Miêu Tả Tâm Lý Nhân Vật Qua Ngôn Ngữ Đối Thoại


quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [13, 279]. Nhân vật là sản phẩm của vốn sống trực tiếp và những tìm kiếm, khát khao của nhà văn, qua nhân vật nhà văn thể hiện được “quan niệm nghệ thuật” và “lý tưởng thẩm mĩ” về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn với tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

thể loại tiểu thuyết, nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Nhân vật là người dẫn dắt độc giả đi vào những thế giới khác nhau của đời sống. Từ lâu, vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Nhân vật văn học biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả” [61, 48].

Mỗi tác phẩm lại có một hệ thống nhân vật mà trong đó các nhân vật gắn bó, thống nhất với nhau không chỉ bằng tiến trình sự kiện được miêu tả mà còn bằng lô gic tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chỉnh thể. Hệ thống nhân vật được gắn kết như thế gọi là thế giới nhân vật.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn khá sinh động và phong phú, được phân chia thành hai hệ thống nhân vật chính và phụ; chính diện và phản diện. Thế giới nhân vật là một trong những phương diện quan trọng thể hiện cái nhìn nghệ thuật sắc sảo của Tự lực văn đoàn, đồng thời là phương diện quan trọng làm nên thế giới nghệ thuật mang đậm phong cách riêng của nhóm. Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn tuy chưa có được những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình như trong văn học hiện thực, nhưng nhân vật của họ đã có đời sống nội tâm khá phức tạp vượt hơn hẳn văn học trung đại.


Chân dung của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hiện lên rất hiện đại và sinh động. Các nhân vật nữ thường là những cô gái tân thời có học với hàm răng trắng và phục trang hiện đại. Vẻ đẹp hình thức của các nhân vật không còn được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng theo kiểu “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” trong văn học trung đại, mà vẻ đẹp của nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn gắn với nét trẻ trung, khỏe khoắn. Đó là vẻ đẹp thể chất của con người.

Nét đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật: “Tự lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm con người, chú ý trình bày thế giới cảm giác của con người đối với môi trường xung quanh, đối với người khác và đối với chính mình, đưa toàn bộ cấu trúc tự sự vào cấp độ đó. Có thể nói toàn bộ đời sống nhân vật tiểu thuyết ở đây được dệt bằng cảm giác, còn hành động là những sự kiện dấy lên những cảm giác ấy” [61, 58]. So với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, thế giới nội tâm trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có nhiều đổi mới: “So với những tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người. Các nhà tiểu thuyết đã có ý thức vận dụng khoa tâm lý học để phân tích tâm lý của các lớp người ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý của các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là của lớp thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương, mơ mộng” [66, 285].

3.2.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Ngoài hành động và cử chỉ, ngôn ngữ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc miêu tả tâm lý nhân vật và góp phần làm nên sự thành công cho một tác phẩm văn học.


Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 12

Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, mỗi nhân vật đều mang tính cách tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội. Vì thế ngôn ngữ nhân vật hết sức phong phú đa dạng.

Qua ngôn ngữ đối thoại, tính cách và quan niệm sống của nhân vật bộc lộ rõ nét: “Việc gì mà hết hi vọng. Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình nhà chồng làm gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ đi. Sao lại thế được. Mình sống, muốn sống thì không thể một mình mình sống được sao, nếu cái gia đình kia không cho mình được sung sướng. Sao đàn ông họ bỏ vợ này lấy vợ khác được lại là sự thường” [41, 20]. Qua đối thoại, nhân vật Dũng đã thể hiện suy nghĩ của mình về gia đình phong kiến: “Chuyện gia đình bao giờ cũng rắc rối: nào tự do kết hôn, nam nữ bình quyền, mẹ chồng nàng dâu, bao nhiêu thứ lôi thôi…” [41, 21].

Ngôn ngữ đối thoại trong Đoạn tuyệt Nửa chừng xuânthể hiện tính chất xung đột mạnh mẽ. Cuộc đối thoại sau đây giữa Loan và cha mẹ nàng về vấn đề hôn nhân đã thể hiện rõ sự mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái về quan niệm hôn nhân tự do:

“- Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một chuyện rất hệ trọng trong đời con, mà chỉ quan hệ trong đời con mà thôi.

- Còn tôi? Ra cô không coi lời hứa của tôi vào đâu cả.

- Thưa me, sao me hứa với người ta, trong bao nhiêu năm me nhận lễ của người ta. Nếu me nghe con ngay từ trước? Người ta đến ăn hỏi me cũng cứ nhận, lỗi đó không phải ở con, vì me không cho con hay. Việc của con mà thầy me coi như con không có ở nhà này.

Bà Hai vẻ mặt hầm hầm:


- à ra bây giờ cô lại mắng cả tôi. Phải, tôi tự tiện, nhưng cô phải biết vì lẽ gì nên tôi mới tự tiện chứ. à ra mất tiền cho cô ăn học, để cô văn minh, cô về cãi cả bố mẹ… Hỏng!

Bỗng thấy chồng đi qua hiên, bà Hai lên tiếng:

- Này ông, ông lại xem con ông nó mắng tôi kia kìa. Ông Hai quay lại mắng con:

- Không được hỗn. Loan nhìn ra đáp:

- Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với me con. Nhưng ít ra me con cũng phải để con nói chuyện phân bầy phải trái về một việc rất quan hệ đến đời con.

Ông Hai nghiêm nghị nhìn con rồi bảo:

- Việc ấy thầy me định rồi và sẽ lo liệu thu xếp cho cô, cô không phải bàn. Cái thói ở đâu, hễ me nói câu gì là cứ mồm một mồm hai cãi lại xa xả. Văn minh vừa vừa chứ, người ta mới chịu nổi!” [41, 39].

Thể hiện xung đột gay gắt phải kể tới những cuộc đối thoại giữa Loan với bà Phán Lợi. Là đại diện cho những bà mẹ chồng phong kiến, ngôn ngữ của bà Phán Lợi thể hiện rõ sự chuyên quyền, độc đoán theo nhiều cấp độ. Lúc thì thông qua việc mắng chửi đầy tớ để bóng gió răn dạy Loan: “Tôi nuôi các người để các người làm giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không ngồi đùa giỡn đấy à? Chướng mắt lắm, không chịu nổi” [41, 73]. Khi thì bà ta nhằm vào sự có học của Loan để mỉa mai và coi đó là nguyên nhân của thói cứng đầu lắm lý lẽ của nàng: “Tôi thì tôi đâu dám mắng cô, mà ai mắng nổi cô ở nhà này, cô cứ dạy quá lời” [41, 85]. Ám chỉ, mỉa mai chưa đủ, bà Phán Lợi còn dùng cả thứ ngôn ngữ và hành động thô bạo để áp chế nàng dâu: “Bà thử đánh mày một cái tát, xem mày bảo là hèn nhát nữa không?” [41, 143]. Với những lời lẽ xúc phạm và cách đối xử tàn ác, bà Phán Lợi đã nhanh chóng đẩy


Loan tới chỗ “đoạn tuyệt” với gia đình. Để đáp trả sự bất công ngược đãi của mẹ chồng, các nàng dâu mà cụ thể ở đây là Loan đã thể hiện sự khôn ngoan, can đảm và bướng bỉnh mỗi khi xảy ra xung đột:

“- Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy, để yên cho người ta ngủ.

Loan nói:

- Ai dạy ai? Động một tý là dạy. Tôi không cần ai dạy tôi. Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan:

- Phải có thế mới là đồ mất dạy. Loan đáp:

- Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ… Bà Phán vội quá, đi chân đất vào buồng, nhìn Loan hỏi:

- Mợ nói gì thế? … Mày nói gì thế, con kia?

Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp:

- Bà thử đánh mày một cái tát, xem mày bảo hèn nhát nữa không? Loan nói:

- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.

- Tao có quyền, mày cứ chửi lại xem nào. Loan quay lại:

- Tôi không quen chửi, chửi người khác tức bẩn mồm mình.

Lần đầu bà Phán thấy một câu như vậy ở miệng Loan nói ra. Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn tới nắm lấy Loan tát túi bụi…

- Tha gì, đánh cho chết!

Rồi bà Phán vừa thở vừa bảo Thân:

- Tao không thèm tát nữa. Bẩn tay. Mày dần xác nó ra cho tao. Loan vuốt tóc ngẩng lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng:

- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai.” [41, 144].


Đoạn đối thoại trên đã bộc lộ quá trình phát triển tâm lý của các nhân vật. Từ “mợ” chuyển sang “mày” rồi “con kia”. Ngôn ngữ của bà Phán rất phong phú, sống động thể hiện đầy đủ các sắc thái tâm lý trong cuộc xung đột và lột tả được đầy đủ bản chất độc đoán, hách dịch của bà ta. Qua đó chân dung một bà mẹ chồng lắm điều, độc ác và xảo trá được khắc họa một cách sinh động rõ nét. Cũng thông qua đoạn đối thoại trên, người đọc nhận thấy nỗi căm phẫn của Loan trước những kẻ độc ác trong gia đình chồng, cô đã phản ứng hết sức quyết liệt chống lại sự ngược đãi của chồng và mẹ chồng.

Dù xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, nhưng ngôn ngữ của bà huyện Tịch quả thật đã gây được ấn tượng rất đặc biệt. Đến một người can đảm dám đấu tranh với mẹ chồng như Loan mà “thoạt trông thấy” bà ta cũng phải “vội lẩn vào buồng”. Ngôn ngữ của bà huyện Tịch biểu lộ đầy đủ tính cách và thái độ miệt thị, căm ghét đối với những người con gái mới như Loan: “Thế nào, cô trắng răng đã về rồi đấy ư” [41, 86]. Trong quan niệm của bà ta, những kẻ có học là những kẻ lắm lý sự, cứng đầu, làm mất đi nền nếp gia phong đã có từ bao đời nay: “Đấy, tôi đã can chị, chị không nghe, cứ đi rước những thứ ấy về. Rước những hạng tân thời ấy về để nó làm bại hoại gia phong nhà mình. Nó học giỏi mặc nó chứ, nhà mình là nhà có phép tắc, nề nếp” [41, 86]. Qua ngôn ngữ đối thoại, người đọc nhận ra tính cách xấu xa của bà huyện Tịch, bà ta là kẻ chuyên đi rèm pha, xúc xiểm và kích động người khác. Không chỉ có bà huyện Tịch, các cô em chồng Loan cũng là những kẻ có khiếu “đổ thêm dầu vào lửa” mỗi khi Loan và mẹ chồng có chuyện xích mích: “Biên chữ thì ai xem được. Nhà tôi có ai đỗ bằng nọ bằng kia như chị đâu mà bảo xem nổi” [41, 85]. Thương thay cho tình cảnh của Loan, một mình đơn độc trong gia đình toàn những kẻ độc ác, nhỏ nhen. Kích bác mẹ chưa đủ, các cô em còn kích động cả anh trai mình để gây mối bất hòa giữa Loan và Thân khiến cho mọi việc càng thêm căng thẳng và phức tạp:


“Cũng tại anh cả nhu nhược nên người ta mới xỏ chân lỗ mũi khinh mẹ mình được” [41, 86].

Những trang đối thoại giữa Mai và bà Án trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân mới là những trang đối thoại đặc sắc, thể hiện được cá tính của mỗi nhân vật đồng thời bộc lộ tài năng của Khái Hưng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trong lần hội kiến đầu tiên, với ngôn ngữ và thái độ trịch thượng, lấn át, bà Án đã chỉ cho Mai biết vị trí của nàng ở đâu:

“- Năm nay cô bao nhiêu tuổi?

- Bẩm bà lớn con hai mươi.

- Cha mẹ cô làm gì?

Nghe bà Án lục vấn như bắt một người có tội cung khai mọi điều, Mai cũng nén lòng tức mà trả lời cho xong xuôi:

- Bẩm cha con đậu tú tài và đã mất rồi. Mẹ con cũng qua đời. Bà Án cười:

- Thảo nào!

Hai chữ thảo nào đi kèm theo một tiếng cười khinh bỉ, làm Mai ứa nước mắt. Nhưng bà Án sợ Mai không hiểu lại nói tiếp luôn:

- Con có cha như nhà có nóc. Cô là gái mà lại mồ côi cha mẹ thì tránh sao cho khỏi sự lầm lỡ” [41, 126].

Là một người đàn bà khôn ngoan, bà Án đã nhận ra điểm yếu của đối phương và tìm lời lẽ nhằm vào điểm yếu đó. Biết Mai là một người rất tự trọng nên bà đánh thẳng vào lòng tự ái của cô: “Thôi tôi hiểu rồi, cô chẳng yêu con tôi đâu. Chẳng qua cô chỉ muốn làm bà lớn đấy thôi. Phải, bà tham ít nữa lại bà huyện… To lắm!”

Ngôn ngữ đối thoại đã thể hiện rõ tính cách của bà Án, một người phụ nữ khôn ngoan, quỷ quyệt, biết tùy cơ ứng biến trong từng hoàn cảnh. Ngôn ngữ của bà rất sắc sảo, để đạt được mục đích khi thì bà ngon ngọt dụ dỗ, lúc


dọa dẫm nạt nộ. Thông qua ngôn ngữ đối thoại, chân dung một người phụ nữ trưởng giả hiện lên sắc nét, bà biết sử dụng uy quyền của một kẻ có tiền có thế trong tay.

Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng nhiều trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng và tham gia rất hiệu quả vào việc khắc họa chân dung nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã có bản sắc riêng, được cá thể hóa cao: ngôn ngữ của Loan thẳng thắn, táo bạo; ngôn ngữ của Dũng mập mờ đầy suy tư, ngôn ngữ của bà Phán Lợi, bà Án là thứ ngôn ngữ mỉa mai, châm chọc và độc đoán.

3.2.2. Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm:


Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa, độc thoại nội tâm là: “Lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [19, 122]. Trong tác phẩm, nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe những tiếng nói bên trong của chính mình. Những dòng độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ một cách chân thực nhất những suy nghĩ, cảm xúc về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Là tiếng nói chân thành nhất xuất phát từ đáy lòng nhân vật. Vì thế ngôn ngữ độc thoại nội tâm giúp người đọc khám phá phần sâu kín nhất trong tâm hồn nhân vật.

Là một cô gái trọng tự do cá nhân, được hấp thụ một nền văn minh mới nên mọi hành động, lời nói của Loan đều nhằm bảo vệ cho cái mới và đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc. Là nạn nhân của gia đình nệ cổ, Loan phải sống trong cảnh đời đầy đọa, tù túng, ngột ngạt trong gia đình chồng. Tâm trí nàng lúc nào cũng bị ám ảnh về một cuộc sống ngột ngạt, không lối thoát. Khi miêu tả những trạng thái tâm lý bế tắc của Loan, Nhất Linh đã sử dụng những dòng độc thoại nội tâm nhằm khơi sâu, khám phá đời sống nội tâm của nhân vật. Khi nhà trai đến đón dâu, nghe tiếng pháo nổ ran

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí