Bảo Vệ Thương Hiệu Và Chất Lượng Nước Mắm Phú Quốc


hưởng đến chính sách, chủ trương về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên khoán sản của Nhà nước.

18.3.4.2.4. Truyền dạy nghề và bảo tồn nghề

Việc truyền dạy nghề nhằm mục đích truyền dạy huấn luyện nhân công ngoài phạm vi gia đình dòng họ, phát triển nhanh đội ngũ thợ huyền, đáp ứng yêu cầu lao động khôi hồi và phát triển nghề huyền Hà Tiên. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần quan tâm mở một số lớp dạy nghề thủ công chế tác huyền, mời các nghệ nhân đến truyền dạy. Ban đầu có thể trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về nghề huyền Hà Tiên. Tiếp theo mở các lớp hướng nghiệp chuyên môn, từng bước dần dần huấn luyện một đội ngũ thợ mới có tay nghề cơ bản. Sau khi học xong, các cơ sở sản xuất sẽ thu nhận các em, tạo điều kiện cho các em có công ăn việc làm và tiếp tục huấn luyện, trao truyền kinh nghiệm thực tế để các em có cơ hội trở thành những người thợ giỏi, những hạt nhân nòng cốt cho lực lượng kế thừa khôi phục nghề huyền Hà Tiên.

Kết hợp với việc tuyên truyền, quảng bá giá trị của nghề chế tác huyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là hình thức tuyên truyền sâu rộng và lâu dài cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành, tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này. Ngoài việc tuyên truyền qua báo chí, phát thanh truyền hình có thể bằng hình thức hỗ trợ in ấn, phát hành những công trình nghiên cứu về nghề chế tác huyền Hà Tiên bằng hình thức: sách in, tờ bướm, đĩa VCD…

Hiện nay thế hệ thanh thiếu niên kế tục trong gia đình giới thợ huyền Hà Tiên, cũng như thanh niên ở địa phương hầu như không biết đến nghề truyền thống này. Thực tế hiện nay nghề chế tác huyền không còn là nghề đem lại nguồn lợi kinh tế nên hầu như không được những người lao động trẻ quan tâm, theo học. Đưa việc tuyên truyền, giảng dạy giá trị văn hóa nghề chế tác huyền nói riêng, các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của địa phương nói chung vào chương trình giảng dạy ở các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp sẽ góp phần bảo tồn giá trị phi vật thể của nghề. Qua đó góp phần vào việc khơi gợi, khuyến khích thế hệ trẻ quan tâm đến giá trị văn hóa của các nghề nghề thủ công đặc biệt của địa phương.

Trong khó khăn chung của các nghề thủ công mỹ nghệ, nghề huyền Hà Tiên ngay những bước đầu phục hồi cũng có nhiều khó khăn trước mắt cần có biện pháp tháo gỡ, đòi hỏi nhiều sự giúp đỡ của giới kinh doanh, của chính quyền, sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của các ngành chủ quản mới có thể đẩy nhanh tiến trình phục hồi và phát triển trở lại.

Có ý kiến cho rằng nguyên liệu huyền hiện nay không có nơi cung cấp, trữ lượng không có cơ sở để xác định cho việc khôi phục và phát triển nghề chế tác huyền.


Đồng thời hiệu quả kinh tế của nghề huyền mang lại thấp không đủ cơ sở về mặt kinh tế để khôi phục và phát triển. Từ ý kiến này đã đưa đến giải pháp là nên để cho nghề chế tác huyền tồn tại như một giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam bằng việc đưa ra những hình thức bảo tồn thích hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

18.3.4.3. Nghề chế biến nước mắm Phú quốc

18.3.4.3.1. Bảo vệ thương hiệu và chất lượng nước mắm Phú Quốc

Du lịch sinh thái - 49

Để bảo vệ quyền lợi, uy tín, giúp cho người sản xuất nước mắm Phú quốc giành lại thương hiệu của mình một cách công bằng và chính đáng trên thị trường, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) đã xây dựng quy chế bảo hộ cho nước mắm Phú quốc, trước mắt đề nghị được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sau bảo hộ trên thị trường thế giới. Việc bảo hộ tên gọi xuất xứ là cơ sở xác lập quyền sử dụng đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa và bất cứ một cá nhân, tổ chức nào làm giả thương hiệu và sản phẩm nước mắm Phú Quốc đều bị pháp luật xử lý.

Theo quyết định số 18/QĐ-2005 và quyết định số 19/QĐ-2005 của Bộ Thủy sản ban hành "Qui chế sản xuất nước mắm mang tên gọi Phú Quốc" và "Qui chế kiểm soát nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc" là cơ sở pháp lý để kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ thương hiệu, chất lượng nước mắm Phú Quốc. Tháng 10-2005, Sở Thủy sản vừa trao quyết định công nhận qui chế hoạt động của Hiệp hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc (HHSX NMPQ). HHSX NMPQ chịu trách nhiệm kiểm soát, bảo vệ quyền, lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng. Căn cứ vào những điều khoản qui định thì nước mắm Phú Quốc sẽ được sản xuất và tổ chức đóng chai trực tiếp tại chỗ đảm bảo tính đặc trưng của địa phương và đúng quy trình quốc tế, đồng thời được kiểm soát nghiêm ngặt trước khi xuất ra khỏi cơ sở sản xuất. Qui chế được thực hiện nghiêm sẽ giảm đi một lượng lớn sản phẩm được bán ra để đóng chai nơi khác như hiện nay, mất đi một số khách hàng dạng đại lý pha chế bán lẻ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các nhà thùng một thời gian. Nhưng nếu khi nước mắm Phú Quốc được đóng chai tại Phú Quốc, chất lượng bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn sẽ bảo vệ được xuất xứ của sản phẩm, bảo vệ thương hiệu của chính nhà thùng đó. Khi nước mắm đã thành phẩm hoàn chỉnh giá cả sẽ ổn định, các nhà thùng sẽ chủ động về giá, không phải phụ thuộc nhiều điều khoản từ khách hàng. Đây là cơ hội tốt để nước mắm Phú Quốc khẳng định giá trị của mình khi hội nhập vào thương trường quốc tế.

Điều quan trọng để nước mắm Phú Quốc phát triển lâu bền là chất lượng và nguyên liệu. Nếu bán nước mắm khối lượng lớn không đóng chai và tùy đại lý mua vào pha chế để bán lại cho người tiêu dùng thì khó bảo vệ được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Bất kỳ loại hàng hóa nào chất lượng bảo đảm là điều trước tiên để khách hàng chọn mua. Do vậy bảo vệ chất lượng nước mắm chính là bảo vệ tên gọi nguồn


gốc xuất xứ đã thành danh từ hàng trăm năm nay. Để việc bảo về chất lượng và thương hiệu nước mắm Phú Quốc có hiệu quả cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ thủ tục pháp lý, nhân lực đủ trình độ năng lực để thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất kinh doanh nước mắm Phú Quốc và sự quan tâm đúng mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Duy trì hoạt động của HHSX NMPQ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, thống nhất về chất lượng sản phẩm, qui trình sản xuất, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm.

18.3.4.3.2. Qui hoạch khai thác bảo đảm nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu chính của nước mắm Phú Quốc là cá cơm do vậy việc bảo vệ nguồn lợi cá cơm là một việc làm tiên quyết. Theo một số ngư dân lớn tuổi ở Phú Quốc để khôi phục lại nguồn cá cơm thì phải có biện pháp thật cụ thể: hạn chế đánh bắt mùa cá sinh sản, cấm tuyệt đối các phương tiện khai thác cạn kiệt, khoanh vùng bảo vệ bãi cá cơm bột sinh trưởng như bãi Trường và quanh một số đảo thuộc quần đảo An Thới. Việc này có thể ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của một số ngư dân nhưng sau một thời gian nguồn cá cơm sẽ được hồi phục và tăng về số lượng. Khi nguyên liệu được bảo đảm ổn định, nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc sẽ phát triển ổn định và lâu dài.

18.3.4.3.4. Hỗ trợ đầu tư kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn

Trong quá trình đầu tư phát triển ngành sản xuất nước mắm truyền thống trên đảo Phú Quốc phải được quy hoạch đảm bảo tính bền vững về mặt sinh thái biển, cần có những giải pháp cụ thể. Không phát triển nhiều nhà thùng trên đảo mà chỉ tăng cường thiệt bị sản xuất theo qui trình hiện đại, sản xuất hàng chất lượng cao, bán giá với giá thành ổn định. Sắp xếp, củng cố năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có. Lập dự án và tiến hành qui qui hoạch khu vực sản xuất nước mắm tập trung ở thị trấn Dương Đông và An Thới. Khuyến khích đầu tư mới và mở rộng qui mô sản xuất tại các khu sản xuất tập trung. Áp dụng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

18.3.4.4. Nghề nặn đồ đất Hòn Đất

Theo điều tra thực địa và khảo sát thông tin ở một số nơi có nghề sản xuất đất nung như Đồng Tháp, Tiền Giang, Bình Dương thì hiện nay mặt hàng đất nung vẫn đang là một nghề có thị trường tiêu thụ rộng và tiềm năng lớn nếu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và công dụng thực tế. Sở Công nghiệp tỉnh ta đã đưa nghề nặn đồ đất Hòn Đất vào danh mục những nghề thủ công được qui hoạch phát triển theo mô hình làng nghề. Muốn bảo tồn và phát huy giá trị của của nghề nặn đồ đất, xin được đề xuất một số giải pháp sau:


18.3.4.4.1. Qui hoạch đầu tư nghề nặn đồ đất Hòn Đất thành làng nghề truyền thống

Sản phẩm đồ đất Hòn đất có giá trị văn hóa cao, dễ thay đổi mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Nghề nặn đồ đất có khả năng chuyển hướng phát triển dần sản phẩm thành sản phẩm gốm màu phục vụ cho khách du lịch, khách nước ngoài, từng bước tiến tới xuất khẩu. Nếu được công nhận là làng nghề hoạt động sản xuất của nghề nặn đồ đất sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi: vay vốn ưu đãi đầu tư, miễn giảm tiền thuê hoặc sử dụng đất sản xuất… Nguồn vốn sản xuất hiện nay là một yêu cầu bức thiết của những hộ dân sinh sống bằng nghề nặn đồ đất.

Qui hoạch mô hình sản xuất theo hình thức liên kết các hộ sản xuất cá thể thành một tổ hợp sản xuất (hợp tác xã) hoặc chọn một doanh nghiệp làm đầu mối) để chủ động, tận dụng được nguồn nguyên liệu, đầu ra sản phẩm, giá cả thống nhất. Chính quyền địa phương hỗ trợ một địa điểm thuận tiện gắn liền với địa danh là khu vực ấp Đầu Doi (thị trấn Hòn Đất) để thành lập khu vực làng nghề gốm. Tổ hợp sẽ tập trung sản xuất tại đây để tạo thành điểm du lịch văn hóa, tạo thêm nguồn thu cho người sản xuất.

18.3.4.4.2. Qui hoạch vùng khai thác nguyên liệu

Nguyên liệu là vấn đề quan trọng hàng đầu của nghề nặn đồ đất. Cần qui hoạch một số vùng có mỏ đất sét tại huyện Hòn Đất, khảo sát qui hoạch thêm một số khu vực khác ở Kiên Lương, vùng đồng trũng Tứ giác Long Xuyên để đảm bảo cung cấp nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, nguồn nhiên liệu đốt lò cũng cần phải được tính đến. Phải chuyển đổi nhiên liệu đốt cho phù hợp giảm được giá thành sản phẩm và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

18.3.4.4.3. Thay đổi mẫu mã sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm của nghề nặn đồ đất cần phải nhanh nhạy trong việc thay đổi mẫu mã để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Thay được mẫu mã sẽ tăng được tính đa dạng về công dụng của sản phẩm. Ngoài những sản phẩm truyền thống đang tiêu thụ mạnh, có thể thay đổi tạo thành vật dụng khác như: con giống trang trí trong xây dựng, đồ chơi lưu niệm, gạch trang trí, dụng cụ nấu bếp phục vụ món ăn truyền thống trong nhà hàng và xuất khẩu… Cần chú trọng đến loại sản phẩm thích hợp phục vụ khách du lịch mang tính chất lưu niệm vì lợi thế ở gần các khu du lịch Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên. Đây sẽ là một loại sản phẩm đặc trưng cho Kiên Giang, góp phần thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch văn hóa làng nghề truyền thống nặn đồ đất Hòn Đất.

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng lò nung sản phẩm cho làng nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng tiêu hao trong quá trình đốt theo kiểu truyền thống. Từ những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu sử dụng đa dạng, thị hiếu thẩm mỹ ngày càng


cao của người tiêu dùng, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu nghề nặn đồ đất Hòn Đất có thể tìm được thị trường tiêu thụ rộng hơn và tiến đến việc xuất khẩu. Khi đầu ra sản phẩm đã được giải quyết sẽ nhanh chóng thúc đẩy sức sản xuất của người thợ và vực dậy nghề thủ công truyền thống đang đi suy giảm.

18.3.4.4.4. Hỗ trợ đào tạo nghề

Nghề nặn đồ đất tương đối dễ học, chỉ cần có mẫu mã và người hướng dẫn cụ thể một thời gian ngắn là người học nghề có thể nắm bắt được kỹ thuật cơ bản. Từ những kỹ năng cơ bản, người học nghề có thể tự sáng mẫu mã mới, kỹ thuật nung, tạo màu sản phẩm… Đào tạo dạy nghề cần chú trọng lực lượng lao động tại chỗ, từng bước chuyển từ sản xuất sản phẩm phục vụ sinh hoạt sang sản phẩm gốm màu phục vụ trang trí nội thất và hàng lưu niệm.

Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để đưa thợ đi tham quan học hỏi, nắm bắt cách thức sản xuất loại hình sản phẩm mới. Tổ chức cho người sản xuất tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu, thâm nhập thị trường tiêu thụ mặt hàng làm từ đất nung để tìm đầu ra cho sản phẩm. Nên đưa các lớp học nghề vào các trường dạy nghề, trường hướng nghiệp để truyền dạy nghề, bổ sung lực lượng thợ mới.

18.3.4.5. Nghề dệt chiếu Tà Niên

Theo điều tra thực địa và khảo sát thông tin của một số vùng có nghề sản xuất chiếu ở các tỉnh khác như Đồng Tháp, Gò Vấp thì hiện nay mặt hàng chiếu lác vẫn có thị trường tiêu thụ rộng và tiềm năng lớn. Hiện nay ở tỉnh ta nghề dệt chiếu Tà Niên không được đưa vào những nghề thủ công được qui hoạch phát triển theo mô hình làng nghề. Muốn bảo tồn và phát huy giá trị của của nghề dệt chiếu, xin được đề xuất một số giải pháp sau:

18.3.4.5.1. Qui hoạch, đầu tư làng Tà Niên thành làng nghề thủ công truyền thống

Nếu được công nhận là làng nghề hoạt động sản xuất của nghề dệt chiếu sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi: vay vốn ưu đãi đầu tư, miễn giảm tiền thuê hoặc sử dụng đất sản xuất. Nguồn vốn sản xuất hiện nay là một yêu cầu bức thiết của những hộ dân sinh sống bằng nghề dệt chiếu truyền thống của gia đình.

Qui hoạch mô hình sản xuất theo hình thức liên kết các hộ sản xuất cá thể thành một tổ hợp sản xuất để chủ động, tận dụng được nguồn nguyên liệu, đầu ra sản phẩm, giá cả thống nhất. Chính quyền địa phương hỗ trợ một địa điểm thuận tiện gắn liền với địa danh để thành lập khu sản xuất. Tổ hợp sẽ tập trung sản xuất tại đây để tạo thành một điểm du lịch văn hóa, tạo thêm nguồn thu cho người sản xuất.

18.3.4.5.2. Tạo nguồn nguyên liệu


Nguyên liệu là vấn đề quan trọng hàng đầu của nghề dệt chiếu. Cần qui hoạch một số vùng đất ven biển ngập mặn, ít giá trị khi trồng các loại hoa màu để trồng lác, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho sản xuất. Khi có nguồn nguyên liệu tốt, giá cả phù hợp sẽ kích thích được sức sản xuất của làng nghề. Nguyên liệu khác như bố, màu nhuộm cũng cần tìm nguồn cung cấp bảo đảm chất lượng để phục vụ tốt cho việc sản xuất.

18.3.4.5.3. Thay đổi mẫu mã sản phẩm

Sản phẩm của nghề dệt chiếu lác cần phải nhanh nhạy trong việc thay đổi mẫu mã để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Thay được mẫu mã sẽ tăng được tính đa dạng về công dụng của sản phẩm. Chiếu lác có thể dễ dàng thay đổi tạo thành vật dụng khác như: mặt trên áo ga nệm cao su, bình phong, chiếu du lịch, hộp đựng vật dụng, áo ghế sa-lon, nệm lót ghế ngồi, nón, giỏ… Một số cơ sở dệt chiếu lác ở Đồng Tháp nắm bắt được yêu cầu của người tiêu dùng và nhanh chóng thay đổi mẫu mã đã xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài, số lượng tiêu thụ càng càng tăng. Chuyển đổi từ hình thức chỉ chuyên sản xuất chiếu sang sản xuất một số vật dụng khác đáp ứng thị hiếu tiêu dùng khác, cần chú trọng đến loại sản phẩm thích hợp phục vụ khách du lịch mang tính chất lưu niệm. Đây sẽ là một loại sản phẩm đặc trưng cho Kiên Giang, góp phần thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch văn hóa làng nghề truyền thống chiếu Tà Niên.

Từ những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu sử dụng đa dạng, thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng, nghề dệt chiếu có thể tìm được thị trường tiêu thụ rộng hơn. Khi đầu ra sản phẩm đã được giải quyết sẽ nhanh chóng thúc đẩy sức sản xuất của người thợ và vực dậy nghề thủ công truyền thống hơn trăm năm tuổi đang đi vào bế tắc.

18.3.4.5.4. Hỗ trợ đào tạo nghề

Nghề dệt chiếu tương đối dễ học, chỉ cần có mẫu mã và người hướng dẫn cụ thể một thời gian ngắn là người học nghề có thể nắm bắt được kỹ thuật cơ bản. Từ những kỹ năng cơ bản, người học nghề có thể tự sáng cách lẫy màu, lẫy chữ, bắt sợi, tạo hoa văn… Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để đưa thợ đi tham quan học hỏi, nắm bắt cách thức sản xuất loại hình sản phẩm mới từ lác. Tổ chức cho người sản xuất tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu, thâm nhập thị trường tiêu thụ mặt hàng làm từ sợi lác để tìm đầu ra cho sản phẩm. Nên đưa các lớp học nghề vào trường dạy nghề, trường hướng nghiệp để truyền dạy nghề, bổ sung lực lượng thợ mới.

Muốn bảo tồn và vực dậy nghề dệt chiếu ở Tà Niên cần có sự đầu tư hướng dẫn của ngành chức năng và chính quyền địa phương. Nếu được Nhà nước hỗ trợ theo mô hình tổ liên kết sản xuất (hợp tác xã) hoặc tìm doanh nghiệp đứng ra làm chủ đầu mối sản xuất, cơ quan liên kết đỡ đầu tiêu thụ sản phẩm thì nghề dệt chiếu sẽ phát triển trở


lại. Nếu làm được như vậy, chẳng những "lấy lại" tên tuổi cho chiếu Tà Niên mà còn tạo được rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Kết luận

5 nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Kiên Giang xuất hiện khá sớm trong lịch sử hình thành dân cư - dân tộc trên vùng đất Kiên Giang. Ngoài ý nghĩa về tính lịch sử, kinh tế các nghề này còn thể hiện tính chất văn hóa, nghệ thuật mang đặc trưng của địa phương. 5 nghề thủ công truyền thống tiêu biểu chứa đựng một phần của kho tàng tri thức dân gian, là tài sản văn hóa phi vật thể của Kiên Giang nói riêng, cần phải được bảo tồn và phát huy giá trị cả về kinh tế và văn hóa.

Trong điều kiện nền sản xuất kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, nguồn tài nguyên nhiên nhiên đang bị cạn kiệt đã dẫn đến tình trạng 3 trong 5 nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Kiên Giang đang đứng trước ngưỡng cửa mai một. Cần nhanh chóng tìm phương hướng phù hợp và hữu hiệu để bảo tồn những giá trị văn hóa của nghề đồng thời phát huy được hiệu quả kinh tế để khôi phục lại nghề.

Hiện nay một số thợ thầy, nghệ nhân của 5 nghề thủ công truyền thống tiêu biểu đã già yếu, bỏ nghề bên cạnh đó việc chuyển biến đổi trong nhận thức chọn lựa ngành nghề lao động của thế hệ kế tục thay đổi đã làm suy giảm lực lượng thợ nghề đến mức báo động. Đặc biệt là nghề chế tác huyền Hà Tiên hiện nay chỉ còn 2 người thợ trực tiếp lao động nghề. Cần phải có giải pháp khuyến khích, ưu đãi, tôn vinh lực lượng thợ nghề có trình độ tay nghề cao, hỗ trợ đào tạo nghề để giữ gìn những tri thức quí báu trong qui trình sản xuất của nghề.

Chính quyền địa phương cần có chính sách phối hợp với các ngành để khôi phục lại nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của địa phương mình. Đẩy mạnh liên kết giữ sản xuất và dịch vụ hỗ trợ nhằm thông qua đó tạo đầu ra cho sản phẩm thủ công, tạo nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động nghề, đặc biệt chú trọng khía cạnh xuất khẩu và phục vụ du lịch văn hóa.

Bảo tồn và phát huy giá trị của 5 nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Kiên Giang cần phải được quan tâm đúng mức và nằm trong qui hoạch chung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát triển ngành nghề thủ công của ngành công nghiệp Kiên Giang.

UBND tỉnh, ngành công nghiệp, ngành văn hoá - thông tin, ngành thương mại và ngành du lịch cần kết hợp với chính quyền địa phương của thị xã Hà Tiên để tìm ra phương án bảo tồn nghề chế tác đồi mồi, chế tác huyền bằng phương pháp: sưu tầm ghi chép bằng văn bản, ghi hình lưu giữ thông tin bằng kỹ thuật số (số hoá), có chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân lớn tuổi và thợ học việc đủ điều kiện sinh sống để họ có thể tiếp tục truyền dạy nghề cho thế hệ kế tục.


Đối với nghề nặn đồ đất Hòn Đất và nghề dệt chiếu Tà Niên việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề cần phải theo xu hướng chung theo mô hình làng nghề du lịch văn hoá. UBND tỉnh, ngành công nghiệp, ngành văn hoá - thông tin, ngành thương mại và ngành du lịch cần kết hợp với chính quyền địa phương của huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành xây dựng thành những làng nghề kết hợp với khai thác kinh tế du lịch. Việc liên kết này cần có sự hỗ trợ ban đầu của ngân sách nhà nước và địa điểm, đất đai tổ chức làng nghề của chính quyền địa phương và sự phối hợp của người dân được hưởng lợi từ nguồn thu du lịch mang lại. Bên cạnh đó phải có sự thay đổi về mẫu mã sản phẩm, phương thức sản xuất và mua bán sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.

Đối với nghề chế biến nước mắm Phú Quốc vấn đề quang trọng nhất là bảo vệ thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Việc này đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà thùng sản xuất, thống nhất tiêu chuẩn sản phẩm, giá cả và phương thức sản xuất tiến đến qui trình công nghiệp. Bên cạnh đó cần có sự quản lý và hỗ trợ của ngành thuỷ sản, chính quyền địa phương trong việc qui hoạch bảo vệ nguồn nguyên liệu cá cơm một cách chặt chẽ để nghề chế biến nước mắm có thể phát triển bền vững trong tương lai.

18.3.5. Giải pháp kết nối và khai thác các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, làng nghề và danh lam thắng cảnh tại tỉnh Kiên Giang.

Ngày nay, du lịch như là một sản phẩm đặc thù mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người ta chứng kiến làn sóng du lịch hiện đang dâng lên ở khắp nơi, hiện tượng “Nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch” đã đem lại cho ngành du lịch sự tăng trưởng về số lượng nhưng chất lượng có được thì lại không cao. Hoạt động du lịch vừa thiếu tính quy hoạch, vừa không trọng tâm. Việc đầu tư cho du lịch tràn lan đã dẫn đến lãng phí trong khi nhiều lĩnh vực khác hiện còn đang thiếu vốn. Hoạt động du lịch trong tư nhân thường có quy mô nhỏ lẻ, nở rộ kéo theo tình trạng kinh doanh hết sức manh mún cũng như cạnh tranh không lành mạnh. Kết quả là hàng loạt các đơn vị du lịch thua lỗ vì ế ẩm kéo dài. Thêm vào đó là quan điểm hưởng lợi nhuận cao đã làm cho rất nhiều đơn vị du lịch trở nên quan liêu và giảm tính nhân văn. Đó là cái họa có thể làm cho ngành du lịch giảm dần sức thu hút đối với khách du lịch.

Do vậy, để khai thác hiệu quả giá trị du lịch từ các di tích lịch sử (DTLS), văn hóa, lễ hội, làng nghề và danh lam thắng cảnh (DLTC) thì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và cần sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị của các di sản, hoạt động xúc tiến quảng bá được đánh giá là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chương trình quảng bá, xúc tiến tại nước ngoài. Danh lam thắng cảnh tại tỉnh Kiên Giang được xem là tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao và chúng ta

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023