Có 2 mục đích chính sau
- Nhằm xác định những ảnh hưởng tiềm ẩn đến môi trường đất, nước, không
khí khí hấu, động thực vất và cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ người dân địa phương, khi Dự án DLST được xây dựng. (vì gần đây nhiều nhà khoa học đã cảnh báo DLST lại phá hủy sinh thái môi trường!).
- Kết quả của ĐTM DLST sẽ giúp quyết định cấp phép đầu tư.
7.3.3. LỢI ÍCH CỦA ĐTM DLST
- Giúp lãnh đạo và cả những nhà đầu tư xem xét và quyết định vấn đề một cách khoa học, khách quan.
- ĐTM DLST như là một công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch sinh thái - 17
- Khu Bảo Tồn Tài Nguyên Động Thực Vật
- Khu Hành Chính Và Công Viên Sinh Thái Nhân Văn Actmang:
- Du lịch sinh thái - 21
- Du lịch sinh thái - 22
- Du lịch sinh thái - 23
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
DLST.
- Chỉ ra các vấn đề trọng tâm gây áp lực lên Tài nguyên, Môi trường và cuộc
sống cộng đồng.
- Nó dự báo khả năng thay đổi môi trường và hao tổn tài nguyên đất, nước,
không khí, khí hậu nơi dự án triển khai, trong quá trình hoạt động DLST. Từ đó có thể dự báo khảnăng gây ra lợi hay hại của dự án DLST.
- Cho phép ta cân nhắc kỹ lượng giữa lợi ícch kinh tế, lợi ích xã hội và lợi
ích môi trường, để xét mức độ bền vững của Dự án DLST.
7.3.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐTM DLST
Cũng giống như các ĐTM khác, ĐTM DLST cũng qua các bước sau:
Bước1- Tập hợp và tổng hợp tài liệu, tư liệu về Dự án Khu hay tour DLST cần ĐTM.
Đó là việc làm cần thiết trước khi có những nhận định đánh giá. Tư liệu về Dự án DLST gồm Bản Thuyết minh kinh tế kỹ thuật Dự án, Hồ sơ công ty chủ dự án, các loại bản đồ, Hiện trạng khu vực dự án, Đa dạng sinh học, Tài nguyên sinh vật khu dự án, Tình hình kinh tế Xã hội vùng dự án, khả năng tài chính công ty...Tư liệu càng đầy đủ thì khả năng ĐTM càng cao
Bước 2- Sàng lọc (Creening)
Chú ý rằng đây là một ĐTM DLST cho nên chúng ta phải sàng lọc các số liệu, dự liệu. Nên đặt trọng tâm vào :
Có phải Dự án đã đáp ứng mô thức của một dự án DLST. Bởi vì qua thực tế chúng tôi thấy các nhà đầu tư đang dễ ngộ nhận.
Các tác động lên lên hệ sinh thái, lên cảnh quan, đa dạng sinh vật
Lợi ích kinh tế
Bước 3- Nhận dạng loại hình DLST
Như ta đã biết DLST có nhiều loại, nhiều dạng: Du lịch bảo tồn thiên nhiên, DL vường Quốc gia, Du lịchy miệt vườn, DLST về nguồn, DLST Rừng ngập mặn, DLST Hải đảo, Du lich ven biển, Du lich ST kêt hợp văn hoá lịch sử, Du lịch đồng quê....Vì vậy, người làm công việc ĐTM phải hiểu rõ, nhận dạng đúng từng dự án thuộc loại nào mà từ đấy ó nội dung đáng giá sát, phù hợp.
Bước 4. Khảo sát thực địa
Chương trình khảo sát phải được soạn thảo trước, phải thống nhất cao trong nhóm công tác.
- Xác định tuyến điểm khảo sát trên bản đồ có tỷ lệ tương thích
- Cuẩn bị dụng cu, thiết bị lấy mẫu, đất, nước, khí, đo đếm thu65c động vật,
chụp ảnh minh chứng...
- Tập hợp mẫu
- Phân tích mẫu
- Đánh giá kết quả phân tích mẫu
- Nhận xét sơ bộ toàn cảnh và từng phần của hê sinh thái theo trực quan kết
hợp số liệu ban đầu.
Nội dung khảo sát go
Bước 5- Đánh giá tác động do DLST gây ra (Assessment)
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Nó đòi hỏi tính khoa học, trí tuệ, trung thực và khách quan.
Nội dung chính là để trả lời câu hỏi: Dự án này có lợi hay có hại cho tài nguyên, môi trường? Nếu có thì mức độ lợi (hại) là bao nhiêu? Có chấp nhận được không?
Những người tham gia công việc này phải là những người hiểu biết sinh thái và DLST.
Chỉ tiêu đánh giá DTM DLST:
Dựa vào các nguyên tắc của DLST:
1- Nguyên tắc Bảo vệ tài nguyên và cảnh quan sinh thái, không hoặc xâm hại ít nhất đến TNMT nơi Dự án ra đời.
2- Khu DLST ấy cần bảo đảm tính thẩm mỹ sinh thái 3- Mang lại lợi ích kinh tế thiết thực
4- Dự án có bảo đảm tính quốc phòng không
5- Nguyên tắc cộng đồng xã hội địa phương. Có gây xáo trộn quá đáng xã hội ở địa bàn dự án không. Cần được dân và chính quyền địa phương ủng hộ.
6- Dự án có hỗ trợ sự phát triển của đất nước và của vùng của địa phương? Có thu hút lao động địa phương không?
Các chỉ tiêu ĐTM DLST:
Có nhiều chỉ tiêu đánh giá nhưng có thể có mấy chỉ tiêu sau đây: Xác định hệ sinh thái gì. trong hiện trạng
Xác định Diễn thế sinh thái khi dự án thục thi
Xác định khả năng và thực tế sử dụng đất trong khu dự án
Đánh giá môi trường đất theo tiêu chuẩn sinh thái môi trường đất
Đánh giá môi trường nước theo tiêu chuẩn sinh thái môi trường nước tham gia hoạt động Du lịch.
Đánh giá Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật trong môi trường đất , ao hồ, sông có trong dự án.
Đánh giá tải lựong ô nhiễm theo ngày Du lịch (cao nhất , thấp nhất trung bình)
Đánh giá sức chịu tải ô nhiễm toàn khu vực dự án, nếu được thì theo từng khu riêng càng tốt
Cách bố trí thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác, kể cả hình thức giỏ rác, màu sắc giỏ. nơi đặt giỏ, số lần thu gom... có mang nội dung và tính thẩm mỹ sinh thái không?
Phương pháp thu gom, xử lý nước thải trong toàn khu DLST
Nhà vệ sinh, số lượng, cách bố trí có phù hợp với số khách trong ngày và đối tượng khách không?
Tiếng ồn trong khu vui chơi và phía ngoài ảnh hưởng ra sao? Khách DL có gây sốc cho thú, chim trong khu DLST?
Những thú, cây ngoại lai do Khu DL mang về có khả năng gây biến động loài trong hệ sinh thái khu vực.
Đánh giá ô nhiễm bụi, mùi (nếu có)
Đánh giá các mô hình DL trong khu DLST ấy có hài hoà không?
Các nhà hàng, các khách sạn có phù hợp cảnh quan không? Có bị bê tông hoá quá không?
Các công trình đường sá, cầu cống có bị "choãi" với cảnh quan thiên nhiên không?
Nhân lực, nhất là các hướng dẫn dẫn viên có đủ trình độ điều hành, thuyết minh cho khách, nhất là khách nghiên cứu sinh thái không?
Tiêu hao năng lượng ra sao, có tiết kiệm và sử dụng năng lượng sạch?
Khu DLST đã có chương trình Giám sát môi trường chưa? có phù hợp với thực tế hoạt động không?
Bước 6 : Đề xuất giảm thiểu những tác động có thể sẽ xẩy ra
Sau khi ĐTM khu Dự án DLST, nếu thấy dự án này có thể thực thi, thì người làm ĐTM phải soạn thảothêm phần "Đề xuất phướng án giảm thiểu" (Tất nhiên sau khi đánh giá mà dự án không được chấp nhận thì không có phần này).
Những biện pháp phải cụ thể, khả thi.
7.3.5 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TRONG ĐTM DLST Có những nguyên tắc sau
Tập trung vào vấn đề chính: Khi đánh giá ta gặp rất nhiều vấn đề. Nhưng để DTM của ta có chất lượng, ta cần tập trung các vấn đề trọng tâm. Đó là những tác động đến MT dễ xẩy ra và gây nguy hại nhất.
Phải lập nhóm ĐTM có đủ uy tín, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các thành viên bao gồm:
Những người được chỉ định quản lý ĐTM DLST
Những nhà chuyên môn sinh thái du lịch, kinh tế môi trường, những người thụ hưởng dự án, những người đại diện cho cộng đồng địa phương.
Những người có thẩm quyền cấp phép hay thay đổi hoặc các nhà đầu tư dự án DLST.
7.3.6. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHO ĐTM DLST THÀNH CÔNG
Để đảm bảo cho một ĐTM DLST thành công cần đảm bảo những điểm sau
Có đội ngũ chuyên môn có trình độ DLST, chí ít cũng biết về Sinh thái và biết về DL
Các hướng dẫn cách thức đánh giá phù hợp với các cơ quan có thẩm quyền.
Có đủ thông tin về Sinh thái học, về Sinhthái môi trường cơ bản, Sinh thái môi trường ứng dụng của vùng nghiên cứu
Có khả năng phân tích tổng hợp về Hệ sinh thái, kinh tế sinh thái và nghiệp vụ ĐTM.
Có cơ cấu tổ chức hiệu năng
Có khả năng giám sát, chế tài và bắt buộc các đối tác phải tuân thủ kết quả của ĐTM.
Sơ đồ dưới đây chỉ cho ta thấy, khi ĐTM DLST cần nắm vững những mối liên hệ, tương tác giữa các thành phần trong môi trường tự nhiên , môi trường xã hội mới có được cách đánh giá chuẩn xác, tin cậy.
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CƠ SỞ HẠ TẦNG &
THƯỢNG TẦNG
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁN SẢN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CÁC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI
CƠ Ở HẠ TẦNG &
THƯỢNG TẦNG
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TĂNG XÓI MÒN
GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
THIẾU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
MẤT THẢM THỰC VẬT
THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỊA MẠO
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG NƯỚC
THAY ĐỔI CẢNH QUAN
157
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Ô NHIỄN KHÔNG KHÍ
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG DU LỊCH SINH THÁI
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
HÌNH 7.1.VÒNG TUẦN HOÀN CÁC MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG CÓ VỊ TRÍ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG 8
ÁP DỤNG HỆ QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG ISO 14001, EMS TRONG QUẢN LÝ DU LỊCH SINH THÁI
Đi du lịch và các dịch vụ du lịch, trong đó bao gồm cả DLST, đã trở thành ngành thu hút ngoại tệ, góp phần vào nền kinh tế và một trong số nền công nghiệp không khói đã và đang đạt được tăng trưởng một cách nhanh chóng và ngoạn mục nhất. Các báo cáo của nghiên cứu cho biết, đối với khách du lịch tính trên toàn thế giới, tiền mua quà trong quá trình đi du lịch chiếm hơn 11% tổng chi tiêu; còn thu nhập hàng năm của những chuyến du lịch vòng quanh thế giới đạt 3,5 ngàn tỷ USD và tạo ra nhiều công ăn việc làm trong lĩnh vực này (hơn 200 triệu công việc
). Trong đó phải kể đến Tây Ban Nha, một trong những nước thu hút khách du lịch nhiều nhất, là nơi quan trọng nhất của các công ty du lịch nhằm đến, kế đến là Pháp. Mỗi năm có hơn 43 triệu chuyến đến những thành phố của Tây Ban Nha để nghỉ ngơi và du lịch. Tây Ban Nha có một cơ sở hạ tầng khách sạn tốt nhất và đạt tiêu chuẩn của thế giới có khả năng chứa 170 triệu khách qua đêm (MEH và MIMA 1999). Khu vực này tập trung chủ yếu là những tours du lịch trên những du thuyền ở biển Địa Trung Hải hay chạy ven biển Balearic và những hòn đảo Chim Bạch Yến. Từ những đặc điểm và thuận lợi về địa hình, thắng cảnh, đã hình thành những công ty du lịch phát triển nhờ vào khả năng kinh doanh và nắm bắt thị hiếu khách du lịch với những tour du lịch trên biển đầy thú vị và lãng mãn với những tên gọi đầy hấp dẫn “Mặt trời và biển”. Đặc biệt là những tour phục vụ theo mùa với những hoạt động đặc trưng, điển hình của mùa đó nhằm thu hút lượng khách du lịch và làm cho chương trình hoạt động của công ty mình thêm đặc sắc, nổi tiếng và thu hút.
Trong khi có nhiều công ty du lịch mở rộng các tour du lịch, thì những tác động môi trường từ những tour này được phối hợp thực hiện nhằm bảo vệ môi trường. Từ trước những năm 1990, một đợt những khái niệm được đề xuất trong một cuộc thử nghiệm để thiết lập vài nguyên lý cơ bản nhằm thử nghiệm tính chịu đựng của môi trường và phát triển du lịch. Ứng dụng của những khái niệm của những tour là thực hiện theo những hướng khác nhau để xem mức độ có thể chịu đựng được khác nhau như thế nào, có phù hợp với vấn đề đó không, điểm thử nghiệm là một trong những bãi ven biển thường thu hút khách du lịch, cùng với sự xuất hiện, phát triển của những nơi mới, hoặc những tour du lịch trong những thành phố có nhiều di tích lịch sử. Bên trong tất cả các cách tiếp cận có thể, những công ty du lịch, đặc biệt những Công ty DLST, đóng một vai trò rất quan trọng.
Một mặt, những công ty này làm tài nguyên thiên nhiên bị hao mòn, trong khi đó họ tìm nhiều cách khác nhau để lôi cuốn, thu hút bằng những phong tục, tập quán của địa phương. Như một kết quả, Công nghiệp du lịch đang được khuyến kích, động viên, tăng cường bảo vệ môi trường. Một công cụ rất hiệu quả cho mục đích này là ISO 14000, LCA, LCM mà trước hết là ISO 14001.
8.1. GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG ISO 14001, LCA. ÁP DỤNG CHO DLST
Để hiểu rõ hơn vai trò của nó, xin giới thiệu sơ lược vài nét:
ISO (International Organization for Standard) là một tổ chức quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tổ chức quốc gia của 111 nước thành viên. ISO được thành lập vào năm 1946 tại Gerneve (Thụy Sĩ) nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. Tùy theo từng nước mà mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau.
Mục đích ban hành các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi đó như là một công cụ có tính chất bắt buộc.
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế cho Hệ thống Quản lý Môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ban hành. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ, tất nhiên kể cả dịch vụ Du lịch nói chung và DLST nói riêng.
Tiêu chuẩn bao gồm những yếu tố chính để có một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, bắt đầu bằng việc xác định và đánh giá những khía cạnh môi trường quan trọng cùng với những tác động của chúng và quy định một chuẩn mực cho hệ thống quản lý nhằm giúp tổ chức quản lý tốt các yếu tố nói trên.
Hai yếu tố nằm trong các khái niệm về tiêu chuẩn là luôn luôn cải tiến và quản lý các quy định pháp lý.
Cấu trúc của tiêu chuẩn có thể kết hợp giữa ISO 9000 và ISO 14001 và nhiều công ty có thể tích hợp những hệ thống quản lý này với nhau.
ISO 14001 yêu cầu hệ thống quản lý môi trường bao gồm những hoạt động quản lý như sau:
o Một chiến lược về môi trường. Cụ thể trong DLST là xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường trong khu, tuyến DLST, sử dụng ít nhất TNTN cho các mô hình DLST, bảo vệ và tăng nguồn ĐDSH và tài nguyên sinh vật trong Khu DLST.
o Những khía cạnh môi trường quan trọng và những yêu cầu pháp lý có liên quan. Đó là các Luật Bảo vệ môi trường (1992), Luật Bảo vệ Rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, ...những văn bản đi kèm
dưới Luật, nhất là Quy chế Bảo vệ môi trường lĩnh vực du lịch của Bộ TNMT (27/6/2003).
o Chỉ tiêu, mục tiêu và chương trình quản lý để đảm bảo sự cải tiến môi trường liên tục và phù hợp với những quy định pháp lý. Cụ thể cho DLST là phải nêu ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng Khu hay từng tour hoặc từng công ty DLST. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình cải tiến liên tục, phát triển liên tục qua các thời kỳ hoạt động của công ty Xem xét, đánh giá và cải tiến của hệ thống.
o Đo lường và giám sát việc thực hiện về môi trường và hệ thống quản lý môi trường định kỳ. Các chỉ tiêu giám sát bao gồm:
- Chỉ tiêu chất lượng nước hồ bơi, tắm (nếu có)
- Chỉ tiêu chất lượng nước hồ bơi thuyền
- Chỉ tiêu chất lượng nước sông chảy qua khu DLST
- Chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt trong Khu DLST.
- Chỉ tiêu chất lượng nước uống cho khách và nhân viên
- Chỉ tiêu chất lượng tiếng ồn
- Chỉ tiêu chất lượng không khí
- Sự thay đổi môi trường đất
- Đánh giá thu gom vận chuyển, xử lý, tái sử dụng rác thải.
- Chỉ tiêu chất lượng độ rung
- Số lượng loài sinh vật và biến động của chúng.
- Xác định sự thay đổi cảnh quan
- Đánh giá Diễn thế sinh thái
- Đánh giá sự hài hoà thiên nhiên trong Khu DLST.
- Đánh giá mức độ tiết kiệm sử dụng TNTN của toàn bộ hoạt động
DLST
- Bảo vệ thú, cây qúy hiếm, bảo vệ những hệ sinh thái nhạy cảm
trong Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, rừng, vườn cây....
- Sức chịu tải, Tải luợng ô nhiễm, khả nâng tự làm sạch của hệ sinh
thái.
.
8.2 ÍCH LỢI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
8.2.1 Sự ra đời của SEGE (Strategic Action Group on the Environment)
Do sự ra đời của hàng loạt tiêu chuẩn về môi trường khác nhau trên thế giới, ISO đã bắt đầu xem xét đến lĩnh vực quản lý môi trường trong đó có môi trường Du lịch. Vào năm 1991, ISO lập ra nhóm hành động, chiến lược về môi trường SAGE để đề xuất các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. SAGE được yêu cầu điều tra