Voi Trong Lễ Nghi, Phong Tục Và Đời Sống Của Đồng Bào Đăk Lăk


thay đổi trong quản lý để đưa tình trạng tài nguyên và xã hội trở lại dưới giới hạn cho phép; thành lập ban chuyên trách giám sát môi trường.

- Thực hiện “Báo cáo hiện trạng môi trường du lịchdành cho các cơ sở kinh

doanh du lịch và gửi về Sở Văn hoá, Thương mại và Du lịch.

- Thực hiện việc cấp chứng nhận điểm du lịch sinh thái, phương tiện du lịch

sinh thái bằng thẻ xanh dựa trên tiêu chuẩn đánh giá điểm du lịch sinh thái (nguyên tắc quy hoạch mặt bằng, nguyên tắc thiết kế công trình, nguyên tắc về thiết kế cơ sở hạ tầng và sử dụng năng lượng, nguyên tắc quản lý rác thải, nguyên tắc đánh giá các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái, nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái, nguyên tắc đạo đức, nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn viên du lịch, nguyên tắc chỉ đạo cho các cơ sở lưu trú, nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý điểm du lịch và địa phương

- Các biện pháp về đầu tư: giảm thuế, cho vay ưu đãi để xây dựng, hoạt động,

mở rộng cho những điểm kinh doanh cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn của một điểm du lịch sinh thái, đầu tư cơ sở hạ tầng cho những khu vực quy hoạch phát triển du lịch.

15.3.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch:

Quy hoạch phải thoả mãn các tiêu chuẩn du lịch sinh thái như sau: các tiêu chuẩn của du lịch sinh thái (tiêu chuẩn hệ sinh thái, hiệu quả, cân bằng, bản sắc văn hoá, cộng đồng, cân bằng, phát triển), các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch sinh thái (cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan, nội dung của tuyến, điểm du lịch phải phong phú, đa dạng và mang tính đặc thù, giá cả phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, đảm bảo cho du khách có thời gian để phục hồi sức khoẻ, tuyến tham quan phải kết hợp với mua sắm), nguyên tắc quy hoạch vùng du lịch (sử dụng nguồn lực một cách bền vững, giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải, duy trì tính đa dạng, hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch, hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch, hỗ trợ kinh tế địa phương, đào tạo nhân viên, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm, tiến hành nghiên cứu), định hướng quy hoạch du lịch sinh thái bền vững… 15.3.2.3.Nhóm giải pháp về quảng bá – nghiên cứu thị trường

Quảng cáo bằng báo chí, website, các phương tiện thông tin đại chúng khác..., xây dựng hệ thống bảng chỉ dẫn điểm tham quan cùng những biểu tượng đặc trưng của điểm du lịch đó tại những trung tâm tập trung khách tham quan, bản đồ du lịch; in và bán những ấn phẩm nhỏ giới thiệu chung về du lịch vùng, có vai trò như một hướng dẫn tour

- Chương trình 1: Thiết kế chương trình du lịch mang tính đặc thù sinh thái Bến

Tre khác hẳn các tour trước đó, mang tính đột phá…


- Chương trình 2: Chương trình quảng bá và tìm kiếm thị trường (có chiến lược maketting theo từng thời điểm. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, chương trình du lịch đặc thù phù hợp với đối tượng học sinh cùng gia đình vào mùa hè.

15.3.2.4.Nhóm giải pháp về đào tạo

Với các nội dung và đối tượng giáo dục đã nêu trên, quá trình giáo dục cần được làm thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau. Sẽ có tác dụng nếu như phối hợp được sự tham gia vào chương trình giáo dục này của các đối tượng trong các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị của cộng đồng và các cơ quan có trách nhiệm về du lịch bền vững.

- Giáo dục thông qua công tác điều tra

- Giáo dục thông qua đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch như

các nhà quản lý, các nhân viên hướng dẫn, phục vụ nhà hàng, khách sạn.

- Giáo dục thông qua các quy định có tính pháp lý.

- Giáo dục thông qua hệ thống thông tin sách báo, truyền thông, các biển báo,

chỉ dẫn.

