Khu Hành Chính Và Công Viên Sinh Thái Nhân Văn Actmang:


- Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản và các chương trình nghiên cứu khoa học.

6.6.6 Khu hành chính và công viên sinh thái nhân văn ACTMANG:

Phân khu hành chính

Vị trí:


- Nằm ở góc quanh của các tuyến đường nhà bè- cần giờ thuộc khoảng 7, lô e

- Tổng diện tích: 2.79 ha Các đặc điểm:

- Toạ lạc trên một đụn cát phát sinh từ giồng cát chạy dọc theo bờ biển của xã Long Hoà có khả năng giữ nước ngọt trong mùa mưa, điạ hình bằng.

- Có cơ sở hạ tầng tối thiểu phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt, thuận tiện cho việc giao dịch, quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo các hoạt động của Lâm Viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Chức năng:

- Cơ quan đầu não chỉ huy tất cả hoạt động và quản lý bảo vệ rừng Lâm Viên.

Du lịch sinh thái - 19

- Văn phòng thực hiện các cuộc giao dịch và hợp tác.

Nhiệm vụ:

- Thực hiện và xây dựng các chương trình hoạt động, các dịch vụ.

- Thực hiện chương trình hợp tác trong và ngoài nước dưới sự chỉ đạo của Uy Ban - - Nhân Nhân Huyện và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố.

- Điều hành bộ máy và từng bước cải thiện đời sống CB-CNV.

Phân khu công viên sinh thái nhân văn ACTMANG.

Vị trí địa lý:

- Thuộc tiểu khu e và f của khỏang 9, tiếp xúc với tuyến đường Nhà Bè - Cần Giờ và sông Đông Hòa.

- Tổng diện tích 60.33 ha

- Trữ lượng 3.112 m3


Đặc điểm:

- Toạ lạc trên đất mặn, phèn tiềm tàng sâu, ngập theo con nước.

- Rừng thứ sinh trồng và tự nhiên. Đước tăngtrưởng kém do điạ hình cao, lập địa rất thích hợp cho Cóc, Dà. Trong phân khu này, các sinh cảnh: Chà là, đất trống cây bụi và lãng nước rất thích hợp cho sự hình thành sân chim đầm lầy.

Chức năng quản lý:

Phân khu này do tổ chức ACTMANG, tổ chức tái tạo rừng ngập mặn ( Action for Mangrove Reforestation) của Nhật. Tổ chức này đã phối hợp với Lâm Viên xây dựng một công viên sinh thái nhân văn rừng ngập mặn Cần Giờ.


CHƯƠNG 7

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN



7.1 NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

DLST phát triển mạnh mẽ đã đem lại lợi ích kinh tế rất nhiều nhưng không được quản lí chặt chẽ và tổ chức tốt thì sẽ có tác động không tốt đến môi trường xung quanh như:

7.1.1 Tác động đến tài nguyên thiên nhiên:


Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng. Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học.

Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: DLST phát triển kéo theo sự phát triển về khách sạn, nhà cho thuê, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt nhưng thường không được xử lí triệt để lâu ngày thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các điạ phương. Bên cạnh đó, du khách đông lại vứt rác bừa bãi, dầu mỡ do phương tiện giao thông trên nước làm ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, hồ.

Anh hưởng lên tài nguyên không khí: Do lượng du khách ngày càng đông, hoạt động giao thông phục vụ cũng tăng theo nhưng hầu hết đều sử dụng các phương tiện cơ giới thô sơ như: thuyền, ghe máy, xe máy… nhất là vào những ngày nghỉ, các điểm du lịch gần như quá tải. Hàm lượng bụi, khói và các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông thường nằm dưới mức cho phép và bị hòa loãng nhanh nhưng các khu dân cư ven đường bị ảnh hưởng hàng ngày của bụi, khói, đặc biệt là tiếng ồn quá mức cho phép. Ngoài ra, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một thời điểm, dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng dần bầu không khí. Lượng nhiễm này hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng đã đến mức báo động và rất khó kiểm soát.


Anh hưởng lên tài nguyên đất: Phát triển du lịch sẽ kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng như khách sạn, các công trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện tích đất bị xâm lấn, thu hẹp. Ngoài ra, quy hoạch DLST không đúng nơi, xây dựng các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng làm cho tài nguyên đất bị phá vỡ.

Anh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Hoạt động du lịch làm gia tăng lượng rác thải, một khi không có hoặc thiếu những phương tiện thu gom và dụng cụ chứa và xử lí rác sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho môi trường sống xung quanh.

Ở một số KBTTN lượng khách du lịch hằng năm tăng cao nên cần có nhiều phương tiện, chỗ lưu trú, các dịch vụ khác để đáp ứng cho các nhu cầu của du khách cũng tăng theo, do đó thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên càng tăng thêm. Do phá rừng xây nhà lưu trú, chặt gỗ bán ngày càng tăng... đã làm cho gỗ quí ngày càng cạn kiệt. Đây là một thiệt thòi lớn cho con người và khó có thể phục hồi lại.

7.1.2 Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường ở các khu DLST


- Du khách tham quan trong một số khu rừng chưa được quản lí nghiêm ngặt thường đi thành từng đoàn khoảng 70 - 80 người. Họ ồn ào và xả rác trong rừng; điều này đã làm ảnh hưởng đến không gian và môi trường sống của một số loài động vật. Khi một loài động vật nào đó sống trong môi trường căng thẳng vì có đông du khách thì không bao lâu nó sẽ bị loại trừ ra khỏi môi trường đó. Đây là kết quả tất yếu của quá trình chọn lọc tự nhiên.

- Rác thải của những du khách sau một đợt nghỉ chân trong rừng sẽ làm ô nhiễm khu cho vực đó vì thường rác thải của họ để lại là những túi nilon, những hộp thiếc… các loại rác thải này rất khó phân huỷ. Nếu chúng ta không có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý thích hợp thì chỉ một thời gian ngắn thực vật và ngay cả các cây địa y cũng không mọc nổi vì mặt đất tràn dầy rác!

- Một số hành động thái quá của du khách như: chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú và sự săn bắt tự do các thú rừng quí hiếm, hoang dã như nai, gấu, heo rừng, gà lôi lam… của người dân để phục vụ khách du lịch cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

- Các yếu tố ô nhiễm như rác và nước thải không được xử lý đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước, việc tăng độ phú dưỡng


ở các hồ chứa nước đã tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thoái chất lượng nước và ảnh hưởng đến động vật hoang dã.

- Ô nhiễm không khí do vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nhiều loài sinh vật, thậm chí còn là nguyên nhân di chuyển nơi cư trú của nhiều loài động vật nhạy cảm với môi trường không khí.

- Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vực thuộc phạm vi các KBTTN hoặc vùng đệm có thể phá huỷ môi trường cư trú, gây ô nhiễm và ồn ào ảnh hưởng đến các loài sinh vật.

- Ô nhiễm môi trường sống làm mất đi cảnh quan tự nhiên, làm cho một số loài động vật và thực vật dần dần bị mất nơi cư trú.

- Các hoạt động thể thao, cắm trại của du khách cũng có một phần tác động xấu đến việc bảo tồn và phát triển các loài sinh vật quý cần sự yên tĩnh như chúng phải thay đổi tập tính trở nên sợ sệt hoặc có thể chết.

7.1.3 Tác động đến các mặt của đời sống xã hội


a. Tác động du lịch đến kinh tế:


- Hoạt động du lịch có ba tác động quan trọng đối với kinh tế:


o Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh, tỉ lệ thuận với sự tăng hoặc giảm lượng du khách quốc tế.


o Tạo ra nhiều việc làm để vận hành bảo dưỡng các khu du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người canh gác rừng, những người làm công tác dịch vụ phục vụ du khách...


o Phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt,


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì du lịch cũng mang lại những mặt tiêu cực cho nền kinh tế:

o Lượng ngoại tệ nhập vào không tính được cụ thể. Bởi bản thân ngành du lịch cũng cần có những khoản chi ngoại lệ.


o Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch không ổn định.


b. Tác động du lịch đến văn hóa - xã hội:


o DLST tạo ra lượng du khách trong và ngoài nước càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, lối suy nghĩ của người dân địa phương. Hoạt động du lịch phát triển, người dân địa phương quan hệ nhiều với du khách lâu ngày sẽ làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách, cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng.

o Sự phát triển DLST đem lại công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng nó cũng tác động đến việc di cư một lực lượng lao động. Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch. Lực lượng này nếu không quản lí tốt sẽ là mầm móng của tệ nạn và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

o Những việc làm trong ngành du lịch đòi hỏi lực lượng lao động đa số là phụ nữ và trẻ em (buôn bán hàng rong, làm các hình ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ của khu du lịch cho du khách). Do đó, vai trò người phụ nữ cũng thay đổi. Họ đã đi làm thay vì ở nhà trông con như trước đây.

Việc phát triển DLST còn nhằm giới thiệu với khách nước ngoài về văn hóa, lịch sử của dân tộc và sự giàu đẹp, đa dạng, phong phú của “rừng vàng, biển bạc” như trường hợp ở nước ta. Điều mà ai trong chúng ta cũng không khỏi tự hào.

7.2 SỰ CỐ VÀ HIỂM HỌA DU LỊCH SINH THÁI


Sự cố DLST là một trong những sự cố môi trường, vậy đề biết được sự cố DLST ta cần hiểu khái niệm sự cố môi trường là gì?. Sự cố môi trường là các biến cố rủi ro xảy ra trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của xã hội loài người hoặc sự biến đổi bất thường xảy ra của thiên nhiên mà các quá trình đó có thể làm suy thoái môi trường trầm trọng. Trong khi người ta quan niệm sự cố môi trường như là sự nảy sinh vấn đề thì hiểm họa môi trường là hệ quả của vấn đề nảy sinh đó.


Ví dụ:


- Hai cơn lốc lớn ở Trà Vinh vào ngày 9 tháng 7 là sự cố. Sập 110 căn nhà, thiệt hại lớn 3 phòng học và tổn thất hơn 240 triệu đồng là hiểm họa.

- Ngày 9/10/1995 một trận động đất mạnh 7.6 độ rite xảy ra tại Colima là sự cố. 61 người chết, hơn 100 người bị thương và các thiệt hại tài sản khác là hiểm họa.


Nguyên nhân gây ra sự cố và hiểm họa môi trường có thể là do thiên nhiên (lốc, gió xoáy, lũ lụt, bão, hạn hán, trượt đất, nứt đất, núi lửa phun, mưa đá, biến đổi khí


hậu toàn cầu, cháy rừng, mưa acid...); cũng có thể là do con người (hỏa họan, cháy rừng, sự cố sập hầm mỏ, hoặc những sự cố kỹ thuật khác gây tai hại cho môi trường như đắm thuyền, tràn dầu, vỡ ống dẫn dầu, nỗ ống dẫn khí, nổ nồi hơi, sự cố về rò rĩ nguyên tử...).


Hàng ngày, hàng giờ trên trái đất xuất hiện rất nhiều sự cố và hiểm họa môi trường. Có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do thiên nhiên, có khi sự cố và hiểm họa môi trường là do con người gây ra, có khi sự cố và hiểm họa môi trường do từ cả 2 phía.


Sự cố DLST cũng như sự cố môi trường, có thể diễn ra bất cứ khi nào. Tuy nhiên, tuỳ từng loại sự cố mà có thể dự đoán được hay không, sự cố xảy ra do sự quá tải, sự vượt ngưỡng hay vượt quá sức chứa về một yếu tố nào đó của khu DLST thì có thể dự đoán được phần nào mức độ thiệt hại.


Ví dụ như sự tham gia quá nhiều của khách du lịch, lượng khách quá đông và thời gian sử dụng quá dài cho một chiếc cầu trong khu du lịch, thì người ta có thể biết, cảm nhận được sự “bào mòn” trên cây cầu do hoạt động du lịch và có thể dự đoán được sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào tại thời điểm vượt ngưỡng, tuy nhiên thời điểm vượt ngưỡng thì không thể dự đoán được nên nó được coi là sự cố. Trong trường hợp này ta có thể dự phòng tức là “cẩn tắc vô áy náy”, sửa chữa cây cầu ngay khi thấy có sự “bào mòn”.


Tuy nhiên, có những sự cố xảy ra đột ngột không thể báo trước, thường là do thiên nhiên gây ra như một trận lũ quét đột ngột, sập đầm lầy, sét đánh, sự tấn công của sinh vật trong khu du lịch sinh thái... Trong hoạt động DLST, sự cố là một trong những vấn đề đáng quan tâm, bởi DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên là chính, vì vậy, một tai nạn đột ngột do một loại sinh vật sống trong khu DLST tấn công khách du lịch là có thể xảy ra, nếu như không biết quy hoạch và quản lý dự phòng. Như bọ cạp cắn, rắn, vắt cắn hay thú tấn công,…Có những sự cố xảy ra do khách du lịch sơ ý như uống phải nước độc hoặc ăn phải nấm độc…Đối với trường hợp này cách quản lý hợp lý nhất lại là các biển báo cảnh báo.


Khi tiến hành quy hoạch và thiết kế DLST cần quan tâm đến sự cố DLST nhằm đảm bảo an toàn cho du khách cũng như hạn chế những thiệt hại không đáng co, làm huỷ hoại môi trường tự nhiên và gây kinh động trong môi trường sinh sống của các loài ở khu DLST.


Cũng như sự cố môi trường, các bước để quản lý sự cố và hiểm họa môi trường trong DLST bao gồm:

- Nhận dạng nguy cơ: Xác định những vấn đề nguy cơ bởi việc nhận dạng các yếu tố có thể xảy ra

- Tính toán nguy cơ: Dự tính các yếu tố nguy cơ có thể phát sinh và phát triển


- Phân tích hậu quả: xác định đầu ra và hệ quả của các nguy cơ (hiểm họa)


- Đánh giá sự cố: Tổng hợp các yếu tố về nhận dạng nguy cơ và phân tích hậu quả

- Đo lường sự cố và dự phỏng các thảm họa


- Phân tán sự cố: cần xem xét làm thế nào để sự cố được tránh né có hiệu quả nhất, giảm thiểu và kiểm soát các sự cố và hiểm họa

- Quan trắc các sự cố và tìm biện pháp phòng tránh các hiểm họa


7.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MỘT KHU HAY MỘT TOUR DU LỊCH SINH THÁI

Trong quản trị môi trường DLST, không chỉ là đánh giá hiện trạng môi trường DLST, không chỉ ứng dụng ISO 14000, không chỉ áp dụng đánh giá vòng đời sản phẩm DLST (LCA), mà cần phải đánh giá tác động môi trường DLST.

Thế thì, đánh giá tác động môi trường DLST (gọi tắt là ĐTM) là gì


7.3.1 ĐỊNH NGHĨA


Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impac Assessment) DLST là một công việc xác định các ảnh hưởng có thể có của một Dự án khu DLST hay một tour DLST sắp xây dựng, lên các môi trường thành phần, lên sinh vật và cuộc sống người dân ở vùng đó.

Thí dụ, có một Dự án Khu DLST Giang Điền sẽ được xây dựng ở Thác Giang Điền, Huyện Thống nhât, Tỉnh Đồng Nai. Nếu được giao nhiệm vụ ĐTM dự án này tức là ta phải nghiên cứ đánh giá những điều gì sẽ xẩy ra trong tương lai cho môi trường, tài nguyên thiênn nhiên và con mgười ở khu vực này. Từ kết quả đánh giá này ta có thể giúp lãnh đạo đưa ra quyết định có nên phê chuẩn cho dự án Khu DLST Giang Điền nay xây dựng không


7.3.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐTM DLST

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023