Áp lực của du khách | Số lượng du khách đến tham quan trung bình 1 ngày: 200-300 người/ngày vào mùa du lịch. | |
Bảo tồn | - Mức độ bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên: Đã có sự đầu tư nhưng chưa chặt chẽ và vẫn còn hiệu tượng chặt phá bần, cây giữ đất bừa bãi. - Mức độ sử dụng các phương tiện phi cơ giới: Sử dụng thuyền máy đưa đón khách. | |
Sử dụng hiệu quả các tài nguyên | - Mức độ sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để xây dựng cơ sở vật chất: thực hiện nhưng còn ít. - Mức độ đa dạng hóa các nguồn năng lượng: chưa thực hiện | |
Điều kiện vệ sinh và quản lý chất thải | - Điều kiện vệ sinh: Đa số các khu du lịch, hệ thống vệ sinh chưa đầu tư tốt. - Mức độ hoàn chỉnh của hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Chưa đầu tư nhiều vào hệ thống thu gom, chỉ mới xử lý theo kiểu chôn lấp | |
Bền vững về kinh tế | Tăng trưởng | - Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái qua các năm: Tương đối, không đồng đều giữa các doanh nghiệp, chưa ổn định theo mùa. |
Hiệu quả kinh tế | - Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Thấp (hoạt động du lịch sinh thái chưa đạt hiệu quả kinh tế) | |
Bền vững về xã hội | Sự tham gia của người dân địa phương | - Việc làm dành cho người địa phương so với tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch: Tương đối, gần 20 thuyền của người dân tại bến phà Rạch Miễu đưa đón khách, một số lượng lớn tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch và tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. - Khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa người địa puhwong và công ty du lịch: Chưa xuất hiện các hiện tượng đối kháng của dân địa phương đối với việc phát triển du lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Du Lịch Sinh Thái, Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Lập Điền
- Sức Tải Của Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Chim Lập Điền.
- Đề Xuất Các Biện Pháp Bảo Vệ Vườn Chim Lập Điền:
- Voi Trong Lễ Nghi, Phong Tục Và Đời Sống Của Đồng Bào Đăk Lăk
- Dự Báo, Đánh Giá Và Phân Tích Khả Năng Sinh Tồn Và Phát Triển Đàn Voi Nhà Ở Đăklăk Trong Tương Lai
- Mô Hình Hoạt Động - Khu Bảo Tồn Voi Tương Lai Của Đăklăk.
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
Hiệu quả xã hội | - Khả năng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân: Chưa cao. - Mức độ tác động của du lịch sinh thái đối với việc sản xuất, kinh doanh của người địa phương: Hiệu quả chưa cao do sản phẩm du lịch còn đơn điệu. |
Tóm lại:
Những thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch của huyện. Các tuyến đường giao thông được nâng cấp mở rộng, hệ thống thông tin cũng được cải tiến đáng kể, khoảng 60% hộ dân sử dụng điện thoại và số lượng máy điện thoại đang tăng lên hàng ngày.
Môi trường sinh thái vùng quy hoạch du lịch thuộc vùng kinh tế thuần nông, bao bọc bởi hệ thống kênh rạch đan xen trong vùng, phần lớn diện tích trồng cây ăn trái. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên và sự nhạy bén của nông dân nên các loại cây trồng đều cho trái quanh năm, tùy theo thời vụ, mỗi sản phẩm cây trồng đều có mặt trên thị trường nhiều hay ít. Môi trường hoàn toàn tự nhiên trong lành, trong vùng có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như các sản phẩm từ cây Dừa, nấu rượu truyền thống bằng nồi đất ống tre, làm bánh tráng sữa, nuôi ong mật , làm kẹo… góp phần kích thích sự tìm hiểu của du khách. Phát triển nhất là khu vực xã Tân Thạch có 11 điểm kết hợp với một số cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng …thu hút ngày càng đông du khách tham quan, mô hình này đang phát triển, lan rộng ra các hộ lân cận và các xã xung quanh như: An Khánh, Quới Sơn.
Hiện nay, xu hướng khách du lịch tìm đến những vùng nông thôn có cảnh quan tự nhiên, không khí trong lành của vùng cây trái, thích hòa nhập, tìm hiểu nền văn hóa của cư dân nông thôn. Loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch vườn đang rất hấp dẫn du khách.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước và của tỉnh, huyện Châu Thành cũng đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Lượng khách du lịch đến địa bàn huyện ngày càng tăng, chủ yếu do các đơn vị du lịch tỉnh Tiền Giang đưa qua và các đoàn khách tự tổ chức đi tham quan du lịch. Đó cũng là tiềm năng phát triển ban đầu của địa phương.
Bên cạnh đó, Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh, phong phú về cảnh sắc thiên nhiên, dồi dào về di tích lịch sử, đa dạng về kiến trúc… đã thu hút du khách quốc tế và trong nước đến tham quan, nghỉ ngơi, học tập. Huyện là điểm tiếp rước đầu tiên đã được ngành du lịch tỉnh đưa vào danh mục các tuyến du lịch của tỉnh. Ở Châu Thành hiện có một điểm du lịch lớn là Cồn Phụng do ngành du lịch của tỉnh khai thác với
những công trình kiến trúc độc đáo còn lại như Cồn Tiên với những nét sinh thái đặc sắc của bãi bồi. Vườn cây ăn trái Quới Sơn, Tân Thạch, An Khánh, Phú Đức, Phú Túc, Tiên Long, Tân Phú mang tính đặc trưng của xứ dừa- cây trái Bến Tre rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và rồi đây nó sẽ là những điểm đến không thể quên của du khách trong và ngoài nước.
15.2.Xây dựng mô hình môi trường tại các điểm DLST mẫu
Sau đây là một số mô hình xử lí nước cấp, nước thải, rác thải, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… Đây là những giải pháp mà huyện Châu Thành có thể áp dụng để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại địa phương theo hướng lâu dài và bền vững. Khi xây dựng hệ thống cần tính toán đúng thông số kỹ thuật và đảm bảo khối tích, hiệu suất xử lí.
15.2.1.Mô hình xử lí nước cấp:
Nước cấp cung cấp cho các địa điểm du lịch chủ yếu lấy từ nguồn nước nước giếng hoặc nước mưa và cần phải qua xử lí để đạt yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà thiết kế các mô hình cung cấp nước cấp cho phù hợp
Hình : Mô hình xử lý nước cấp quy mô nhỏ (5 – 25m3)
Bộ lọc I (cát)
Nước giếng khoan
Bể chứa
Hình : Mô hình xử lý nước cấp quy mô lớn (25 – 50m3)
Bộ lọc II (than)
Bộ lọc III (cát, đá, than)
Nước giếng khoan
Bộ sục khí cưỡng bức
Bộ lọc chậm (cát)
Bộ lọc áp lực
(cát, đá, than)
Bể chứa Bể chứa
15.2.2.Mô hình xử lí nước thải:
Ngăn tiếp nhận song chắn rác
Ngăn sinh học kị khí bậc 1 &
bậc 2
Ngăn bơm trung gian
Ngăn lọc than
+ cát
Thiết bị khử trùng
Bùn được rút ra định kì 2 tháng lần, đem chôn lấp hoặc làm phân bón
Thải ra nguồn tiếp
nhận
Nước rỉ rác từ
Mô hình xử lí nước thải thường được áp dụng cho các khu du lịch sinh thái là:
Nước thải nhà bếp | |
Nước thải từ hầm tự hoại | |
Mô hình xử lý nước thải áp dụng cho mô hình trình diễn là mô hình xử lý nước thải công suất 10m3/ngày, tương đương với lượng nước cấp cho cơ sở du lịch.
15.2.3.Mô hình xử lý rác thải:
Rác thải ra từ các nguồn như nhà nghỉ, khu ăn uống, văn phòng, xác lá cây… Thành phần này gồm giấy, nilông, vỏ chai, vỏ hộp, cành lá cây rụng . Ngoài ra còn có lượng rác thải ra từ nguồn nước cấp và nước thải.
Rác bàn ăn
Sọt rác bàn ăn
Sọt rác tổng hợp
Thu gom phân loại
Ngăn đốt rác
Ngăn phân huỷ rác
Ngăn rác tái chế
Rác sân vườn
Tro được chôn lấp
Rác nhà bếp
Sọt rác chai lọ
Sọt rác nilông vải
Phân compost bón cho cây trồng
Sọt rác thực phẩm
Bán cho cơ sở thu mua
15.2.4.Mô hình đào tạo – tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ
Chúng tôi vẫn chọn ưu tiên đào tạo cho hai điểm DLST mẫu: DLST Tân Phú và DLST Đồng Quê.
Địa điểm tổ chức đào tạo về lý thuyết DLST là văn phòng UB xã Tân Thạch, điểm tổ chức đào tạo tập huấn về nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ buồn tại hội trường của cơ sở DLST Tân Phú.
Nội dung chương trình DLST dành cho tất cả các đối tượng: Chương 1: khái niệm DLST
1. Khái niệm và định nghĩa du lịch sinh thái
2. Các nguyên tắc cơ bản trong du lịch sinh thái
3. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái
4. Tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch sinh thái
5. Cơ cấu của ngành du lịch sinh thái
6. Vai trò của nhà nước và tư nhân trong hoạt động du lịch sinh thái.
Chương 2: chương trình tìm kiếm khách hàng và maketting
1. Sản phẩm trong kinh doanh lữ hành
2. Chu kỳ sống của sản phẩm
3. Chương trình du lịch
4. Quảng cáo trong kinh doanh lữ hành
5. Marketting cho 1 tour
6. Lợi thế so sánh trong marketting điểm đến
Chương 3: cơ cấu nguồn khách
1. Nguồn khách
2. Thị trường khách du lịch nội địa
3. Phân đoạn thị trường du lịch
Chương 4: Định hướng phát triển DLST Châu Thành
1. Phát triển DLST bền vững Châu Thành
2. Các nguyên tắc chỉ đạo trong du lịch sinh thái
3. Đặc điểm du lịch sinh thái Bến Tre và Châu Thành
4. Chúng ta xây dựng du lịch sinh thái theo hướng nào
Nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ dành cho đội ngũ nhân viên: Chương 1: đại cương về nhân viên – điểm DLST
1. Vai trò nhân viên
2. Các loại nhà hàng: Nhà hàng Au, Á, Hoa, Nhật, Ý, Việt Nam, Làng nướng, Quán ăn gia đình
3. Quầy Bar
4. Nhà vệ sinh trong khu DLST
5. Trang trí trong công ty DLST
6. Các loại bàn (tiệc), các loại ghế, các loại khăn
7. Tiệc các loại
Chương 2: Nghiệp vụ trong phục vụ khách
1. Thái độ lịch thiệp
2. Cách phục vụ du khách
3. Cách đặt bàn
4. Thức uống và cách phục vụ thức uống
Chương 3: Vệ sinh và an toàn thực phẩm
1. Vệ sinh thực phẩm – thức uống
2. Bảo quản thực phẩm – thức uống
3. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và xử lý.
Kết quả đạt được từ công tác đào tạo, tham quan, tập huấn:
Việc đào tạo cán bộ trong đó có đưa vấn đề du lịch sinh thái vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng cán bộ địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch
15.2.5.Xây dựng bộ tiêu bản động – thực vật vùng dự án
Hệ tiêu bản bao gồm 50 tiêu bản thực vật – động vật, là các loài thực vật, động vật thông thường và chúng xuất hiện phổ biến nhất tại địa phương.
Mẫu tiêu bản được lấy về, sau đó qua quá trình xử lý formon. Tiếp theo, chúng được định danh: tên thông thường, tên khoa học. Các tiêu bản được làm trên giá xốp cách nhiệt, giữ ẩm và chống mọt. Khung của tiêu bản được thiết kế nhỏ gọn, và làm bằng vật liệu từ gỗ cây dừa.
Khi du khách tham quan, với bộ tiêu bản khung gỗ dừa,… mang tính rất đặc trưng và gần gũi với thiên nhiên của Châu Thành.
Dự kiến, hệ tiêu bản được chuyển giao cho công ty Du lịch Bến tre quản lý. Hệ tiêu bản này được trưng bày trong nhà trưng bày và bán quà lưu niệm của công ty, phục vụ nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu của du khách.
Hơn nữa, các lễ hội về du lịch của huyện cũng như của ngành, hệ tiêu bản được đem ra trưng bày và trang trí, ngay cả các hội thảo phát triển DLST của địa phương và tỉnh.
15.3. Đề xuất các mô hình du lịch sinh thái và các nhóm giải pháp phát triển du lịch huyện Châu Thành:
15.3.1.Đề xuất các mô hình du lịch sinh thái bền vững huyện Châu Thành:
Du lịch làng nghề: phát huy nghề nuôi ong, nghề làm kẹo dừa và hàng lưu niệm, mỹ nghệ, đồ tiêu dùng từ cây dừa… đồng thời cần đa dạng các làng nghề truyền thống kết hợp hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút du khách.
Du lịch tìm hiểu văn hoá nghiên cứu văn hoá chuyên đề: dành cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên tìm hiểu đến văn hoá, sinh thái Bến Tre. Tất cả những đặc trưng của vùng, sự đa dạng sinh thái... phải được thể hiện trong các chương trình tour maketting đến du khách, các chương trình phối hợp với các trường học, hoặc công ty du lịch tổ chức du lịch cho các trường học để thiết kế chương trình phù hợp nhu cầu đối tượng này.
Xây dựng trung tâm tìm hiểu văn hoá giới thiệu những mô hình nhạc cụ truyền thống, loại hình nghệ thuật truyền thống… cho du khách tìm hiểu.
Du lịch giải trí và dã ngoại: phục vụ du khách tìm về với thiên nhiên, thay đổi không khí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Loại hình này đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện tốt cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo nguyên trạng tính sinh thái của khu vực khách đến tham quan cùng những thiết kế các mô hình du khách như: ao cá, ao sen, kênh tát nước, nhà nghỉ theo đúng chuẩn mực, độ phủ xanh…kết hợp các trò chơi dân gian theo chọn lọc tại khu vực đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí.
Mô hình du lịch cộng đồng: Cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch tập trung chủ yếu là khu vực dân cư các xã ven sông Tiền bằng nhiều hình thức như: giao lưu, trao đổi văn hoá giữa du khách và người địa phương, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, xã hội), góp phần khôi phục niềm tin và tự hào cả người dân do du khách chiêm ngưỡng, tôn trọng và tích cực tìm hiểu các đặc trưng văn hóa bản địa, tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, vận chuyển hoặc hướng dẫn du khách tham gia vào hoạt động sản xuất tại địa phương, sử dụng nhà dân làm cơ sở cho khách lưu trú tạo điều kiện cho du khách thâm nhập đời sống thực tế của dân cư ở đây đồng thời thúc đẩy sự tham gia và tăng cường vai trò chủ thể của cộng đồng trong các chương trình đào tạo, đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Mô hình có tác dụng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho dân bản địa.
Bí quyết thành công của một mô hình không chỉ phụ thuộc vào tính độc đáo của nó mà ở chỗ sự độc đáo đó được duy trì theo 2 nguyên tắc: bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch thật tốt, sạch sẽ và xử lý rác thải, nước thải tốt và người hướng dẫn có hiểu biết để có thể giới thiệu cho khách những gì khách muốn biết.
15.3.2.Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển DLST bền vững huyện Châu Thành 15.3.2.1.Nhóm giải pháp về thể chế hành chính
- Các giải pháp về thể chế hành chính: Hiện tại ngành du lịch là một ngành
mới nên chưa có thể chế trực tiếp quản lý . Hiện tại các thể chế hiện có tác động đến du lịch sinh thái gồm có: thể chế về kinh doanh, thể chế về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thể chế về kinh doanh bao gồm những quy định về chủ thể kinh doanh
(doanh nghiệp, hộ kinh tế gia đình, cá nhân), về các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế (như hợp đồng kinh tế).
- Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm theo Quyết
định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 07 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quy chế được ban hành nhằm bảo vệ môi trường du lịch, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của đất nước. Đây chính là bước đi đầu tiên để ngành du lịch Việt Nam tiến tới phát triển bền vững.
- Các biện pháp về luật pháp: Áp dụng quy chế Bảo vệ Môi trường trong lĩnh
vực du lịch, các điểm du lịch, đặc biệt những khu vực nhạy cảm về mặt môi trường một cách chặt chẽ.
- Các biện pháp về quản lý Nhà nước: Thực hiện Quy hoạch tổng thể du lịch
và du lịch sinh thái giai đoạn 2006 – 2010 để định hướng phát triển, thực hiện phân vùng du lịch sinh thái nhằm xác định các mô hình chủ lực theo lợi thế từng vùng, tránh vùng lắp do phát triển tự phát.
- Quản lý: Chọn các chỉ số cho các thông số quản lý quan tâm nhất tại một
điểm nhất định trong một phân khu nhất định; nên có các chỉ số tự nhiên và xã hội; thiết lập các tiêu chuẩn cho các chỉ số có quy định giới hạn cho các thay đổi có thể chấp nhận được; giám sát hiện trạng và nếu vượt quá khả năng chịu đựng, tạo các
.....