, bờ nóc trang trí những hình lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa rồng, phụng hoàng... bằng gốm sứ đủ màu. Hai đầu đao còn có tượng người cầm mặt trăng mặt trời tượng trưng cho tư duy “nhị nguyên” của triết học phương Đông.

Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 8

Chùa Ông có ba lễ vía chính trong năm là ngày vía Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ngày 23 tháng 3 âm lịch và trả lễ cuối năm. Trong các ngày vía đó, đông đảo bà con người Hoa, du khách và người dân địa phương đem heo quay đến cúng, thành kính dâng hương, thể hiện ước vọng an lành, bình an trong cuộc sống. Tập tục này đã tồn tại hằng trăm năm, như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Cần Thơ.

Lễ hội tiêu biểu nhất của chùa Ông là Lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm một lần, nhằm tạo thêm một sinh hoạt văn hóa đặc sắc tại địa phương, vừa quyên góp tiền giúp các cơ sở từ thiện, xây nghĩa trang, trường học, giúp đỡ trẻ mồ côi trong thành phố. Lễ đấu đèn gần đây nhất được tổ chức năm 2007, thu về trên 200 triệu


đồng từ việc đấu giá những chiếc lồng đèn có 6 mặt, mỗi mặt mang hình phong cảnh và những câu chúc phúc, có hình rồng thếp vàng được chạm trổ ở 6 góc đèn, đầu chầu vào nhau, đuôi dang ra tạo thành chân đèn. Khi bóng đèn phía trong được đốt nóng, thì đèn lồng cũng tự động xoay từ từ, tạo nên hình ảnh vô cùng đẹp mắt.

Di tích Khám Lớn: Di tích tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là nhà tù do Pháp xây dựng năm 1886, trên diện tích 3.762m2. Nhà tù được xây dựng biệt lập ngăn cách với khu dân cư và công sở bằng các lộ giới lớn có tường cao bao bọc, có cốt gác để kiểm soát tù nhân. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nơi đây được đổi tên thành Trung tâm cải huấn. Khám lớn Cần Thơ đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 28-06-1996, là di tích cấp quốc gia nên nơi đây cũng thu hút một lượng khách du lịch khá lớn

mỗi năm, chủ yếu là phục vụ cho việc tham quan nghiên cứu học tập.

- Các lễ hội lớn ở Cần Thơ

* Lễ hội Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay còn được gọi là “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi”, là một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cần Thơ. Lễ hội được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 Dương lịch. Đây là dịp người dân Khmer kết thúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động suốt năm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón một năm mới sẽ bắt đầu với mùa mưa dài. Người Khmer có niềm tin nơi cửa Phật, cho nên trong những ngày này mọi gia đình đều vào chùa để cầu nguyện. Ngày thứ nhất gọi là ngày Moha Sangkran, tức là ngày thay năm cũ bằng năm mới. Trong ngày này người dân ăn mặc đẹp, mang theo nhang đèn, lễ vật vào chùa làm lễ rước năm mới. Ngày thứ hai gọi là ngày Wanabat – là ngày lễ dâng cơm cho sư sãi, lễ đắp núi cát tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ. Ngày thứ ba gọi là Tngai Laeung Saka hoặc Lơm Săk hay còn gọi là ngày Lễ tắm Phật, để tỏ long biết ơn Đức Phật và cũng là để tẩy sạch mọi phiền muộn và những điều không may mắn của năm củ, tiếp đến là lễ cầu siêu cho vong linh người đã mất.


* Lễ hội cúng đình Bình Thủy

Lễ hội cúng đình Bình Thủy là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây. Hội đình bình Thủy có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng.

- Lễ Thượng điền: Cúng Thành Hoàng làng (là thổ thần canh giữ đất) sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội cầu an, cúng tế, rước thần, thỉnh sắc thần. Lễ Thượng điền được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14/4 âm lịch hàng năm.

- Lễ Hạ điền: tổ chức các ngày vào ngày 14, 15 tháng chạp. Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết - ngày cúng các vị có công khai khẩn, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Ngày thứ hai là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất...

Lễ hội cúng đình Bình Thủy có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều… Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước.

*Lễ hội chùa Ông

Lễ hội chùa Ông là một trong những lễ hội lớn tại Cần Thơ. Vào những ngày rằm hàng tháng đều có lễ cúng thần thánh. Nhưng ngày lễ lớn nhất trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” - lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất. Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch): ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình, ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế, ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu.

- Đặc sản của Cần Thơ

* Cam mật Phong Điền

Cam mật là niềm tự hào của người dân Phong Điền. Đã có thời gian, những trái cam chính mọng, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, nhiều nước đã đi khắp các miền Việt Nam và cả xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Cam Phong Điền rất nổi tiếng ở thập kỉ 60 của thế kỉ XX và trở thành sản vật đặc trưng của miệt vườn Phong Điền,


sánh vai cùng các xứ nổi tiếng khác như Cái Mơn (Bến Tre), Cái Bè, An Hữu (Tiền Giang),… Nơi trồng nhiều nhất: Xã Nhơn Ái và xã Trường Long, huyện Phong Điền. Mùa cam chín: Những tháng giáp Tết Nguyên đán.

* Dâu Hạ Châu (Phong Điền)

Người Phong Điền rất tự hào với dâu Hạ Châu, xem đó là đặc sản độc đáo của quê đất xứ mình không đâu có được. Điều này cũng có lý, vì chỉ với đất đai thổ nhưỡng ở Phong Điền, cây dâu Hạ Châu mới cho trái ngọt lủng liểng khắp cành nhánh.

Theo một vài tư liệu, “cha đẻ” của dâu Hạ Châu không ai khác là ông Lê Quang Minh (Ba Minh, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền). Theo ông Ba Minh, trước giờ người dân đồng bằng nghe nói tới dâu là nghĩ ngay đến vị chua và cái hột của nó, nên thường lắc đầu không mấy thích. Họ chưa biết dâu Hạ Châu có đặc điểm vượt trội là khi chín thì vỏ và ruột có màu trắng ngà đẹp mắt, vị ngọt thanh, thơm, trông rất giống trái bòn bon. Nơi trồng nhiều: Thị trấn Phong Điền và xã Nhơn Ái. Mùa dâu chín: Tháng 5, tháng 8 và tháng 11 ÂL.

* Nem đòn Cái Răng

Nem đòn có vị chua, ngọt, cay và giòn. Khâu chế biến nem đòn rất cầu kì. Nguyên liệu là nem không khác với các loại nem thường nhưng quan trọng nhất là khâu chọn thịt, lợn phải cỡ và phải lấy thịt khi còn nóng. Nem muốn ngon phải giã chứ không được xay, hai chày nhịp nhàng hoặc một chày nhưng phải có người đảo thịt và pha trộn gia vị.

Nguyên liệu phụ là da lợn. Trước khi đem gói nem thì trộn tiêu và bọc ngoài hai lượt lá chuối, gói như bánh tét, để ba ngày là ăn được. Nơi mua nem: Từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi về phía Nam chừng 5km, vừa qua cầu Cái Răng là đã đến nơi bán nem.

* Bánh tét lá cẩm

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân. Muốn bánh


ngon phải lựa nếp rặt mới làm cho đòn bánh dẻo, lá cẩm phải tươi, thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm.... Bánh tét lá cẩm ở Bình Thuỷ gói dẽ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nơi bán: Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài...

Bất kể một du khách nào khi đi du lịch đều mua quà mang về cho bạn bè, gia đình và người thân của mình, cho nên đối với những vùng khai thác du lịch luôn chú trọng đến việc tạo sản phẩm đặc trưng riêng cho từng vùng miền, đối với Cần Thơ tuy đặc sản không nhiều và không đa dạng chủng loại nhưng cũng tạo được uy tín trên thị trường, tạo được lòng tin của du khách như dâu Hạ Châu, cam mật Phong Điền, vì thế Cần Thơ phải làm thế nào để khi nói đến những đặc sản này thì du khách sẽ nghĩ ngay đến Cần Thơ. Hiện nay, do một số nhà vườn chạy theo lợi nhuận của sản phẩm nên làm giảm uy tín của đặc sản Cần Thơ, chẳng hạn dâu Hạ Châu nếu thu hoạch đúng mùa, đúng thời gian sẽ cho trái ngon ngọt, tuy nhiên nếu đợi đến đúng mùa thì sản phẩm nhiều và giá rẻ nên một số nhà vườn cho thu hoạch sớm, “thu hoạch ép” làm cho chất lượng sản phẩm không ngon, dâu có vị chua, nếu du khách mua nhằm những sản phẩm này sẽ cảm thấy thất vọng và mất lòng tin với thương hiệu dâu Hạ Châu, đây là một thực tế ở các chợ nổi mà du khách tham quan đã phản ánh lại, nên chúng ta cần phải khắc phục và hạn chế tình trạng này, làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch của Cần Thơ.


2.2.2. Sự phân bố tài nguyên du lịch sinh thái ở Cần Thơ‌

Tài nguyên du lịch sinh thái Cần Thơ phân bố hầu như khắp thành phố, cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn đây là điều kiện thuận lợi để thành phố đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này. Có thể thấy được sự phân bố tài nguyên du lịch sinh thái Cần Thơ theo các cụm du lịch sau:

- Cụm du lịch nội ô thành phố (cụm nội đô): Đây là cụm du lịch trung tâm và là đầu mối có vị trí điều hành các hoạt động du lịch theo các tuyến đã xác định,


đồng thời đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, khai thác du lịch chủ đạo của Cần Thơ.

Cụm du lịch này có vị trí quan trọng và là nơi hội tụ và phân phối, trung chuyển các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng theo các trục quốc lộ 1A, 91, các tuyến sông Cần Thơ, sông Hậu và trục hàng không. Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm du lịch quan trọng của Cần Thơ là du lịch gắn với thương mại, hội nghị, triển lãm... vì vậy cụm du lịch này có vị trí then chốt trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố. Tài nguyên du lịch của cụm là hệ thống các cù lao ven sông, Bến Ninh Kiều,

hệ thống chùa chiền, làng cổ, đình cổ, làng du lịch, chợ nổi, bảo tàng, các công viên thể thao, các khu vui chơi giải trí, công viên nước... Vì vậy cụm du lịch này có thể kết hợp nhiều sản phẩm du lịch khá phong phú gồm:

- Thương mại, hội nghị, triển lãm...

- Tham quan làng du lịch, làng cổ, chợ nổi, danh lam thắng cảnh

- Vui chơi giải trí và thể thao nước

- Lễ hội tâm linh và văn hóa

Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:

- Du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo - triển lãm

- Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần

- Du lịch văn hóa, lễ hội hướng về cội nguồn

- Du lịch thể thao

- Cụm du lịch Phong Điền: Đây là cụm du lịch bổ trợ quan trọng của Cụm nội đô. Cụm này có vị trí tại khu vực huyện Phong Điền với các sản phẩm du lịch bổ trợ trực tiếp rất quan trọng cho cụm trung tâm trong giai đoạn phát triển trước mắt. Tài nguyên du lịch chính của cụm là chợ nổi Phong Điền, các vườn du lịch tại Phong Điền, làng cổ Long Tuyền, làng trồng hoa Thới Nhựt, mộ nhà thơ Phan Văn Trị và hành trình trên lộ Vòng Cung nổi tiếng với huyền thoại "vòng cung rực lửa". Từ đây, theo kinh sáng Xà No có thể kết nối bằng đường thủy thuận lợi với Vị Thanh, Hậu Giang.


Các sản phẩm du lịch chính là:

- Tham quan chợ nổi, làng du lịch, kinh rạch, lộ vòng cung

- Tham quan làng nghề, làng hoa

- Vui chơi giải trí

Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:

- Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần

- Du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng

- Du lịch tham quan, nghiên cứu

- Du lịch thể thao

- Cụm du lịch Ô môn – Cờ Đỏ: Cụm du lịch này có vị trí nằm dọc Quốc lộ 91 và tỉnh lộ 922 thuộc quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ và một phần huyện Vĩnh Thạnh. Cụm du lịch này sản phẩm du lịch đặc trưng nhất là đời sống sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây du khách có thể thâm nhập một cách sâu sắc nhất đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, một số sản phẩm du lịch của cụm như "một ngày làm nông dân" đã thu hút được sự quan tâm của thị trường Nhật, chứng tỏ tiềm năng khai thác quan trọng trong tương lai của cụm.

Tài nguyên du lịch quan trọng của cụm là các đồng ruộng Nam Bộ, phương thức canh tác, sản xuất, chế biến truyền thống, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Nông trường sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ... Vì vậy cụm du lịch này có nhiều sản phẩm du lịch khá phong phú gồm:

- Tham quan, nghiên cứu ruộng vườn đồng bằng

- Tham quan các cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp quy mô của khu vực. Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:

- Du lịch cuối tuần

- Du lịch văn hóa

- Du lịch tham quan, nghiên cứu

- Cụm du lịch Thốt Nốt: Đây là cụm du lịch hiện có vị trí tương đối quan trọng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Cần Thơ. Cụm du lịch này có vị trí

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí