Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Về Kiểm Tra, Đánh Giá Ở



nhau.

Vì vậy, để một bài kiểm tra, đánh giá có độ tin cậy giáo viên cần:

­ Giảm các yếu tố ngẫu nhiên may rủi đến mức tối thiểu.

­ Diễn đạt đề bài một cách rõ ràng để mọi học sinh có thể hiểu như


­ Ra nhiều câu hỏi bao quát tới mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra,

đánh giá, vừa có phần ghi nhớ, vừa có phần hiểu và vận dụng.

­ Giảm tới mức thấp nhất sự gian lận trong thi cử: coi thi nghiêm túc, giám sát chặt chẽ hoặc sử dụng đề mở…

­ Chuẩn bị tốt đáp án, thang điểm cho nhiều người chấm hoặc một người chấm trong nhiều lần cho kết quả tương đương.

b. Đảm bảo tính giá trị.

Tính giá trị của kiểm tra, đánh giá thể hiện ở việc giáo viên đánh giá đúng trình độ học tập của học sinh. Nó phụ thuộc vào nội dung, mục đích, phương pháp kiểm tra. Nếu câu hỏi trong đề kiểm tra chỉ yêu cầu

học sinh

ở mức độ

biết thì bài kiểm tra chỉ

đo được trình độ

nhớ

máy

móc, học thuộc lòng của học sinh mà không đánh giá được trình độ nhận thức (hiểu) và vận dụng. Vì vậy, để bài kiểm tra có tính giá trị, giáo viên phải chú ý tới sự phù hợp của câu hỏi với việc xác định mức độ đạt được các mục tiêu trong học tập bộ môn. Đề ra phải có khả năng giúp giáo viên

đo được chính xác khả dụng.

năng của học sinh

ở ba mức độ

biết, hiểu, vận

c. Một số yêu cầu khác.

Ngoài đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị ra thì quá trình kiểm tra, đánh giá còn phải đảm bảo một số yêu cầu khác như:

­ Cần phối hợp nhiều loại hình, phương pháp kiểm tra, đánh giá và đảm bảo tính thường xuyên, toàn diện của kiểm tra, đánh giá.

­ Kết hợp kiểm tra đánh giá của giáo viên và tự kiểm tra đánh giá của


học sinh. Đây là một yếu tố quan trọng trong phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Nếu như trước đây giáo viên giữ độc quyền kiểm tra, đánh giá học sinh thì giờ đây giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Để làm được điều đó, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.

­ Phương pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, ít tốn thời gian, sức lực, chi phí, phù hợp với điền kiện cụ thể thì càng tốt.

Trong các yêu cầu trên độ

tin cậy và tính giá trị

là hai yêu cầu

quan trọng nhất của bài kiểm tra. Hai yêu cầu này có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau. Một bài kiểm tra nếu không đánh giá đúng thực trạng,

trình độ

của người học mà chỉ

đo được những chỉ số

phụ

không tiêu

biểu thì có thể đáng tin cậy song không không có giá trị. Tính giá trị liên

quan đến mục tiêu của kết quả

đo được còn độ

tin cậy lại liên quan

đến sự vững chắc và khách quan của kết quả đó. Vì vậy, nếu một bài kiểm tra không có độ tin cậy thì sẽ không có tính giá trị.

Trên đây là những vấn đề

lý luận cần nắm vững về

việc kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông

và cần quán triệt việc thực hiện. Nếu vận dụng tốt những lý luận trên

vào thực tiễn dạy học bộ

môn sẽ

góp phần nâng cao chất lượng dạy

học lịch sử ở

trường phổ

thông. Song thực trạng vấn đề

này như

thế

nào, kết quả điều tra thực tiễn của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ.

1.1.2. Thực trạng vấn đề

kiểm tra đánh giá kết quả

học tập

Lịch sử của học sinh ở trường trung hoc phổ thông hiện nay.

Để nắm tình hình thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử trong dạy học bộ môn, chúng tôi tiến hành điều tra một số trường của tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình tại một số trường


THPT như THPT Ngô Sĩ Liên, THPT Yên Dũng I, THPT Việt Yên I,

THPT Việt yên II (Bắc Giang); THPT Nam Trực (Nam Định); THPT Nguyễn Du, THPT Nguyễn Trãi (Thái Bình), Đinh Tiền Hoàng (Ninh Bình). Kết quả điều tra thu được như sau:

1.1.2.1. Đối với giáo viên.

* Về quan niệm:

Để nắm bắt được quan niệm của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá chúng tôi đã thực hiện phát phiếu điều tra cho 30 giáo viên, kết quả thu được như sau:

STT

Quan niệm về kiểm tra, đánh

giá

Số giáo viên

Phần trăm

1

Rất quan trọng

25

75%

2

Quan trọng

5

25%

3

Bình thường

0

0%

4

Không quan trọng

0

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 5


Qua điều tra về quan niệm của giáo viên, chúng tôi thấy hầu hết

các giáo viên đều cho rằng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là rất quan

trọng. Nó là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Việc dạy học chỉ mang lại hiệu quả tối ưu khi giáo viên và học sinh tiến hành kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều giáo viên quan niệm kiểm tra chỉ để

lấy điểm hay mắc bệnh thành tích…điều này có tới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

* Về nội dung:

ảnh hưởng không nhỏ

Về mức độ trong nội dung kiểm tra, đánh giá qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

STT

Nội dung câu hỏi kiểm

Số giáo viên

Phần trăm



tra



1

Manh tính học thuộc

6

20%

2

Phát triển tư duy

0

0%

3

Cả hai loại trên

24

80%


Ở các trường điểm như THPT Đinh Tiên Hoàng, THPT Ngô Sĩ

Liên, THPT Yên Dũng I việc kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh trong

dạy học lịch sử được giáo viên hết sức quan tâm. Giáo viên khi ra đề

kiểm tra cũng yêu cầu học sinh ở cả ba mức độ nhận thức biết, hiểu và vận dụng. Giáo viên không chỉ sử dụng các câu hỏi yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức mà còn đòi hỏi tư duy độc lập và tính sáng tạo của các em. Số lượng giáo viên ra đề với mức độ nội dung như trên chiếm 80%.

Bên cạnh nội dung kiểm tra về kiến thức, theo điều tra của chúng tôi các giáo viên còn sử dụng câu hỏi để đánh giá thái độ của học sinh. Số lượng câu hỏi đó chiếm khoảng từ 10­ 30% số điểm.

Ở một số trường phổ thông vùng nông thôn, nội dung kiểm tra đánh giá chỉ giới hạn ở việc nhớ kiến thức của học sinh và không quan tâm tới việc hiểu kiến thức.

Ngoài ra, nhiều giáo viên coi lịch sử là môn phụ, môn học thuộc

lòng, môn gỡ điểm cho nên khi tiến hành kiểm tra giáo viên giới hạn kiến thức ôn tập cho học sinh. Thậm chí trong khâu coi và chấm kiểm tra giáo viên còn tỏ ra dễ dãi, tình trạng quay cóp, thiếu trung thực còn diễn ra. Ở khâu chấm bài nhiều giáo viên còn ngại chấm nên không có thang điểm rõ ràng, chỉ chấm nội dung kiến thức mà không chấm lối hành văn, lỗi chính tả, cách trình bày. Điều này ảnh hưởng tới độ tin cậy và tính giá trị của bài kiểm tra dẫn đến đánh giá chưa chính xác trình độ của học sinh.

­ Đối với kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức vào cuối giờ học còn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Nhiều giáo viên còn


lúng túng khi kiểm tra học sinh dẫn đến giáo viên không đánh giá được việc lĩnh hội kiến thức của học sinh qua bài học trên lớp ra sao.

­ Đối với kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết) giáo viên đưa ra câu hỏi

đã có yêu cầu học sinh phân tích, giải thích các sự kiện, hiện tượng

lịch sử. Song số lượng câu hỏi này chưa nhiều chỉ chiếm từ 10­ 20%

số điểm của bài kiểm tra mà chủ yếu vẫn là câu hỏi yêu cầu học

sinh trình bày sự kiện.

* Về hình thức, phương pháp kiểm tra.

Về phương pháp kiểm tra, đánh giá qua kết quả điều tra thực tế ở

trường phổ thông chúng tôi thấy kết quả như sau:


STT

Phương pháp kiểm tra, đánh

giá

Số giáo viên

Phần trăm

1

Tự luận

12

40%

2

Trắc nghiệm khách quan

4

13,33%

3

Kết hợp 2 phương pháp trên

14

46,67%


Qua bảng thống kê cho thấy hiện nay phương pháp kiểm tra,

đánh giá kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận bước đầu được

sử dụng

ở các trường phổ

thông. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra

bằng câu hỏi tự

luận vẫn còn rất phổ

biến. Cũng có nhiều giáo viên

thừa nhận rằng việc kết hợp sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách

quan và phương pháp tự luận là rất thiết thực không những đem lại

hiệu quả cao mà còn gây được hứng thú cho học sinh.

Về hình thức kiểm tra, đánh giá thì đa số các giáo viên vẫn sử dụng hình thức kiểm tra miệng và kiểm tra viết (75%). Một số ít còn lại (25%)

có kết hợp cả hành.

hình thức kiểm tra bằng bài tập về

nhà và bài tập thực

1.1.2.2. Đối với học sinh.

