- Miệt vườn
Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp. Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, trồng cảnh,…rất hấp dẫn đối với khách du lịch…. Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc.
- Sân chim
Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rất rộng từ vài ha đến vài trăm ha, hệ thực vật phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Bì vậy, các sân chim cũng thường được xem là một dạng của du lịch sinh thái đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
- Cảnh quan tự nhiên
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch.
* Văn hóa bản địa:
Các giá trị văn hoá bản địa thường được khai thác với tư cách tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm:
- Phương thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.
- Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng.
1.3. Phát triển du lịch sinh thái bền vững
1.3.1. Khái niệm về phát triển bền vững
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable Development) ra đời rất muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 1987. Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại.
1.3.2. Quan niệm về phát triển du lịch sinh thái bền vững
1.3.2.1. Du lịch sinh thái bền vững
“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai” [1, tr82]. Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, mặt khác vẫn duy trì được sự toàn vẹn về mặt xã hội, sự đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho con người.
Phát triển du lịch sinh thái bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn tự nhiên. Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K, 1993).
Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố:
- Thứ nhất là thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày càng gia tăng.
- Thứ hai là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thứ ba là du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng.
Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả 3 nhân tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, để cho người ta nhận biết như một ngành du lịch sinh thái, đảm bảo môi trường và cảnh quan cho mọi điểm du lịch. Chính vì vậy, các chuyên gia du lịch đã khẳng định: “Cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự phát triển cộng đồng và bảo tồn là vô cùng quan trọng”.
Du lịch dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế từ tự nhiên là hình thức phát triển du lịch nhanh nhất trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay những nước nào biết kết hợp giữa phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng địa phương sẽ là những nước thu được nhiều lợi ích nhất trong hoạt động du lịch. Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nền văn hóa dân tộc hội đủ điều kiện để phát triển du lịch, song song với quá trình phát triển cần phải luôn luôn nhấn mạnh đến yếu tố bền vững theo nguyên tắc phù hợp với du lịch sinh thái, tức là phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh việc giữ gìn môi trường tự nhiên với đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư trong vùng.
1.3.2.2. Cơ sở của phát triển bền vững trong du lịch sinh thái
- Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy vực, khoáng sản,…đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động vật và thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi.
- Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên Trái Đất là có hạn.
- Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động trong khả năng chịu đựng của Trái Đất, phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái.
1.3.2.3. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững
- Du lịch sinh thái nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái bền vững.
- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập, giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,…(chủng loài thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc…).
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan, nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch, phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
Du lịch sinh thái mang trong mình nó tính bền vững và là loại hình du lịch bền vững. Nhưng du lịch bền vững lại có khi không phải là du lịch sinh thái. Nét đặc trưng của du lịch bền vững thể hiện rõ: tiết giảm năng lượng, luôn luôn sạch. Điều này thể hiện cả những khu du lịch không phải là sinh thái. Ví dụ: hệ thống nhà hàng, khách sạn là bền vững nhưng không phải là du lịch sinh thái.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ
2.1.1. Vị trí địa lí
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ(Nguồn: Tác giả luận văn)
Thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn tọa độ địa lí:
- 9055’08’’ đến 10019’38’’ độ vĩ Bắc.
- 105013’18’’ đến 105050’35’’ độ kinh Đông.
- Điểm cực Bắc 10019’38’’ độ vĩ Bắc thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
- Điểm cực Tây 105013’18’’ độ kinh Đông thuộc xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh.
Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây sông Hậu, phía Bắc giáp với An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Với diện tích 1.401,6km2, dân số 1.189.600
người (2009), là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng.
2.1.2. Các đơn vị hành chính
Năm 2004, thành phố Cần Thơ được thành lập trên cơ sở tách ra khỏi tỉnh Cần Thơ cũ theo Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh thành và là Thành phố trực thuộc Trung Ương duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 24 tháng 6 năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương của Việt Nam.
Về tổ chức hành chính: Thành phố Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính (có 5 quận, 4 huyện) với 36 xã, 44 phường và 5 thị trấn.
Các đơn vị hành chính, diện tích và dân số của Cần Thơ được thể hiện trong bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Bảng các đơn vị hành chính, diện tích và dân số của thành phố Cần Thơ
ĐƠN VỊ | DIỆN TÍCH (ha) | DÂN SỐ (người, 2009) | SỐ XÃ | SỐ PHƯỜNG | SỐ THỊ TRẤN | |
1 | Q. NINH KIỀU | 2.922,04 | 206.213 | 13 | ||
2 | BÌNH THỦY | 6.877,69 | 86.279 | 8 | ||
3 | CÁI RĂNG | 6.253,43 | 86.278 | 7 | ||
4 | Ô MÔN | 12.540,86 | 129.683 | 7 | ||
5 | THỐT NỐT | 11.780,74 | 158.225 | 9 | ||
6 | H. PHONG ĐIỀN | 11.948,24 | 102.699 | 6 | 1 | |
7 | VĨNH THẠNH | 29.759,06 | 117.930 | 9 | 2 | |
8 | CỜ ĐỎ | 31.047,67 | 122.464 | 9 | 1 | |
9 | THỚI LAI | 25.566,30 | 120.964 | 12 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 2
- Cơ Sở Lí Luận Về Du Lịch Và Du Lịch Sinh Thái
- Nguyên Tắc Hoạt Động Cơ Bản Của Du Lịch Sinh Thái
- Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Thành Phố Cần Thơ
- Kaypa Trên Sông Hậu (Nguồn: Www.sovhttdltpct.vn)
- Sự Phân Bố Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Ở Cần Thơ
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
(Nguồn: www.cantho.gov.vn)
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình: Thành phố Cần Thơ có địa hình tương đối bằng phẳng, ít có sự phân hóa vì sự chênh lệch về độ cao giữa các địa phương trong thành phố không lớn, mùa mưa ít bị ngập nước. Nhìn chung, địa hình thành phố Cần Thơ thấp, bằng phẳng, nhiều sông ngòi kênh rạch. Độ cao trung bình của địa hình khoảng 1 mét, độ dốc rất nhỏ (khoảng 1cm/km), hướng dốc chính của địa hình là Đông Bắc – Tây Nam và hướng dốc phụ là Tây Bắc – Đông Nam (theo hướng dòng chảy của sông Hậu). Về phương diện hình thái địa hình có thể chia hai dạng sau là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái:
+ Đồng bằng bãi bồi: điển hình cho dạng địa hình này là các cù lao hay cồn cát dọc sông Hậu và phần lớn khu vực thành phố Cần Thơ và quận Thốt Nốt, Ô Môn… do phù sa sông Hậu bồi tụ, nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới với sản lượng và có chất lượng cao. Địa hình này còn