Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 2


và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông”. Trong bài thầy đã viết “Vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và trong các kỳ thi nói riêng phải được giải quyết dứt điểm, phải được coi là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử hiện nay” [49; tr.24]

Đến tháng 2/2008 trên tạp chí giáo dục số 183, thầy lại có bài viết “Trc nghim hay tlun trong môn lch sử ở trường phthông”.

GS. TS Nguyễn Thị Côi­ Nguyễn Thị Bích đã có bài “Kết hp t

luận với trắc nghiệm – biện pháp cần thiết để trong đổi mới phương

pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông” trên tạp chí giáo dục số 191 (kỳ 1­ tháng 6/2008).

Tạp chí giáo dục số

195 (kỳ

1­ tháng 8/2008) cũng đăng bài của

Nguyễn Thị Bích với nhan đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nhìn chung các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử đều thống

nhất kiểm tra­đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 2

quá trình dạy học, nó là một yếu tố phương pháp dạy học.

cần phải được chú ý khi đổi mới

Ngoài ra, vấn đề kiểm tra­ đánh giá cũng được các học viên, sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn qua một số luận văn, khóa luận như: luận văn thạc sĩ “Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra­ đánh giá kết quả học tập lịch sử Việt nam giai

đoạn 1945­ 1975 lớp 12­ Trung học phổ

thông” của Nguyễn Thị

Minh

Ngọc 2003, “Đổi mới việc kiểm tra­ đánh giá kết quả học tập của học

sinh trong dạy học lịch sử ở

trường Trung học phổ

thông (qua ví dụ

chương II, khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở lớp 11 trung học phổ thông)” của Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2004...


Đặc biệt gần đây trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Thị Bích đã làm rõ vấn đề đổi mới kiểm tra­ đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung học cơ sở qua công trình “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS”.

Tóm lại, vấn đề kiểm tra, đánh giá đã được các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử trong và ngoài nước nghiên cứu. Những lý luận trên là cơ

sở quý báu cho chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề

tài

“Đổi mới việc

kiểm tra­ đánh giá kết quả

học tập lịch sử

của học sinh trong dạy

học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”.

3. Giới hạn của đề tài.

Trong khuôn khổ khóa luận này chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu về các biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông. Nội dung lịch sử vận dụng vào nghiên cứu được giới hạn trong chương trình lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 ở lớp 12 (chương trình chuẩn).

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

4.1. Mục đích.

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá

trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, đề tài đi sâu nghiên cứu đề xuất một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 phần lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

4.2. Nhiệm vụ.


sau:

Để đạt được mục đích trên đề

tài phải giải quyết các nhiệm vụ

­ Tìm hiểu lý luận về kiểm tra, đánh giá (khái niệm, nội dung, vai trò, ý nghĩa, biện pháp và hình thức, phương pháp yêu cầu kiểm tra, đánh


giá).

­ Điều tra, quan sát thực tế dạy học lịch sử ở trường trung học phổ

thông nói chung, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.

­ Tìm hiểu chương trình lịch sử Việt Nam từ 1954 đến năm 1975 ở

lớp 12 trung học phổ thông.

­ Đề xuất các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá.

­ Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của những biện pháp mà đề tài đưa ra.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

5.1. Cơ sở lý luận.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về giáo dục và những vấn đề liên quan tới lý luận dạy học, phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, các tài liệu liên quan đến kiểm tra, đánh giá.

5.2. Phương pháp nghiên cứu.

­ Nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả

kinh điển, chủ

nghĩa

Mác­ Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo về giáo dục.

­ Nghiên cứu các công trình của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử viết về kiểm tra­ đánh giá và các tài liệu lịch sử có liên quan tới đề tài.

­ Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử đến 1975 ở trường trung học phổ thông.

lớp 12 từ 1954

­ Nghiên cứu, khảo sát điều tra tình hình kiểm tra, đánh giá trong

dạy học lịch sử thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn để nắm được thực tiễn của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường THPT hiện nay.

­ Soạn đề

kiểm tra và tiến hành thực nghiệm sư

phạm để

kiểm


nghiệm các biện pháp về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 THPT mà đề tài đã đưa ra.

6. Ý nghĩa.

* Ý nghĩa khoa học: Nhằm giúp bản thân nắm chắc lý luận dạy học bộ môn nói chung và vấn đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử nói riêng.

* Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu đề tài góp phần giúp bản thân biết vận dụng những lý luận trên vào quá trình dạy học lịch sử sau này để có thể nâng cao chất lượng bộ môn.

7. Cấu trúc của khóa luận.

Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương:

Chương 1: Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.

Chương 2: Một số biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT (chương trình chuẩn).


CHƯƠNG 1

VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề

1.1.1. Cơ sở lý luận.

1.1.1.1. Xuất phát điểm của vấn đề.

a. Mục tiêu của bộ môn lịch sử.

Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỷ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đặt ra những mục tiêu mới cho ngành giáo dục đào tạo. Nhiệm vụ của dạy học lúc này không chỉ là cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức phổ thông cơ bản về tự nhiên và xã hội hiện đại nhất mà còn phải góp phần phát triển năng lực trí tuệ, tư duy và hoàn hiện nhân cách cho học sinh.

Từ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông được cụ thể hóa như sau: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng

lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao


đẳng, trung cấp, học nghề

hoặc đi vào cuộc sống lao động”

(Điều 27,

mục 2, chương 2, luật giáo dục 2005) [36]

Cùng với các môn học khác, bộ môn Lịch sử có vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện học sinh. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm đường lối của Đảng về sử học và giáo dục. Nó cũng được căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và

nhận thức lịch sử; yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ nay.

cách mạng hiện

Mục tiêu của môn lịch sử ở

những nhiệm vụ sau:

trường phổ

thông là phải thực hiện

* Về

kiến thức:

Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ

bản

của khoa học lịch sử, bao gồm: sự

kiện lịch sử

cơ bản, các khái niệm

thuật ngữ, nhân vật, niên đại, những hiểu biết về quan điểm lý luận đơn giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.

Ví dụ: Ở bậc trung học phổ thông.

­ Học sinh được tìm hiểu những kiến thức chủ

yếu về

quá trình

phát triển của lịch sử Việt Nam với những sự kiện nổi bật. Trên cơ sở đó giúp học sinh nắm được những quy luật chung và đặc thù của xã hội Việt Nam.

­ Về lịch sử thế giới, học sinh được tìm hiểu những sự kiện chính của lịch sử xã hội loài người từ nguyên thủy cho đến nay mà trọng tâm là thời kỳ cận hiện đại. Qua đó học sinh hiểu rõ hơn quy luật phát triển của xã hội loài người, những tác động của lịch sử thế giới tới lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử các nước láng giềng.


­ Hơn nữa, học sinh còn được nâng cao và hoàn chỉnh hơn những nhận thức mácxít­ lênninnít về lịch sử. Đồng thời được cung cấp những kiến thức sơ giản về phương pháp tìm hiểu nghiên cứu lịch sử, cải tiến phương pháp học tập, phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử.

* Vphát trin knăng: Môn lịch sử ở trường phổ thông giúp cho người học phát triển và rèn luyện năng lực tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp... kỹ năng học tập và kỹ năng thực hành gồm cả kỹ năng thực hành bộ môn và kỹ năng thực hành trong cuộc sống. Cụ thể là bồi dưỡng:

­ Tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích đánh giá liên hệ...

­ Kỹ năng học tập và thực hành bộ môn: sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo khác, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan, những hoạt động ngoại khóa của môn học.

­ Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.

* Vtư tưởng tình cm: Lịch sử có sở trường và ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, từ thời cổ đại người ta đã thấy rằng “lch slà cô giáo ca cuc sng”, “là bó đuc soi đường đi ti tương lai”. Do đó, giáo dục cho học sinh quan điểm tư tưởng, lập trường, phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm là một yêu cầu quan trọng cần chú ý thực hiện trong dạy học lịch sử. Tri thức lịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ mà

còn giáo dục cả diện.

tình cảm tư

tưởng, góp phần đào tạo con người toàn

Thông qua việc học tập lịch sử ở

trường trung học phổ

thông,

những phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, tình cảm...được bồi dưỡng một

cách hệ thống ở những điểm chủ yếu sau:

­ Trước hết học sinh được bồi dưỡng lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, lòng yêu quê hương­ một biểu hiện của lòng yêu nước, trong lao


động sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

­ Thứ hai, cần bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình, dân chủ.

­ Đồng thời học sinh cũng cần có niềm tin vào sự phát triển hợp

quy luật của xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khuỷu, tạm thời tụt lùi hay dừng lại.

­ Thứ tư, học sinh có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

­ Và đặc biệt người học cần có những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng...

Tóm lại, mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông là cung cấp kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng

lực tư

duy và thực hành. Như

vậy, để

có thể

thực hiện được tốt chức

năng và nhiệm vụ của bộ môn trong nhà trường người giáo viên phải sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và không ngừng đổi mới cho phù

hợp với sự phát triển của xã hội trong đó việc cải tiến khâu kiểm tra,

đánh giá là một việc làm hết sức cần thiết.

b. Đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.

Tri thức lịch sử có những đặc điểm riêng nổi bật khác với tri thức của các bộ môn khoa học khác. Nó mang tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống và tính thống nhất giữa sử và luận. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ không lặp lại nên nhận thức lịch sử không thể quan sát trực tiếp cũng không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022