* Về Quan niệm, nhận thức:


Để điều tra quan niệm của học sinh về kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho 200 học sinh và thu được kết quả như sau:

STT

Quan niệm về kiểm tra, đánh giá

Số học

sinh

Phần trăm

1

Rất cần thiết

54

27%

2

Cần thiết

132

66%

3

Không cần thiết

14

7%


Học sinh ở cấp trung học phổ thông có áp lực lớn là phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và đại học trong đó thi đại học chỉ có 3 môn. Đối với các học sinh thi khối A, B, D thì đa phần các em chỉ coi môn sử là môn phụ, phải học thuộc lòng rất nhiều và khó nhớ. Học sinh cũng không thấy được vai trò của môn lịch sử trong việc giáo dục cho nên các em rất coi nhẹ môn học và học một cách đối phó.

Với một số học sinh yêu thích bộ môn lịch sử và có tinh thần học tập thì các em chịu khó nghiên cứu sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham

khảo có liên quan. Trên cơ sở

đó học sinh tái hiện kiến thức để

hoàn

thành bài tập về nhà do giáo viên đưa ra hoặc tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Đối với các em chịu khó ôn tập thì khi kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được điểm cao.

Do nội dung kiểm tra, đánh giá phần lớn mang tính học thuộc và

quá trình chuẩn bị cho kiểm tra của các em chưa tốt, đồng thời một

phần do giáo viên không quản lý tốt nên trong quá trình kiểm tra còn có tình trạng gian lận, thiếu trung thực. Qua điều tra học sinh chúng tôi thu được kết quả như sau:

STT

Mức độ trung thực

Số học sinh

Phần trăm

1

Rất nghiêm túc làm bài

66

33%

2

Thỉnh thoảng xem tài liệu

112

56%


3

Xem tài liệu nhiều

22

11%


Như vậy là tỷ lệ quay cóp còn khá nhiều, điều này đã ảnh hưởng tới việc đánh giá một cách chính xác kết quả học tập của học sinh.

* Về phương pháp:

Qua điều tra về hứng thú của học sinh với các phương pháp kiểm tra, đánh giá chúng tôi thu được kết quả như sau:


STT


Phương pháp kiểm tra

Rất thích

Bình thường

Không thích

Số học

sinh


%

Số học

sinh


%

Số học

sinh


%

1

Tự luận

0

0%

75

37,5%

125

62,5%

2

Trắc nghiệm

108

54%

92

46%

0

0%

3

Kết hợp hai

loại trên

86

43%

97

48,5%

17

8,5%


Qua bảng điều tra có thể thấy, hiện nay phương pháp kiểm tra

bằng câu hỏi tự luận ít được học sinh ủng hộ, đa phần học sinh muốn

thầy cô áp dụng phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan hay kết hợp cả hai phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Tóm lại, qua điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy hiện nay khâu

kiểm tra, đánh giá đã phần nào được các giáo viên và học sinh nhận thức một cách đúng đắn. Một số trường và một số giáo viên cũng đã có những biện pháp để đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá như kết hợp phương pháp

kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận. Tuy

nhiên những biện pháp đưa ra chưa thật đồng bộ và triệt để nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác do bệnh thành tích nên không ít cán bộ quản lý ở

các trường phổ

thông khống chế

chỉ

tiêu điểm cho giáo viên tỏng việc


kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điều này càng làm cho học sinh coi thường bộ môn.

1.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế về kiểm tra, đánh giá ở

trường trung học phổ thông.

Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của

học sinh ở trường phổ thông nêu trên là do rất nhiều nguyên nhân khác

nhau. Theo chúng tôi có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trước hết, do quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử của các cấp quản lý, giáo viên, học sinh và xã hội, coi lịch sử là môn phụ không cần

chú ý. Từ

việc coi thường bộ

môn dẫn đến coi thường việc kiểm tra,

đánh giá và kiểm tra, đánh giá chạy theo thành tích. Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn dùng chỉ


tiêu để


ép giáo viên

về thành tích nên giáo viên khó có thể

tuân thủ

các yêu cầu về

kiểm

tra, đánh giá.

Mặt khác do đặc điểm của việc dạy học lịch sử ở


trường phổ

thông, một giáo viên phải dạy nhiều lớp do đó trong thời gian ngắn giáo viên phải hoàn thành kiểm tra, đánh giá một lượng học sinh lớn. Vì vậy,

giáo viên không thể

đầu tư

đánh giá đầy đủ, chính xác. Việc chấm bài

kiểm tra khó có thể thể thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy trình.

Hơn nữa, hiện nay do điều kiện cuộc sống có nhiều khó khăn nhiều giáo viên khó có thể còn thời gian để tâm huyết với nghề cho nên không có trách nhiệm cao trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.

Tóm lại, thực trạng kiểm tra, đánh giá ở nhà trường phổ thông đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, các giáo viên phải tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng của kiểm tra, đánh giá. Và nâng cao chất lượng của kiểm tra, đánh giá cũng chính là nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022