- Giáo dục thông qua hệ thống nhà trường

- Giáo dục thông qua các chính sách kinh tế ở địa phương

Kết luận:

Qua thời gian thực hiện Dự án: “Nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Châu Thành, tỉnh Bến Tre” do Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường làm chủ dự án, đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

Với các điều kiện thuận lợi của môi trường tự nhiên về vị trí địa lý, hệ thực vật - thảm phủ, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu cũng như các điều kiện thuật lợi về kinh tế xã hội như kinh tế vườn, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, cơ sở hạ tầng, đờn ca tài tử và ý thức cộng đồng cao về hoạt động du lịch sinh thái, là các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường nhân văn to lớn về phát triển du lịch sinh thái nói chung và huyện Châu Thành nói riêng.

Với tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nhưng hiện trạng phát triển du lịch sinh thái còn thấp. Lượng khác đến Châu Thành không đồng đều qua các tháng trong năm và thời gian lưu trú không dài, hoặc gần như không đáng kể.

Qua khảo sát, lượng du khách đến Châu Thành chủ yếu là khách nước ngoài mang tính tự phát hoặc tự tìm hiểu, các cơ sở du lịch sinh thái tại Châu Thành chưa có kế hoạch thu hút du khách cũng như không có chiến lược và hành động quảng bá sản phẩm cho du lịch trong và ngoài nước.


Đội ngũ nguồn nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch - du lịch sinh thái không đồng đều, không ổn định và thiếu chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình quản lý và nguồn nhân lực tại các điểm kinh doanh du lịch - du lịch sinh thái mang tính “gia đình”.

Hạ tầng giao thông tương đối đầy đủ nhưng về nguồn nước cấp, điện, viễn thông, y tế cho các cơ sở kinh doanh du lịch của huyện cũng chưa quan tâm đúng mức. Cơ sở lưu trú, phòng nghỉ cho du khách lưu đêm còn ít, có nhiều cơ sở không đầu tư hoặc đầu tư nhưng chưa đáp ứng cho nhu cầu du khách.

Hiện trạng môi trường trong du lịch gần như không được quan tâm, các vấn đề về nước cấp, nước thải và rác thải cũng không được đầu tư. Điều này, gây ra tình hình mất vệ sinh, suy giảm mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.

Chúng tôi đã xây dựng hai mô hình nước cấp - nước thải - rác thải tại cơ sở du lịch sinh thái Tân Phú và Đồng Quê. Kết quả mô hình được áp dụng ngay vào trong hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái tại các điểm trên. Tiêu chuẩn nước cấp và nước thải được lấy mẫu và kiểm tra bởi Phân Viện Bảo Hộ TP. HCM và các chỉ tiêu phân tích đạt tiêu chuẩn theo ngành du lịch do TCDL quy định.

Bên cạnh những kết quả khả quan còn những vấn đề tồn đọng của địa phương mà trong khuôn khổ một dự án không thể thay đổi được toàn vẹn. Như cơ chế quản lý và hoạt động quảng bá, mặc dù đã có đề xuất những giải pháp thay đổi về thể chế, hành chính nhưng cũng nên nhắc lại rằng cần phải có sự phối hợp đa ngành, đa cấp nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch sinh thái hoàn hảo, có thể giữ chân du khách ở lại và thỏa mãn nhu cầu của họ để sau đó còn tạo được “tiếng lành đồn xa”. Về mặt thông tin, cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ tầm vĩ mô, không những cung cấp thông tin cho khách du lịch mà còn cung cấp thông tin cho người dân để họ chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch sinh thái cũng như bảo vệ môi trường.

Sau quá trình hoạt động dự án, nhất là sau đợt tập huấn nâng cao năng lực, rất nhiều chủ hộ kinh doanh, nhà quản lý đã hiểu rõ hơn về du lịch sinh thái.

Tóm lại, du lịch sinh thái là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, có tính chất đa ngành và hoạt động du lịch đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp các ngành, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước để huy động nhiều thành phần tham gia.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao phải nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Châu Thành?

2. Nêu các bước triển khai thực hiện chương trình nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững?

3. Theo anh (chị), bước triển khai nào đóng vai trò quan trọng nhất?

4. Nêu ưu, nhược điểm của mô hình xử lý nước cấp được nêu ra trong dự án?

5. Nêu ưu, nhược điểm của mô hình xử lý nuớc thải được nêu ra trong dự án?

6. Nêu ưu, nhược điểm của mô hình xử lý rác thải được nêu ra trong dự án?

7. Theo anh (chị), nên tập trung phát triển mô hình du lịch sinh thái nào nhất tại huyện Châu Thành? Nêu và phân tích nguyên nhân chọn phát triển mô hình đó?

8. Anh (chị) có đề xuất gì cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Châu Thành?


CHƯƠNG 16

ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀN VOI NHÀ TỈNH ĐĂKLĂK PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI

16.1. TỔNG QUAN 16.1.1.Khái quát tỉnh Đăklăk

Diện tích: 13.125,37 km2;Dân số (2005): 1.714.855 người với 44 dân tộc anh em cùng sinh sống với sự phong phú nền văn hóa truyền thống. Khí hậu chia thành hai mùa riêng biệt: mùa mưa (từ tháng 5 tới tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm là 240C. Lượng mưa trung bình 1.913,3

mm/năm. Số giờ nắng trong năm là 2.299,8. Địa hình tỉnh ĐăkLăk nằm trên một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Vùng núi cao từ 1.000 – 1.200m chiếm 35% diện tích. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 450m, chiếm 53,5%, đất đỏ màu mỡ, khá bằng. Rừng ĐăkLăk có trữ lượng gỗ dồi dào và nhiều động vật quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, nai, heo rừng, bò rừng… ĐăkLăk có 3 hệ thống sông chính: sông Sêrêpôk, Krông Ana, Krông Nô và nhiều thác cao có nguồn thuỷ năng lớn như thác Dray Sáp thượng, thác Dray Nur, thác Krông Kmar… đã được khai thác thuỷ điện. Ngoài ra, còn có nhiều hồ lớn như hồ Lăk, hồ Ea Kao, Ea Súp, Dak Min... cung cấp nước tưới và thuỷ sản nước ngọt. Giao thông: Phía bắc thành phố có Quốc lộ 14 đi Plâyku (195km), đi Kon Tum (244km), nối với Đà Nẵng và qua Bình Phước, Bình Dương đến Tp Hồ Chí Minh. Phía Nam thị xã có quốc lộ 26 đi Ninh Hòa (Nha Trang, 156km); phía Tây là đường đi Bản Đôn (42km); phía Đông là đường quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193km).

Hoạt động du lịch của tỉnh tập trung 2 nội dung chính là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

16.1.2.Thực trạng của đàn voi nhà tỉnh Đăklăk

a. Đặc điểm hình thái, sinh học của voi và tình trạng voi Châu Á (tham khảo tài liệu “sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học”, NXB Giao thông Vận tải, 2003).

b. Tình trạng đàn voi nhà tỉnh Đăklăk:

Số lượng voi của tỉnh Đăklăk qua các năm giảm một cách đáng kể:


Năm

1980

1990

1997

1999

2000

Số lượng voi (con)

502

298

106

112

96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 37


Hiện nay phân bố chủ yếu ở huyện : Lăk, Buôn Đôn, Ea Soup, Krông Na, Krông Bông. Tình hình sinh sản của voi nhà càng hiếm hoi, trong những năm gần đây chỉ có 1 voi con 2 tuổi ở huyện Easup ra đời là do voi nhà sinh sản. Cũng có vài trường hợp voi nhà mang thai nhưng đều bị sẩy thai do điều kiện lao động không thích hợp và bị voi khác tấn công vì quản lý không tốt. Đa số các voi hiện đang phục vụ trong du lịch. Chúng gần như bị khai thác một cách cạn kiệt sức lao động vào những ngày cuối tuần, lễ, tết… nhưng chế độ chăm sóc lại không hề được quan tâm.

c. Tác động của điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế, xã hội làm suy giảm công tác bảo tồn voi trong khu vực:

Một phần do sự biến đổi của nhiệt độ, thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai, lũ lụt, hạn hán... ảnh hưởng đến đời sống và sự thích nghi của đàn voi.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do con người như: sự bùng nổ về dân số kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông, đất sản xuất nông nghiệp, các nhu cầu sinh hoạt cũng như các nhu cầu về kinh tế theo đó tăng cao làm cho môi trường sinh thái bị chia cắt. Cùng với thực trạng ô nhiễm môi trường (rác thải, tiếng ồn...) ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe đàn voi.

Hoạt động phá rừng làm rẫy, lấn chiếm, khai hoang... phục vụ sản xuất nông nghiệp làm diện tích rừng ngày càng giảm đi, điều này đồng nghĩa với việc voi thiếu thức ăn, không có đất sống trở thành ‘thù gét ’con người, đây chính là nguyên nhân chính gây nên sự xung đột nan giải giữa voi và người.

Voi ở Đăk Lăk đa số tập trung ở các khu du lịch để phục vụ chuyên chở khách. Số lượng khách vào những dịp lễ tết tăng cao tạo ra sức ép đối với đàn voi. Voi không được chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhưng lại phải làm việc quá sức dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe. Thậm chí có những con voi cái đang mang thai nhưng vẫn phải phục vụ chuyên chở khách nên khả năng sảy thai rất cao. Bên cạnh đó, do điều kiện làm việc và sinh sống (tập trung trong một khu) thường tiếp xúc với voi đực nên dễ bi voi đực tấn công trong thời kỳ động dục cũng làm cho voi cái mang thai bị sẩy.

Các hoạt động thương mại mua bán chế tác và các sản phẩm từ voi để thu hút khách du lịch như nhẫn làm từ lông đuôi voi (đem lại may mắn), nhẫn hay các chế tác làm bằng ngà voi ...ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe voi.

Đàn voi suy giảm một phần do những nhận thức, quan điểm, phong tục tập quán lạc hậu của người dân địa phương : không tạo cơ hội cho voi đực tiếp xúc với voi cái, thiếu kiến thức chữa bệnh cho voi, quan niệm voi sinh sản là một điều thiếu may mắn.


Tình trạng voi bị săn bắt trộm để khai thác ngà, da, vòi, xương diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, các hợp đồng biểu diễn xiếc, du lịch cũng là một trong những nguyên nhân làm số lượng đàn voi bị suy giảm.

16.1.3.Voi trong lễ nghi, phong tục và đời sống của đồng bào Đăk Lăk

a. Voi – nguồn tài nguyên quý của Đăk Lăk

Nói đến tài nguyên động vật tự nhiên tỉnh Đăk Lăk phải nói về voi. Voi tập trung hầu hết ở các huyện Tây Nam ĐăkLăk chủ yếu là huyện Buôn Đôn, Lăk, Ea - Soup, Krông Bông…

Tại những những địa phương này chủ yếu là người M’Nông sinh sống. Đời sống của họ luôn gắn bó với voi nên con voi luôn hiện hữu trong đời sống , lễ nghi và phong tục của người M’Nông. Voi còn là tài sản to lớn, một con vật hữu dụng đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ và đặc biệt voi là loài động quý giá ở Việt Nam cũng như trên Thế giới.

Con voi chẳng những để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa, nghệ thuật, là một yếu làm kích thích và nảy sinh sự sáng tạo văn hóa, tinh thần. Voi còn có tác động rất lớn để hình thành các tín ngưỡng, lễ nghi, phong tục, tập quán, nếp sống của cộng đồng dân tộc người M’nông nói riêng và ĐăkLăk nói chung.

Rõ ràng voi không những có giá trị vật thể mà còn mang cả giá trị phi vật thể vì voi là đại diện cho cả một nền văn hóa, một truyền thống của cả một tộc người.

b. Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở ĐăkLăk

Nghề săn voi: Nghề thuần dưỡng voi rừng của đồng bào M’nông gồm 2 bước chủ yếu: bắt voi rừng và thuần dưỡng. Trong đó, bắt voi là khâu quan trọng nhất. Một đội săn phải có 10 voi chiến, 20 người cả nài chính (gru), phụ (rmăk) và người chỉ huy. Các voi tham gia đều là voi đực khỏe trên 35 tuổi, voi cái ít khi được sử dụng.

Phương tiện cho đội săn voi gồm có gậy điều khiển (kreo), búa tốc độ (kuc), khóa chân (n’glêng klênng jơng), dây buộc (khôn), dây tròng (rsebrăt), dây dẫn (brăt bung), dây (tur), dây bảo hiểm (rse n”dao) v.v… Tất cả 11 thứ dụng cụ; không kể lương thực, thực phẩm; đều do các gia đình thành viên đóng góp.

