Du lịch sinh thái - 50


tin tưởng đó chính là những lợi thế để du lịch của tỉnh có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

18.3.5.1. Giải pháp về quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch

Để khai thác tốt các hoạt động du lịch từ các DTLS, văn hóa và DLTC thì trước hết cần phải có các giải pháp thích hợp đối với việc quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch diễn ra tại địa phương.

Phân các cấp quản lý di tích thành các loại như: Các di tích cấp quốc gia (do Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng): giao cho UBND các huyện, thành phố có di tích quản lý.

Các di tích cấp tỉnh (do UBND tỉnh xếp hạng): giao cho UBND các xã (phường), thị trấn có di tích để quản lý.

Đối với các DTLS, văn hóa thì cần phải thành lập các Ban quản lý trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin; kiện toàn Ban quản lý di tích ở cơ sở.

Quy hoạch không giải tỏa mà quy hoạch làm cơ sở cho người dân sống trong khu du lịch, sinh hoạt và kinh doanh theo một chuẩn mực du lịch. Ai không đủ khả năng hoặc không thích nghi sống theo mô hình ấy có thể chuyển nhượng đất cho người có khả năng, yêu thích mô hình này.

Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh, quy hoạch các làng nghề theo hướng phát huy làng nghề truyền thống, tận dụng lao động là những người nông dân nhàn rỗi với việc phát triển du lịch. Đồng thời có thể thành lập công viên, bảo tàng lúa nước Nam bộ với góc độ đầu tư cho văn hóa nhưng ngành du lịch được hưởng lợi trong khai thác.

Tăng cường đầu tư để bảo tồn, gìn giữ, sưu tầm, bổ sung, phục chế các tài liệu, hiện vật có giá trị thuộc các di tích lịch sử cách mạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng cường hiệu quả quản lý, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành du lịch. Khai thác tốt thị trường trong nước và quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền. Thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa các ngành; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển du lịch.

Du lịch sinh thái - 50

18.3.5.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Ngoài những tiềm năng tự nhiên sẵn có, muốn phát triển hoạt động du lịch thì cũng cần phải có nguồn nhân lực có trình độ và am hiểu các kỹ năng về tổ chức hoạt động du lịch.


Nội dung đào tạo bao gồm: đào tạo quản lý du lịch, đào tạo hướng dẫn viên du lịch, đào tạo kỹ năng sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho du lịch, đào tạo kỹ năng thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

Phương thức đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau như đào tạo chính quy có liên quan đến chuyên ngành ở Tp. Hồ Chí Minh và các nơi khác (đại học, cao đẳng và trung cấp) hoặc các nơi tập huấn nghiệp vụ du lịch dài ngày, ngắn ngày (tại chỗ hoặc ở các nơi khác tổ chức trong và ngoài nước).

Đổi mới và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, tăng cường hiệu quả quản lý, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành du lịch.

Tổ chức các hội thảo khoa học để nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo những DTLS và DLTC nhằm tìm ra những phương hướng, những giải pháp tốt nhất cho công tác bảo tồn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị của các DTLS cách mạng. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Ban quản lý di tích các cấp; bố trí cán bộ phụ trách công tác quản lý di tích có trình độ cử nhân chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng ở các huyện, thành phố có trên 20 di tích được xếp hạng quốc gia.

Phổ biến rộng rãi Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Làm tốt công tác tuyên truyền về du lịch, tổ chức cuộc thi tìm hiểu, sáng tác tác phẩm về đề tài du lịch.

Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của du lịch và ý thức trách nhiệm của toàn dân với việc bảo tồn của di sản thiên nhiên, văn hóa và môi trường tự nhiên, xã hội.

18.3.5.3. Giải pháp về CSHT phục vụ cho nhu cầu du lịch

Đầu tư hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy hoàn chỉnh và thuận tiện, nhưng phải tính tới việc giữ nét riêng cho cảnh quan tại khu vực, không thể bêtông hóa, nhựa hóa toàn bộ đường giao thông đường bộ. CSHT cho du lịch phải được quy hoạch cụ thể và theo hướng xã hội hóa.

Tận dụng những tiềm năng có sẵn về tự nhiên và CSHT, chủ yếu là nâng cấp, không xây dựng các công trình to lớn, hiện đại và tốn kém để tránh các tác động xấu tới môi trường, làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến cảnh quan đặc


trưng tại khu vực.

Nâng cấp CSHT và các dịch vụ, phương tiện kỹ thuật phải được ưu tiên lên hàng đầu và chủ yếu là để phục vụ cho công tác bảo tồn cảnh quan tại các điểm DTLS và DLTC.

Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển du lịch bền vững nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc trưng cho vùng.

Nâng cao và phát triển loại hình văn hóa du lịch – lịch sử. Lựa chọn, xây dựng và duy trì các hoạt động văn hóa dân gian tại các điểm du lịch.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.

Tổ chức công bố và quảng bá các quy hoạch, các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại - du lịch, kêu gọi vốn từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ưu tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, điện, nước, xúc tiến quảng bá du lịch. Đào tạo, dạy nghề, hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Chú trọng hướng dẫn nhân dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ở các làng bản dân tộc, phát triển du lịch bền vững

18.3.5.4. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá và tiếp thị

Bên cạnh các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, cải thiện về vật chất, CSHT thì công tác về tuyên truyền, quảng bá và tiếp thị vẻ đẹp của các DTLS, văn hóa, lễ hội, làng nghề và các DLTC đến các du khách là một yếu tố hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.

Do đó, yêu cầu đặt ra ở đây là song song với việc thiết lập các giải pháp về quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch; các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và các giải pháp về CSHT thì cũng cần phải thiết lập các giải pháp về tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của các DTLS và DLTC tại địa phương. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất nhằm tuyên truyền và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương:

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh du lịch của Việt Nam nói chung và quảng bá du lịch và sản phẩm du lịch của Kiên Giang nói chung, giới thiệu các DLTC, lịch sử và nền văn hóa dân tộc đặc sắc của tỉnh.


Phương thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hợp tác thông tin quảng cáo với các cơ quan du lịch.

Sản xuất các sách nhỏ, các áp phích, băng rôn, bảng hiệu, phim video, các tập ảnh và thông qua các tổ chức quốc tế để quảng cáo một cách rộng rãi đến các du khách.

Kết hợp các hoạt động quảng cáo các DTLS và DKTC trên địa bàn tỉnh qua các phương tiện giao thông công cộng như cho in các quảng cáo hoặc biểu ngữ dọc theo hai bên của xe buýt. Đối với xe taxi, có thể để kèm tờ rơi quảng cáo ở trên xe để du khách khi đi có thể đọc được những thông tin về du lịch. Trên tàu thủy thì phát những tờ rơi hoặc làm những video ngắn giới thiệu về các điểm du lịch cho các du khách đang đi được xem và hiểu biết thêm.

Kết hợp với hãng hàng không vận chuyển khách từ Kiên Giang ra Phú Quốc hoặc tuyến bay Kiên Giang – Tp. Hồ Chí Minh để quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh thông qua các trang báo phục vụ trong hàng không.

Nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch, trên các phương tiện giao thông để tạo được ấn tượng tốt đối với các du khách đến đây. Đây cũng có thể coi là một phương pháp quảng cáo rất có hiệu quả nhưng chí phí mang lại cho việc quảng cáo này thì lại không cao.

Lồng ghép du lịch với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật – thể thao.

Tăng cường thông tin du lịch cho du khách qua các hình thức: biển chỉ dẫn, biển quảng bá tấm lớn, hội nghị chủ đề xúc tiến về du lịch, các ấn phẩm xúc tiến về du lịch Kiên Giang,

Triển khai áp dụng hình e-marketing rộng rãi đối với các tỉnh trong nước.

18.3.6. Giải pháp kết nối và khai thác các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, làng nghề và danh lam thắng cảnh liên vùng ( trong nước và quốc tế)

18.3.6.1. Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và quản lý

18.3.6.1.1. Quản lý hoạt động du lịch

Kiên Giang, do đặc điểm vị trí địa lý cũng như cấu tạo địa chất, địa mạo, được thiên nhiên ban cho một cảnh sắc thiên nhiên phong phú với đủ các loại hình: biển, đảo, núi non và đồng bằng. Hơn nữa, với vị trí Tây Nam đất nước, tiếp giáp biển Tây mà mở ra là Vịnh Thái Lan rộng lớn, đã mang lại cho Kiên Giang một tiềm năng hợp tác du lịch không chỉ trong mà còn ngoài nước.

Có thể nhận thấy, vị trí của Kiên Giang tiếp giáp với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL như Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang mang lại cho Kiên


Giang một ưu thế để phát triển du lịch. Tuy có thể coi là vùng đất tận cùng nơi biên giới, nhưng giao thông đi Kiên Giang khá thuận tiện và dễ dàng kết nối với các địa phương mạnh về du lịch của khu vực như Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang. Du khách có thể dễ dàng tham quan ở các tỉnh lân cận và ghé qua thăm thú Kiên Giang với những địa danh nổi tiếng như Hà Tiên, Phú Quốc. Thậm chí, nếu biết tổ chức tốt công tác du lịch, phối hợp nhịp nhàng cùng các địa phương lân cận, có thể tạo ra một tuyến du lịch hấp dẫn. Trong đó lấy Kiên Giang là đích đến cuối cùng, Cần Thơ, An Giang là các địa điểm trung chuyển, nghỉ chân tham quan làm nóng trước khi thật sự bước vào tour tham quan khám phá du lịch Kiên Giang.

Do đó, thiết nghĩ việc phối hợp quản lý du lịch là cực kỳ quan trọng, không chỉ dừng ở mức độ giữa các ban ngành trong khu vực tỉnh mà còn phải được thực hiện giữa các tỉnh trong khu vực, và hơn thế là giữa khu vực với các địa bàn tiềm năng về khách du lịch ở Đông Nam Bộ. Mở rộng ra là thu hút du khách từ các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore. Nếu xét lượng khách du lịch ngay tại địa phương, hoặc khu vực, thì chắc chắn số lượng sẽ không nhiều. Chỉ có thu hút được du khách từ vùng miền khác, du khách từ nước ngoài vào, mới tăng được thu nhập và phát triển một cách bền vững.

Hợp tác du lịch giữa các địa phương

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của các tỉnh nên có một chiến lược hợp tác lâu dài với nhau và tránh không đưa ra những sản phẩm du lịch cạnh tranh nhau. Lấy ví dụ: Cần Thơ có thể lấy thế mạnh là phát triển về cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ để thu hút khách. Trong khi đó, Kiên Giang có thể lấy thế mạnh về cảnh đẹp của biển, đảo làm sản phẩm chủ lực thu hút du khách với tiêu chí nghỉ dưỡng hồi phục sức khỏe.

Cần có một thỏa thuận hợp tác tổ chức các tour liên vùng liên tỉnh: Nên quản lý bằng một kế hoạch ngắn hạn. Điều này có nghĩa là nên đề ra kế hoạch kinh doanh, phát triển cho từng giai đoạn một, với thời gian chỉ từ 1-3 năm. Nguyên nhân là do đây là kế hoạch có sự tham gia của rất nhiều bên có liên quan. Do đó, mọi sự thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể du lịch của khu vực; một kế hoạch ngắn hạn sẽ giúp các địa phương linh hoạt ứng phó xử lý, kịp thời cập nhật tình hình mới, tránh phải những tác động tiêu cực do phản ứng chậm với tình hình. Hơn thế, du lịch có đặc thù là luôn cần sự mới lạ, độc đáo để thu hút du khách. Do đó, thường xuyên thay đổi nâng cao chất lượng phục vụ, cải tạo nâng cấp các điểm du lịch hiện có, mở thêm các điểm du lịch mới là điều cần thiết thực hiện trong từng giai đoạn ngắn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách tham quan du lịch.

Quản lý du lịch ở cấp độ quốc tế

Tỉnh nên tham vấn cho chính phủ, các Bộ có liên quan về những thế mạnh của địa phương để có được vị trí thích hợp trong kế hoạch thu hút khách du lịch của quốc


gia.

Tổ chức bộ phận chuyên trách về các vấn đề đối với du khách quốc tế.

Nên thực hiện song song chiến dịch quảng bá du lịch của riêng địa phương bên cạnh chiến lược quốc gia.

Chính quyền địa phương nên kiểm soát chặt các công ty lữ hành trong tỉnh, các công ty lữ hành ngoài tỉnh nhưng có hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương để đảm bảo chất lượng phục vụ du lịch.

Kiên Giang cũng nên quản lý du lịch ở cấp vĩ mô, tổng thể. Thống nhất hoạt động của các ngành có liên quan như nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, nhân dân địa phương,…trong việc tiếp đón, phục vụ du khách.

Ban hành các quyết định hướng dẫn chung như: hướng dẫn về giá cả thống nhất cho du khách Việt Nam cũng như quốc tế, hướng dẫn những địa điểm tham quan nghỉ ngơi đáng tin cậy.

Tổ chức hội đoàn du lịch, trong đó bao gồm những hội viên là các đơn vị kinh doanh du lịch. Hội đoàn sẽ tự tổ chức các hoạt động du lịch theo một kế hoạch thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Chính quyền, mà cụ thể là Sở Văn hóa thể thao và Du lịch chỉ quản lý hội đoàn này về khía cạnh luật pháp trong kinh doanh, không can thiệp vào các quyết định hay kế hoạch phát triển du lịch.

18.3.6.1.2. Tổ chức hoạt động

Hiện nay du lịch Kiên Giang có gần 45 địa điểm có thể tổ chức tham quan du lịch bao gồm các di tích lịch sử, các mộ, chùa, bảo tàng,…đặc biệt là tỉnh có được đảo ngọc Phú Quốc, các hòn đảo nằm rải rác trong biển Tây và một bờ biển dài, thoải, sóng êm và thanh bình.

Để khai thác tốt thế mạnh của mình, Kiên Giang nên chú trọng quản lý tổ chức hoạt động của các đơn vị quản lý các địa điểm du lịch, cũng như hoạt động kinh doanh du lịch của nhân dân trong vùng.

Thống nhất chung về các mặt như: lệ phí tham quan các địa điểm, phí dịch vụ du lịch, chất lượng dịch vụ thụ hưởng của du khách,…

Về di tích lịch sử

Đa phần các di tích có liên quan đến cuộc kháng chiến của dân tộc. Một số ít khác lại là những di tích đền chùa. Do đó ngoài chức năng làm điểm tham quan, các di tích này còn góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Xuất phát từ thực tế này có thể định hướng tổ chức hoạt động cho các địa điểm này theo hướng giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên. Đặc biệt có thể tổ chức các tour tham quan cho các đoàn học sinh từ các tỉnh


thành khác như Tp. Hồ Chí Minh, về nguồn tham quan, cắm trại và học tập truyền thống yêu nước của dân tộc.

Đề xuất không tổ chức thu phí tham quan cho các đoàn khách tham quan học tập. Có thể bổ sung nguồn kinh phí hoạt động cho những địa điểm này, ngoài kinh phí do chính quyền hỗ trợ, bằng các hình thức như quyên góp gây quỹ, bán các sách vở tài liệu khảo cứu, tranh ảnh, băng đĩa về di tích cũng như những sự kiện lịch sử có liên quan tới di tích.

Về địa điểm văn hoá, lễ hội

Đây là nhóm địa điểm mang tính phục vụ cộng đồng. Các hoạt động văn hoá lễ hội vừa lưu truyền, gìn giữ các giá trị văn hoá của dân tộc, vừa là hoạt động vui chơi giải trí tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, một số lễ hội mang tính tôn giáo, tín ngưỡng tổ chức ở các đền chùa miếu mạo còn là hoạt động tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng thờ phụng của nhân dân địa phương và các tỉnh khác.

Các hoạt động văn hoá lễ hội còn là một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách nước ngoài. Đến với các lễ hội như thế này, du khách nước ngoài chắc chắn sẽ không mong muốn trả những khoản phí gọi là phí tham quan, phí vào cửa. Do đó, có thể thu hút du khách và tạo nguồn thu từ hoạt động lưu trú, hoạt động ăn uống và giải trí kèm theo các mùa lễ hội. Muốn như vậy cần có sự phối hợp thống nhất hành động giữa các ban ngành và các đơn vị hoạt động du lịch có liên quan.

Về làng nghề

Nhóm này chỉ có thể góp phần phụ trợ, là sản phẩm thêm vào thực đơn nhằm làm món ăn du lịch thêm phong phú. Tuy vậy, kinh nghiệm từ các địa phương khác cho thấy nhóm này thực sự làm du khách thích thú và mong muốn tìm tòi khám phá hơn nữa. Nên quy hoạch các khu làng nghề kết hợp với khu vực ẩm thực để du khách có thể vừa tham quan, vừa nghỉ chân thưởng thức đặc sản của địa phương.

Học tập kinh nghiệm của những làng nghề đi trước, nên cho du khách tự tay làm ra những sản phẩm của riêng mình. Đề xuất là không nên tổ chức thu phí hoạt động vào tham quan các khu vực này. Thay vào đó sẽ tạo nguồn thu từ các sản phẩm lưu niệm tinh tế, các sản phẩm thủ công của làng nghề. Thực hiện không thu phí sản phẩm do chính khách tự làm ra, nhưng thu phí nguồn nguyên vật liệu mà họ sử dụng để làm ra sản phẩm. Có như vậy, du khách sẽ làm thấy hài lòng vì không phải trả những khoản phí vô lý, và khuyến khích họ gìn giữ những sản phẩm thủ công của địa phương nhưng làm ra chính bởi bàn tay của họ. Một khi những sản phẩm này được lưu giữ và mang ra nước ngoài, đó sẽ là một cách tiếp thị hiệu quả hình ảnh du lịch, không chỉ của Kiên Giang mà còn của Việt Nam nói chung.

Về thắng cảnh du lịch


Đây là nhóm có nhiều ưu thế cho du lịch Kiên Giang. Có thể kể ra những thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc.

Kiến nghị với Kiên Giang nên giao lại những điểm này cho tư nhân hoạt động nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch. Tất nhiên một cơ chế kiểm soát chặt chẽ là điều cần thiết nhằm tránh tình trạng kinh doanh làm ô nhiễm môi trường, xây dựng không hợp pháp làm phá vỡ cảnh quan, xâm hại cảnh đẹp thiên nhiên.

Tại các địa điểm thắng cảnh này, nên tổ chức các khu du lịch nghỉ dưỡng, các dạng resort cao cấp, thân thiện và gần gũi với môi trường tự nhiên.

Các đơn vị kinh doanh du lịch các địa điểm này cũng cần phối hợp với các đơn vị lữ hành lựa chọn những điểm này làm điểm đến dừng chân của du khách. Từ đây có thể mở ra các tour tham quan các di tích lịch sử, văn hoá lễ hội cũng như các làng nghề ở khu vực lân cận.

Kết hợp với các công ty lữ hành của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Campuchia đón các đoàn khách du lịch. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên của các nước xung quanh có nét tương đồng nên Kiên Giang nên chú trọng vào các thị trường xa hơn, tiềm năng hơn như thị trường khối Arabia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đối tượng nhắm đến là các khách MICE (du lịch kết hợp với hội nghị, làm việc và nghỉ dưỡng), các du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng ở vùng biển nhưng vẫn đảm bảo tìm hiểu được những nét đặc trưng riêng của con người miền Tây Nam Bộ.

18.3.6.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi phải có các kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực như: ngoại ngữ, văn hóa Việt Nam và thế giới, lịch sử dân tộc, khả năng giao tiếp, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, kinh tế-xã hội,…

Từ thực tế này đòi hỏi nếu muốn kết nối tốt và khai thác hiệu quả các giá trị du lịch sẵn có của Kiên Giang thì cần có một đội ngũ những người làm du lịch từ cấp cao đến những nhân viên bình thường phải có được những kiến thức am hiểu về văn hóa, xã hội, con người miền đất Kiên Giang; có khả năng giao tiếp tốt với người nước ngoài bằng ngoại ngữ, am hiểu phong tục tập quán của nhiều vùng miền, của nền văn hóa các nước mà du lịch Kiên Giang nhắm đến. Ngoài ra còn phải vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, khéo léo trong xử lý tình huống.

Do đó kiến nghị Kiên Giang nên tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành: kinh tế, lịch sử, xã hội, ngoại ngữ, nhà hàng khách sạn, và tâm lý học. Nguồn nhân lực này trước hết nên thu nhận từ các địa phương khác, thậm chí là từ nước ngoài để có thể tận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu sẵn có để phục vụ phát triển du lịch trong giai đoạn ban đầu. Song song đó tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ của địa phương nhằm dần dần đáp ứng được nhu cầu

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí