Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 15


KẾT LUẬN


1. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn đã mở ra một hướng đi mới cho văn học Việt Nam trong chặng đầu của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Các tác giả đã có nhiều sáng tạo trong việc kết hợp giữa văn minh phương Tây hiện đại và chắt lọc những tinh hoa văn học dân tộc để làm nên những đặc điểm nổi bật cho tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Với những cách tân, đổi mới trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật, Tự lực văn đoàn đã đem đến cho tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 một diện mạo mới, góp phần đưa tiểu thuyết hòa nhập vào quỹ đạo chung của công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà.

So với hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, Tự lực văn đoàn đã đưa ra những quan niệm hết sức tiến bộ về nội dung cũng như những thủ pháp nghệ thuật rất mới mẻ có ý nghĩa khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa nền tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX. Dù không phải nhóm duy nhất, nhưng là nhóm đầu tiên và quan trọng nhất đã tham gia vào công cuộc cải cách nền văn học Việt Nam. Những đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh Khái Hưng nói riêng cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là không thể phủ nhận.

2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn nổi bật tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân. Đặc biệt, các tác giả rất chú trọng vấn đề tự do cá nhân và hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ được đặt ra đối với những người phụ nữ thuộc tầng lớp trên, tầng lớp trung lưu tư sản hay tiểu tư sản thành thị. Vấn đề cải cách xã hội cũng đã được đặt ra trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn. Mục đích của họ khi viết loại tiểu thuyết này là soi rọi luồng ánh sáng văn minh, mới lạ vào cuộc sống vốn ảm đạm của người dân quê. Vấn đề cải cách nông thôn cũng đã được các tác giả Tự lực văn đoàn nhìn nhận ra. Đây là một


điểm tiến bộ của văn đoàn so với thời điểm bấy giờ, nhưng tiếc rằng họ lại giải quyết vấn đề theo tinh thần cải lương tư sản.

Nhất Linh, Khái Hưng đã xây dựng được một hệ thống nhân vật nữ đặc sắc gồm hai tuyến đối lập nhau. Một bên là những người phụ nữ tân học đại diện cho hệ tư tưởng tư sản, một bên là những người phụ nữ đại diện cho gia đình phong kiến với những lề thói cổ hủ, bất hợp thời. Trong cuộc đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật này, các nhà văn luôn đứng về phía những người phụ nữ có học, có lý tưởng sống, bênh vực và bảo vệ quyền tự do cá nhân, quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của họ. Thông qua hệ thống nhân vật nữ trong hai tác phẩm Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân, Nhất Linh và Khái Hưng đã đề cập được một vấn đề có tính chất thời sự mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và bước đầu mở ra hướng đi mới cho những nạn nhân của xã hội phong kiến. Hình tượng và luận đề trong hai tác phẩm có sự gắn bó kết hợp nhuần nhị nên đã tạo được sức khái quát cao mà vẫn không đẩy tác phẩm vào tình trạng minh họa một cách công thức, cứng nhắc.

3. Không chỉ đóng góp về mặt nội dung, ở phương diện nghệ thuật, Nhất Linh và Khái Hưng đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Bằng bút pháp nghệ thuật hiện đại, tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng đã phá vỡ cốt truyện, kết cấu, chủ đề và những mô típ quen thuộc trong văn học truyền thống. Đặc biệt phải kể tới sự cách tân về mặt ngôn ngữ, giọng điệu và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Các nhà văn thường đi sâu vào thế giới cảm giác để miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật của họ có khả năng cảm nhận sự biến chuyển của thời cuộc, của thế giới xung quanh, có thể cảm nhận và thấu hiểu được tâm tư của người khác. Đó là một điểm mà trước đó chưa có trong văn học trung đại. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những dòng hồi ức, những kỉ niệm, chúng đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển tâm lý của nhân


Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 15

vật. Nhờ đó người đọc có thể khám phá thế giới nội tâm nhân vật ở tầng rộng hơn, sâu hơn. Không gian nghệ thuật được mở ra với sự xuất hiện của những bức tranh thiên nhiên sinh động và chân thực làm nền cho nhân vật bộc lộ tâm lý, tính cách. Thời gian nghệ thuật được mở ra nhiều chiều, linh hoạt hơn, sắc nét hơn chứ không đơn thuần theo trình tự thời gian vật lý. Sự xuất hiện thời gian tâm lý với sự đan xen giữa quá khứ – hiện tại và tương lai đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Điểm nổi bật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đã xóa bỏ lối kết cấu chương hồi, tác phẩm được kết cấu theo quy luật tâm lý, diễn tiến của cốt truyện diễn ra theo dòng cảm xúc của nhân vật. Những dòng độc thoại nội tâm trong Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân giúp người đọc thấy được sự phát triển trong suy nghĩ và tính cách của mỗi nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại cũng đã phần nào được cá thể hóa rõ nét.

Có thể nói thành công mà Tự lực văn đoàn đã thu được trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết đã đưa văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, tiến đến hệ thống thi pháp văn học hiện đại, nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển chung của văn học trong khu vực và trên thế giới. Đây là một sự nỗ lực đáng ghi nhận và cũng là đóng góp rất lớn mà Tự lực văn đoàn đã đem đến cho văn học Việt Nam.

4. Với đề tài: Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng, chúng tôi xin góp một ý kiến nhỏ bé vào việc ghi nhận những đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng cho công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm 1930. Việc nghiên cứu tiểu thuyết cùng những đóng góp của Tự lực văn đoàn là một vấn đề hấp dẫn và lý thú song cũng không ít những khó khăn và phức tạp. Trong đề tài của chúng tôi, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi mong muốn sẽ nhận


được những lời góp ý chân thành của các thầy cô về những vấn đề đã triển khai trong luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du – Hà Nội.

3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. A. Brech (1965), Sân khấu (tập 2).

5. Trương Chính (1997), Tuyển tập (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội.

6. “Chuyện trò với Hoàng Xuân Hãn”,Tạp chí Sông Hương, Huế, số 37 tháng 4 – 1989.

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám, Luận án phó tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội.

9. Phan Cự Đệ (2000), Tự lực văn đoàn - con người và văn chương, Tuyển tập Phan Cự Đệ (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H

11. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Tập 3, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (1989), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.

13. Hà Minh Đức (chủ biên), (2001), Lý luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

14. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn Trào lưu – tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Vu Gia (1993), Khái Hưng - nhà tiểu thuyết, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

16. Vu Gia (1994), Thạch Lam – Thân thế và sự nghiệp, Nxb Văn hóa, Hà Nội.


17. Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

18. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục Quốc gia xuất bản, Hà Nội.

19. Lê Bá Hán (chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Lê Thị Đức Hạnh (1991), “Mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn”, Tạp chí văn học (số 3).

21. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XX),

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Mai Hương (Tuyển chọn) (2000), Nhất Linh cây bút trụ cột, Nxb Văn hóa

- Thông tin, Hà Nội.

24. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

25. Khái Hưng (1992), Nửa chừng xuân, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

26. Khái Hưng (1989), Hồn bướm mơ tiên, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Khái Hưng (1989), Gia đình, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Khái Hưng (1989), Thừa tự, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Khái Hưng (1989), Thoát ly, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


30. Trần Đình Hượu (1991), “Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông”, Sông Hương (số 4).

31. M. B. Khrapchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

32. M. B. Khrapchenco (1984), Sáng tạo nghệ thuật – hiện thực – con người, Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Nguyễn Hoành Khung (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Thạch Lam (1941), Theo giòng, Nxb Đời nay, Hà Nội.

35. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

36. Phong Lê (1968), “Sống mòn – Tâm sự Nam Cao”, Tạp chí văn học (số 9).

37. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại lịch sử và lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Phong Lê (2009), “Tiếp tục nhìn lại Tự lực văn đoàn”, báo Giáo dục thời đại, số xuân (157),

39. Phong Lê (2002), “Văn xuôi những năm 20 (thế kỉ XX) phòng chờ cho bước chuyển giai đoạn sau 1932”, Tạp chí văn học (số 5).

40. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay.

41. Nhất Linh (1992), Đoạn tuyệt, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

42. Nhất Linh (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.


44. G. N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Trương Thanh Mại (1937), “Phê bình Lạnh lùng của Nhất Linh”, Sông Hương (số 22)

46. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.

47. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), “Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX”, Tạp chí văn học (số 5).

49. Vương Trí Nhàn (2000), Những lời bàn về tiểu thuyết trong Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

50. Nhiều tác giả (1987), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Nhiều tác giả (1994), Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

52. Nhiều tác giả (2005), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

53. Phạm Thế Ngũ (1965), Văn học sử giản ước tân biên, Quốc Học tùng thư, Sài Gòn.

54. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới – tư tưởng và quan niệm, Nxb Văn học, Hà Nội.

55. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nxb Văn học – Hội nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố HCM.

56. Hoàng Ngọc Phách (1988), Tố Tâm, Nxb Đại học và GDCN, H.

57. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023