Nghề thuần dưỡng voi: Thời hoàng kim của “công nghệ thuần dưỡng voi” ở Buôn Đôn được đánh dấu vào đầu thế kỷ 20, với vai trò thống lĩnh của tù trưởng Y Thu Knul (1828 – 1938 ). Nhờ săn được bạch tượng cực quý đem bán cho vua Xiêm (Thái Lan), Y thu đã được vua Xiêm phong tặng danh hiệu “ KhunJuNob” nghĩa là vua (săn) Voi. Y Thu qua đời ở tuổi 110, kế tục sự nghiệp săn bắt voi của ông còn có nhiều cháu chắt, nhưng nổi tiếng nhất và danh hiệu vua Voi kế truyền lại rơi vào con


rể Ama Kông. Ama Kông săn bắt được tất cả 298 con voi, trong đó có một con voi trắng 2 tuổi đã hiến cho Ngô Đình Diệm.

c. Quá trình thuần dưỡng:

Người thuần dưỡng voi có thể là các Gru (dũng sĩ) bắt voi, hoặc là người chưa hề bắt được con voi nhưng có kinh nghiệm thuần dưỡng. Trong 3 ngày đầu người ta cho voi ăn uống rất ít, cốt làm cho nó suy yếu để bớt hung hăng, dữ tợn. Tiếp đến người ta dùng voi nhà bắt nó đứng im để đưa còng số 8 vào 2 chân trước và xích một chân sau vào gốc cây để nó chỉ tiến lui trong một khoảng ngắn. Đây là thời điểm vừa trấn áp vừa uy hiếp, vừa dụ dỗ; người thuần dưỡng tìm mọi cách thuyết phục qua hành động để dần dần có thể đến gần được con voi. Những bài tập đầu tiên cho voi phải theo khẩu lệnh đơn giản như: nhấc chân, quỳ xuống, cúi đầu v.v… với “phương pháp sư phạm” phản xạ có điều kiện. Cứ như thế, sau một tuần người đứng xa đưa cỏ, voi dùng vòi lấy cỏ ở tay người thì nó đã hơi quen, người thuần dưỡng có thể tiến đến gần voi hơn để sờ mó, vuốt ve nó. Cũng trong giai đoạn này, người ta rửa vết loét (do quá trình rượt bắt và thuần dưỡng voi) và đắp thuốc cho voi.

Tiếp đến người ta tập cho voi xỏ còng. Người ta tập cho voi xỏ còng lớn sau đó là còng nhỏ. Người ta buộc cổ và một chân voi vào một gốc cây, mỗi lần đút còng vào chân voi người ta hét to ra lệnh, kết hợp với dùng sào tre có đầu đinh nhọn đâm vào chân, bắt nó nhấc chân lên. Khi voi nhấc chân lên, hô hiệu lệnh cho voi quen, sau đó xỏ vòng vào. Đây là bước đầu tiên cơ bản. Khi voi đã quen người ta tập cho voi đi lại theo sự điều khiển. Lúc voi đã đi đứng đúng theo sự điều khiển của người thợ tập thì chuyển sang tập cho voi uống nước. Sau cùng, người ta tập cho voi biết chở người, thồ hàng và kéo gỗ. Khi voi đã thuần thục các động tác thì nghỉ tập và buộc voi vào bãi chăn thả trong rừng. Về cơ bản, việc thuần dưỡng đến đây là xong. Thời gian thuần dưỡng kéo dài 2 -3 tháng mới dạy xong một chú voi. Một khi voi đã khôn ngoan, biết vâng lời, đã thuộc lòng các bài tập, các động tác, có thể tham gia giúp người lao động sản xuất thì đồng bào đưa voi nhập buôn. Theo quan niệm của đồng bào thì đây là bước khởi đầu quan trọng, một con voi vào buôn làng tức là tăng thêm sức lao động của cộng đồng, chưa nói đến đây là một tài sản quý, nói lên sự giàu đẹp của buôn làng.

d. Vai trò của voi trong đời sống kinh tế

Buôn Đôn có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng vào khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 13. Đầu thế kỷ 20, có Y Thu là người đứng ra tổ chức săn bắt, thuần dưỡng và buôn bán voi ở Buôn Đôn. Từ đó, voi Buôn Đôn được tiêu thụ rất nhiều nơi, từ trong đến cả ngoài nước. Điều này khẳng định rằng nghề săn bắt, thuần dưỡng và buôn bán voi đã trở thành một hoạt động kinh tế chính của một số bộ phận người

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí