Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 2


Bảng 3.23. Tác động trực tiếp và gián tiếp của không khí học tập đến động cơ học tập bên trong 134

Bảng 3.24. Tác động trực tiếp và gián tiếp của cha mẹ khuyến khích tự chủ đến động cơ học tập bên trong 135

Bảng 3.25. Mô tả điểm trung bình động cơ học tập 137

Bảng 3.26. Mô tả điểm trung bình các yếu tố tác động 138

Bảng 3.27. Mô tả điểm trung bình động cơ học tập 142

Bảng 3.28. Mô tả điểm trung bình các yếu tố tác động 143

Sơ đồ 1.1. Lý thuyết tự xác định 23

Sơ đồ 1.2. Phổ động cơ theo lý thuyết tự xác định (Deci và Ryan, 2000) 52

Sơ đồ 1.3. Yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở 75 Sơ đồ 3.1. Mô hình trung gian giữa mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và động cơ học tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

bên trong 134

Sơ đồ 3.2. Mô hình trung gian giữa bầu không khí học tập và động cơ học tập bên trong ....

Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 2

....................................................................................................................... 134

Sơ đồ 3.3. Mô hình trung gian giữa phong cách khuyến khích tự chủ của mẹ và động cơ học tập bên trong 135

Sơ đồ 3.4. Mô hình trung gian giữa phong cách khuyến khích tự chủ của bố và động cơ học tập bên trong 136

Biểu đồ 3.1. Động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở 101

Biểu đồ 3.2. Ba thành phần của động cơ học tập bên trong 101

Biểu đồ 3.3. Không có động cơ học tập của học sinh Trung học cơ sở 109

Biểu đồ 3.4. Các yếu tố cá nhân tác động tới động cơ học tập bên trong 117

Biểu đồ 3.5. Các yếu tố nhà trường tác động tới động cơ học tập bên trong 119

Biểu đồ 3.6. Các yếu tố gia đình tác động tới động cơ học tập bên trong 120


MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài‌

Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết Trung Ương 8, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện về nhân cách của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước [1],[2]. Để đạt được mục tiêu giáo dục như vậy, rất cần hình thành và duy trì hứng thú, thói quen và động cơ học tập tích cực, động cơ học tập tự thân và hơn cả là động cơ học tập (ĐCHT) bên trong cho mỗi học sinh (HS).

Theo nhiều nghiên cứu thì lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn có tỉ lệ học sinh mất hứng thú học tập, chán học, đi muộn, bỏ học khá cao so với tuổi tiểu học [3]. Giai đoạn học sinh THCS cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý, đồng thời cũng là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển ĐCHT bên trong cho các em; nếu giai đoạn này làm tốt thì sẽ tạo nền tảng vững vàng và thuận lợi để các em có hứng thú, có động lực và ĐCHT bên trong bền vững; góp phần thúc đẩy phát triển nhân cách mạnh mẽ ở giai đoạn tuổi trưởng thành.

Đề tài thực sự cần thiết trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo tại nước ta hiện nay; vì thực tế để hành thành thói quen học tập tích cực, để tạo hứng thú học tập, để hình thành và duy trì động cơ học tập tích cực là một hành trình đòi hỏi


sự bền bỉ, kiên trì và nỗ lực của không chỉ HS mà của cả gia đình, nhà trường cũng như nhiều yếu tố liên quan trực tiếp hay gián tiếp khác nữa.

Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu bằng chứng đến nay cho thấy vẫn rất cần thực hiện các nghiên cứu sâu về ĐCHT nói chung, đặc biệt là ĐCHT bên trong với tiếp cận tích hợp, đa lý thyết; đồng thời xác định những nhân tố khiến HS phát triển hoặc mất dần đi ĐCHT bên trong; trên cơ sở đó mới có thể đề xuất các chiến lược và biện pháp phát triển ĐCHT bên trong cho HS; góp phần trực tiếp thúc đẩy hiệu quả học tập cho các em. Hơn nữa, cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐCHT ở người học từ HS tiểu học, đến THCS, THPT, SV Đại học và người đi làm. Song, nghiên cứu sâu về ĐCHT bên trong đối với học sinh THCS tại Việt Nam chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu về “Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở”.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Nghiên cứu lí luận và thực trạng biểu hiện ĐCHT bên trong của học sinh THCS, những yếu tố liên quan đến động học tập bên trong của các em; trên cơ sở thực trạng đề xuất một số biện pháp tác động góp phần giúp học sinh THCS nâng cao ĐCHT bên trong.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện ĐCHT bên trong của học sinh THCS và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

3.2. Khách thể nghiên cứu

3.2.1. Khách thể nghiên cứu thực trạng: 776 HS tại 03 trường THCS ở Hà Nội.

3.2.2. Khách thể nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn sâu:

Khách thể phỏng vấn sâu: 16 học sinh THCS.

Khách thể nghiên cứu trường hợp: 02 học sinh THCS thuộc trường dân lập tại Hà Nội.


4. Giới hạn đối tượng và khách thể nghiên cứu‌

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Đề tài giới hạn nghiên cứu sâu ĐCHT bên trong và biểu hiện của ĐCHT bên trong ở ba loại ĐCHT bên trong cụ thể là: (1) học để hiểu biết, (2) học để tiến bộ và

(3) học để trải nghiệm kích thích.

Đề tài cũng chỉ xem xét ĐCHT bên trong với 6 nhóm yếu tố liên quan: (1) nhu cầu tâm lý, (2) tư duy, (3) mục tiêu học tập, (4) mục tiêu lớp học, (5) bầu không khí học tập và (6) phong cách làm cha mẹ (CM).

4.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu

Do điều kiện hạn chế vì dịch bệnh Covid-19 nên nghiên cứu chỉ có thể thực hiện tại địa bàn Thành phố Hà Nội với mẫu thuận tiện là 03 trường cho phép nhóm nghiên cứu vào khảo sát. Đề tài thực hiện trên 776 HS của 03 trường THCS; trong đó có 01 trường công lập: viết tắt là THCS1 (thuộc địa bàn Huyện Gia Lâm), 01 trường tư thục: THCS2 (thuộc Quận Cầu Giấy) và 01 trường bán công: THCS3 (Quận Cầu Giấy).

5. Giả thuyết khoa học‌

5.1. Động cơ học tập bên trong biểu hiện rõ nét nhất ở khía cạnh học để tiến bộ, sau đó là học để hiểu biết và cuối cùng là học để trải nghiệm kích thích.

5.2. Động cơ học tập bên trong tương quan với các yếu tố (1) nhu cầu tâm lý trong đó tương quan mạnh nhất với việc được đáp ứng nhu cầu năng lực, (2) tư duy, (3) mục tiêu học tập, (4) bầu không khí học tập, (5) mục tiêu lớp học và (6) phong cách làm CM.

5.3. Động cơ học tập bên trong có liên quan nhất định với đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, kinh tế gia đình và các yếu tố: học lực, khối lớp và loại trường.

5.4. Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn và nghiên cứu trường hợp, có thể đề xuất một số kiến nghị ở các mức độ khác nhau gồm phòng ngừa diện rộng và/hoặc tư vấn nhóm và/hoặc can thiệp cá nhân góp phần hình thành và cải thiện ĐCHT bên trong phù hợp cá nhân HS và hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi trường học.


6. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về ĐCHT bên trong ở người học nói chung và ĐCHT bên trong ở học sinh THCS nói riêng. Bao gồm: các cách tiếp cận lý thuyết, khái niệm, biểu hiện, các yếu tố tác động đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện ĐCHT bên trong ở học sinh THCS và thực trạng các yếu tố liên quan đến biểu hiện ĐCHT bên trong cũng như xác định cơ chế tác động giữa các yếu tố liên quan và ĐCHT bên trong.

6.3. Nghiên cứu 02 trường hợp sâu để tìm hiểu thực trạng và các yếu tố liên quan ở từng HS cụ thể.

6.4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị giúp học sinh THCS hình thành và phát triển ĐCHT bên trong.

7. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu‌

7.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu

Mô hình lý thuyết nghiên cứu ĐCHT bên trong rất đa dạng, đề tài chọn nghiên cứu theo cách tiếp cận tích hợp, bao gồm một số lý thuyết tâm lý học nền tảng như: tâm lý học hoạt động, tâm lý học phát triển, tâm lý học trường học, tâm lý học văn hoá; và một số lý thuyết nghiên cứu sâu về ĐCHT bên trong như: lý thuyết tự xác định, lý thuyết tư duy, lý thuyết niềm tin vào bản thân, lý thuyết định hướng mục tiêu và các lý thuyết hành vi- nhận thức.

7.1.1. Tiếp cận theo tâm lý học hoạt động và tâm lý học phát triển: Nghiên cứu sự hình thành, biểu hiện, phát triển ĐCHT bên trong của học sinh THCS trong các hoạt động và tương tác đa dạng của HS tại gia đình, trường lớp cũng như ngoài cộng đồng; trong mối liên quan với các hoạt động giáo dục cụ thể của nhà trường, của GV; xem xét trên cơ sở đặc trưng tâm sinh lý của từng giai đoạn tuổi, đặc điểm nhân cách của HS, với nhân tố chủ quan, khách quan tác động tới từng độ tuổi khác nhau.


7.1.2. Tiếp cận theo tâm lý học trường học: Xem xét ĐCHT bên trong theo mô hình dịch vụ tâm lý học đường ba cấp độ. Với những HS thuộc tầng dịch vụ 1- là nhóm khoảng 80% HS đang có ĐCHT bên trong ổn sẽ được xem xét để giáo dục giúp hình thành và phát triển ĐCHT tự chủ, tích cực; đồng thời phòng ngừa sự suy giảm ĐCHT bên trong. Với những HS thuộc tầng 2- là nhóm khoảng 15% HS có vấn đề hoặc nguy cơ cao là sẽ có vấn đề về ĐCHT bên trong sẽ cần được quan tâm phát hiện và can thiệp kịp thời thông qua tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tư vấn hoặc trị liệu. Ngoài ra can thiệp lâm sàng chuyên sâu sẽ dành cho các HS thuộc tầng 3- là nhóm khoảng 5% HS không có ĐCHT hoặc ĐCHT bên trong có vấn đề trầm trọng.

7.1.3. Tiếp cận theo tâm lý học văn hóa: Xuất phát từ một quan điểm chung nhất là sự hình thành và phát triển tâm lý luôn là kết quả của những tương tác giữa gien, văn hóa và môi trường mà con người tham vào các hoạt động, trải nghiệm. Hướng tiếp cận theo tâm lý học văn hóa xem xét ĐCHT bên trong của học sinh THCS trong bối cảnh văn hoá học đường, văn hoá gia đình và văn hoá cộng đồng.

7.1.4. Tiếp cận theo các lý thuyết chuyên sâu về ĐCHT:

Tiếp cận theo lý thuyết tự xác định: Nghiên cứu ĐCHT bên trong theo một phổ động cơ đa dạng gồm 3 nhóm với 7 loại ĐCHT: 3 loại ĐCHT bên ngoài, 3 loại ĐCHT bên trong và loại không có ĐCHT. Lý thuyết này xem xét ĐCHT bên trong gắn với ba nhu cầu tâm lý cơ bản của HS, đó là tự chủ, kết nối và năng lực; xem xét những điều kiện đáp ứng ba nhu cầu này trong việc hình thành và phát triển ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

Tiếp cận theo lý thuyết tư duy: Nghiên cứu ĐCHT trong mối liên quan tới các kiểu tư duy của học sinh THCS; bao gồm tư duy phát triển và tư duy cố định. Tìm hiểu xem HS có kiểu tư duy khác nhau thì việc hình thành và phát triển ĐCHT bên trong sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào.


Tiếp cận theo lý thuyết niềm tin vào bản thân: Nghiên cứu ĐCHT bên trong theo thuyết này thường tập trung tìm hiểu ĐCHT bên trong, đặc biệt là vai trò của niềm tin vào năng lực bản thân với việc hình thành và phát triển ĐCHT bên trong ở người học.

Tiếp cận theo lý thuyết định hướng mục tiêu: Là xem xét ĐCHT bên trong với mối liên quan tới các kiểu mục tiêu học tập khác nhau, gồm mục tiêu tiếp cận học tập, mục tiêu lảng tránh học tập, mục tiêu lảng tránh kết quả và mục tiêu tiếp cận kết quả; cụ thể là xem xét lý do và mục đích mà học sinh THCS tham gia vào hoạt động học tập.

Tiếp cận theo lý thuyết hành vi- nhận thức: Nghiên cứu ĐCHT bên trong biểu hiện thông qua nhận thức và hành động của học sinh THCS, xem xét cả ĐCHT bên ngoài và bên trong; tìm hiểu vai trò của các chiến lược củng cố đối với việc hình thành ĐCHT bên trong; tìm hiểu những nhân tố thúc đẩy ĐCHT bên trong.

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.

8. Đóng góp của luận án‌

8.1. Đóng góp về lí luận

Luận án đã tổng quan cập nhật về ĐCHT bên trong với 152 công trình, từ hơn 90 nguồn của các nhà xuất bản tin cậy trong nước và quốc tế; đã xây dựng khung lý luận, cách tiếp cận tổng hợp, cập nhật về nghiên cứu ĐCHT bên trong ở học sinh THCS; đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu về ĐCHT và ĐCHT bên trong của học sinh THCS và làm sáng tỏ các vấn đề: (1) khái niệm công cụ: ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong của học sinh THCS, trong đó nhấn mạnh sự thỏa mãn và hài lòng đến từ bên trong


khi tham gia vào hoạt động học tập với mức độ tự chủ cao; (2) ba thành phần của ĐCHT bên trong gồm học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích; (3) các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS; (4) các biện pháp nâng cao ĐCHT bên trong của học sinh THCS một cách hiệu quả. Nghiên cứu đồng thời khẳng định các lý thuyết Tâm lý học hiện hành như lý thuyết tự xác định, thuyết tư duy, thuyết niềm tin vào năng lực bản thân, thuyết định hướng mục tiêu, thuyết nhân văn cũng như các lý thuyết hành vi và nhận thức có liên quan tới ĐC học tập bên trong.

8.2. Đóng góp về thực tiễn

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đã cho thấy ĐCHT bên trong của học sinh THCS đạt mức trung bình cao với biểu hiện của khía cạnh học để tiến bộ rõ nét nhất, tiếp đó là học để hiểu biết và học để trải nghiệm kích thích. Ba thành phần của ĐCHT bên trong tương quan thuận với nhau chứng tỏ khi một khía cạnh được làm mạnh thì các khía cạnh còn lại cũng sẽ phát triển tích cực. ĐCHT bên trong và bên ngoài cùng tồn tại ở mỗi HS và không mạnh hơn động cơ bên ngoài. Chỉ có một số lượng rất ít học sinh THCS hoàn toàn không có ĐCHT. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về thực trạng ĐCHT bên trong theo khối lớp và tình trạng kinh tế gia đình; đồng thời làm rõ các yếu tố cá nhân, nhà trường và gia đình đều tương quan và có khả năng dự báo ĐCHT bên trong ở học sinh THCS. Cơ chế tác động của mục tiêu lớp học tiếp cận học tập đến ĐCHT bên trong thông qua mục tiêu tiếp cận học tập và cơ chế tác động của bầu không khí học tập, phong cách làm CM khuyến khích tự chủ đến ĐCHT bên trong thông qua nhu cầu tự chủ của HS cũng được khẳng định. Nghiên cứu trường hợp giúp sáng tỏ phổ ĐCHT và cho thấy các nhân tố mới liên quan đến sự phát triển cũng như suy giảm ĐCHT bên trong. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ GV và cha mẹ HS ứng dụng những cách khác nhau để duy trì và nâng cao ĐCHT của học sinh THCS hiệu quả và linh hoạt theo thực tế của từng HS. Nghiên cứu giúp các nhà tâm lý học trường học nắm bắt được nguyên nhân và dự đoán cơ chế tác động đến ĐCHT bên trong

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí