Đánh Giá Về Hiệu Quả Tham Gia Xây Dựng Chính Sách

Do thông tin về tình hình tài chính của tổ chức luôn rất nhạy cảm, nên những số liệu thu thập qua điều tra xã hội học về vấn đề này thường không phản ánh đúng thực trạng. Tuy nhiên, ta có thể tham khảo kết quả khảo sát năm 2013 của VCCI, theo đó các HHDN có cơ cấu nguồn thu như sau: (i) Thu phí hội viên khoảng 40%; (ii) Thu từ chương trình, dự án do nhà nước giao khoảng 10-15%;

(iii) Thu từ cung cấp dịch vụ cho hội viên khoảng 25-30%; (iv) Tiền hỗ trợ từ ngân sách khoảng 10%; (iv) Tiền tài trợ từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế khoảng 5-10%.[15] So sánh với kết quả khảo sát của VUSTA, (i) Thu hội phí 22%; (ii) Thu từ cung cấp dịch vụ 39%; (iii) Tài trợ của nhà nước 10%; (iv) Tài trợ quốc tế 13%; (v) Tài trợ của DN thuộc HH hoặc tổ chức khác 16% [30].


Hình 3 3 Nguồn thu tài chính của Hiệp hội doanh nghiệp Nguồn Bộ nội vụ 1

Hình 3.3 Nguồn thu tài chính của Hiệp hội doanh nghiệp

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Hơn nữa, vấn đề lớn nhất là các nguồn thu đó không đảm bảo cân đối cho nhu cầu chi của HH. Theo báo cáo Đề tài cấp bộ 2008, các HHNH phải dành 78,7% tổng thu để chi lương và duy trì bộ máy thường trực , phần còn lại mới phân bổ cho các hoạt động chức năng (11,5% chi XTTM, 10% cho các hoạt động khác).[5] Thực trạng chỉ dành khoảng 20% nguồn lực tài chính cho các hoạt động chức năng dẫn đến hiệu quả hoạt động của HHNH bị hạn chế, không đem lại những lợi ích thiết thực, đáp ứng nhu cầu của hội viên, không thực hiện được mục đích của tổ chức.

Đảm bảo nguồn thu tài chính bền vững là thách thức lớn nhất của các HHNH, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn tài trợ khác từ bên ngoài sẽ ngày càng giảm. Vì vậy HHNH phải hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu

quả. Trong đó HHNH cần phải đặc biệt chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, bởi vì về lâu dài “nguồn thu từ cung cấp dịch vụ” là nguồn thu quan trọng nhất; đồng thời cung cấp dịch vụ chất lượng cao, hữu ích cho hội viên là phương thức hiệu quả để kết nối, gắn bó mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên với tổ chức hiệp hội của mình.

3.3.3. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HHNH

3.3.3.1. Chức năng đại diện cho hội viên:

Các HHNH là tổ chức đại diện để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của hội viên trong các quan hệ với cơ quan nhà nước, với các đối tác, tổ chức xã hội dân sự có liên quan. Đối với các HHNH hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, những khó khăn vướng mắc thường liên quan tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền, cơ quan QLNN địa phương trong tiếp cận đất đai, mặt bằng tổ chức sản xuất; xây dựng, quy hoạch; tham gia các chương trình, dự án phát triển; thực hiện chính sách thuế, hoàn thuế GTGT; tiếp cận nguồn vốn tín dụng; giải quyết các tranh chấp kinh doanh; chính sách lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn... Trong chức năng đại diện cho lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hội viên, HHNH có vị thế “chính danh” (legitimacy) đưa ra đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước hữu quan nhằm giải quyết các vướng mắc bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp. Sự tham gia thực chất, công tâm của HHNH có sức mạnh và hiệu quả vượt trội so với sự phản ứng đơn lẻ, bức xúc của một doanh nghiệp, điều đó vừa thúc đẩy được lợi ích chính đáng của hội viên, vừa góp phần giảm thiểu tình trạng tiêu cực, tham nhũng của bộ máy hành chính [1].

Thời gian qua, các HHNH hoạt động trong phạm vi cả nước đã thể hiện khá tốt vai trò đại diện, là tiếng nói chung của ngành hàng đưa ra những kiến nghị về chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Có thể kể tới những điển hình như Hiệp hội thủy sản (VASEP) đã tích cực tham gia các giải quyết các vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng tôm, cá basa xuất khẩu, tham gia tháo gỡ “thẻ vàng IUU” của EU liên quan tới xác minh nguồn gốc sản phẩm đánh bắt hợp pháp và gần đây nhất là kiến nghị về phương pháp tính Thuế TNDN đối với sản phẩm thủy sản chế biến. Hội chăn nuôi (AHAV) đã có nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ hội viên khắc phục hậu quả các đợt dịch “tai xanh”, khôi phục sản xuất và gần đây

61

nhất là tích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030. Hiệp hội đồ gỗ và lâm sản (VIFOREST) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản, đảm bảo hài hòa lợi ích, vừa đáp ứng các quy định quốc tế trong thương mại sản phẩm gỗ, đồng thời bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước[23]. Ở các địa phương, các HHDN tỉnh cũng đã quan tâm tập hợp những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kiến nghị với các cơ quan có liên quan hoặc đưa ra tại các buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp hàng năm (Thanh Hóa, Trà Vinh, Thanh Hóa, Đắc Lắc....).

Bảng 3.2 Chất lượng hoạt động của HHNH



TT


Đánh giá chất lượng thực hiện chức năng


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

Khó trả lời


1

Đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của HH


35


42


15


3


5

2

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hiệp hội, của hội viên


31


40


18


4


7

3

Thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa các thành viên, hòa giải tranh chấp nội bộ

20

37

26

2

5

4

Phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, đào tạo, tập huấn kỹ năng cho hội viên

20

44

25

3

8

5

Đoàn kết tập hợp hội viên, phát triển nghề nghiệp

27

33

24

5

11

6

Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ hội viên áp dụng tiến bộ kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại

14

29

32

7

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Đánh giá tổng quan thời gian qua các HHNH đã có những cố gắng bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên, theo Báo cáo điều tra xã hội học 2017 của Bộ Nội vụ về thực hiện chức năng “đại diện cho doanh nghiệp thành viên” có tới 77% ý kiến đánh giá ở mức “tốt” (35%) và “khá) (42%). [20] Tuy nhiên, cũng còn những ý kiến đánh giá HHNH chưa làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ lợi

62

ích chính đáng của hội viên, đặc biệt là trong những vụ việc tranh chấp kinh doanh, thương mại [25].

3.3.3.2. Vận động chính sách, phát triển ngành hàng

HHNH với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực sẽ phản ánh tới các cơ quan QLNN các vấn đề chung liên quan tới ngành hàng. Trong thời gian qua, các HHNH đã tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành nhiều chính sách, văn bản QPPL về kinh tế nói chung, các văn bản trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng nói riêng.

Bảng 3.3 Đánh giá về hiệu quả tham gia xây dựng chính sách


Nguồn Bộ nội vụ 2017 Mặc dù chưa có đánh giá toàn diện về chất lượng 2


(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Mặc dù chưa có đánh giá toàn diện về chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách của các HHDN, tuy nhiên phân tích về mặt lý thuyết sự tham gia có thể ở 3 cấp độ:

(i) Tham gia “bị động”, HHDN nhận được văn bản xin ý kiến, kèm theo dự thảo chính sách, văn bản QPPL thì giao cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu (thường là ban pháp chế), xin ý kiến các bộ phận có liên quan rồi dự thảo văn bản trả lời, cách làm này chất lượng đóng góp không cao;

(ii) Tham gia “chủ động”, đối với những chính sách, dự thảo văn bản QPPL có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực, ngành hàng thì có thể nhận được sự


63

quan tâm của Ban lãnh đạo HHNH, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là “nhóm doanh nghiệp hạt nhân” thì sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, HHNH có thể tổ chức hội thảo hoặc tham gia các hội thảo do cơ quan chức năng nhà nước tổ chức, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, ý kiến đóng góp của HHDN (ủng hộ, góp ý sửa chữa, bổ sung; hoặc ý kiến phản biện). Với cách làm này, văn bản đóng góp ý kiến của HH có chất lượng cao, hữu ích đối với cơ quan soạn thảo;

(iii) Đề xuất “sáng kiến chính sách” liên quan tới ngành hàng, đây là cấp độ cao nhất, thể hiện điển hình cho chức năng “vận động chính sách” (policy advocacy) của các HHNH (Trade/Sector/ Industry Associations), rất phổ biến tại các nền kinh tế thị trường phát triển. Thông thường, các “sáng kiến” này thường do một doanh nghiệp hàng đầu, hoặc “nhóm doanh nghiệp hạt nhân” của ngành hàng đề xuất và hỗ trợ tích cực cho HHNH thực hiện việc vận động chính sách. Do vậy, những đề xuất này có thể hướng tới lợi ích cục bộ, mong muốn tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành hàng. Vì thế, để đảm bảo lợi ích xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá khách quan, cẩn trọng đối với những đề xuất này. Thực tế ở Việt Nam, việc các HHNH đưa ra sáng kiến chính sách là chưa phổ biến.

3.3.3.3. Cung cấp dịch vụ cho hội viên

Các HHNH đều chú trọng chức năng cung cấp dịch vụ cho hội viên thông qua các hoạt động như phổ biến chính sách, văn bản QPPL có liên quan tới ngành hàng; cung cấp thông tin thị trường; đào tạo, tập huấn; xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm; giám sát chính sách chất lượng, truy xuất nguồn gốc; tăng cường liên kết quốc tế; tư vấn các vấn đề pháp lý cho hôi viên; tham gia hỗ trợ giải quyết các vụ kiện, tranh chấp quốc tế... Các dịch vụ cung cấp cho hội viên có thể là miễn phí hoặc có thu phí.

Quan điểm chung các HHNH đều cho rằng, cung cấp dịch vụ là nhiệm vụ trung tâm của hiệp hội, nguồn thu từ dịch vụ là nhân tố quan trọng trong dài hạn đảm bảo cho HHNH hoạt động ổn định, hiệu quả. Do vậy, nhiều HHNH đang tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dần các dịch vụ miễn phí sang có thu phí, nhất là những dịch vụ gắn với tính đặc thù của ngành hàng; giải pháp “thuê ngoài” (outsourcing) đối với chuyên gia, lao động chuyên môn cũng đang được sử dụng ngày càng hiệu quả trong cung cấp dịch vụ chất lượng cao hay trong hoạt động tư vấn cho hội viên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ hội viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả điều tra xã hội học của Bộ nội vụ 2017 cho thấy có 58,1% số người được hỏi cho rằng HHDN chưa thực sự đại diện và bảo vệ quyền lợi hội viên; 57,8% cho rằng chất lượng thông tin tư vấn chưa cao.

Bảng 3.4 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HHNH


TT

Đánh giá về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HHDN

Tỷ lệ đồng ý (%)

1

2

3

4

5

6

Chưa thực sự đại diện và bảo vệ lợi ích hội viên

Tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp chưa chuẩn xác Cung cấp thông tin thị trường, giá cả chưa kịp thời

Tập huấn, đào tạo kỹ năng chưa kịp thời, đầy đủ Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn hạn chế

Hỗ trợ DN hội viên tiếp cận thị trường chưa hiệu quả

58,1

57,8

36,5

31,2

26,5

23,2

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng nhân sự là nguyên nhân quan trọng. Báo cáo khảo sát của Bộ nội vụ 2017 cho thấy 86,4% số người được hỏi cho rằng các HHDN thiếu cán bộ có năng lực cần thiết; 81,6% cho rằng chưa có bộ phận chuyên trách về phá chế; sự phối hợp giữa các cơ quan chưa hiệu quả.


Hình 3 4 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế Nguồn Bộ nội vụ 2017 Bên 3

Hình 3.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

(Nguồn: Bộ nội vụ 2017)

Bên cạnh đó còn có tình trạng các doanh nghiệp thiếu tinh thần hợp tác, cạnh tranh không lành mạnh, phổ biến nhất nhất là trong hoạt động xuất khẩu; chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong sử dụng dịch vụ của HH cung cấp; tình trạng thiếu kinh phí để đảm bảo các hoạt động cũng là một nguyên nhân quan trọng [5].

3.4. Nghiên cứu điển hình về thực trạng hoạt động của các HHNH trong đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam


3.4.1. Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, ngành nông nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước, là “bệ đỡ” cho nền kinh tế trước những “cú sốc” do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và toàn cầu. Những năm qua, ngành nông nghiệp cung cấp nguồn hàng lớn cho xuất khẩu, nông sản Việt Nam hiện có mặt trên thị trường của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường có sức mua rất lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…. Hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản đứng thứ 15 trên thế giới, liên tục duy trì vị trí cao trong xuất khẩu một số nông sản quan trọng như đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, điều, cá tra; thứ hai thế giới về cà phê và gạo; đứng trong tốp 3 thế giới về xuất khẩu tôm; thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản.[14]

Năm 2020 to tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, kinh tế toàn cầu đã bị suy giảm nghiêm trọng. Theo Bộ công thương, GDP toàn cầu sụt giảm 4,2% so với năm 2019, phần lớn các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng âm (Mỹ - 3,5%, Eurozone -7,3%, Ấn Độ -7,3% và Nhật Bản -4,6%...).

Trong bối cảnh đó, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép”, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, với mức tăng trưởng GDP đạt 2,9% so với năm 2019.

Tổng kim ngạch XNK năm 2020 đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2019, đạt thặng dư thương mại gần 20 tỷ USD, mức cao nhất kể từ trước tới nay. Trong kết cấu mặt hàng xuất khẩu, Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 41,2 tỷ USD, với 05 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều và gạo.

Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2020


Nguồn Bộ NN PTNT 2021 Tuy đạt được những thành tựu đạt được như đã 4

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2021)

Tuy đạt được những thành tựu đạt được như đã nêu trên, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế như tính đa dạng về thị trường thấp, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực nhưng phụ thuộc vào một vài thị trường, đặc biệt là Mỹ và Trung quốc.

Tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chế biến sâu như hàng tiêu dùng (final/consumption goods) vẫn còn thấp, chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam mặc dù chiếm thứ hạng cao về tổng kim ngạch nhưng đơn giá xuất khẩu lại rất thấp. Ví dụ như Việt Nam là cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho thị trường thế giới nhưng giá xuất khẩu đứng thứ 8; đứng đầu về cung cấp hạt điều nhưng giá xuất khẩu đứng thứ 6, gạo và cà phê đứng thứ 3 và thứ 2 nhưng giá xuất khẩu đứng thứ 1018.

Bên cạnh đó, rất ít doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu nông sản đạt chứng chỉ quy trình canh tác, chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc theo quy định của FTAs hoặc quy định pháp lý của nước nhập khẩu. Vì vậy trong những năm gần đây, nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị gửi trả về hoặc phải tái xuất đi thị trường khác với giá rất thấp. Thực trạng đó đã làm giảm sức cạnh


18 Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2020), “Xuất khẩu nông sản bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Bộ NN&PTNT, 2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022