tranh sản phẩm nông sản Việt Nam và hạn chế sự tham gia sâu vào hệ thống phân phối bán lẻ của các nước nhập khẩu.
3.4.2. Vai trò của HHNH trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực
3.4.2.1. VASEP và hoạt động xuất khẩu thủy sản
a) Xuất khẩu thủy sản:
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, thu hút hơn 4 triệu lao động trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, cung ứng dịch vụ và đánh bắt hải sản. Năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu (khai thác tự nhiên 3,85tr tấn, nuôi trồng 4,56tr tấn), đóng góp khoảng 4-5% GDP của cả nước.
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ 5 về giá trị kim ngạch (sau điện tử, may mặc, dầu thô và giầy dép), chiếm khoảng 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước. Thủy sản Việt Nam đã có mặt trên thị trường của hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó top 10 thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm.
Hình 3.5 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu năm 2020 (theo giá trị)
(Nguồn: VASEP, 2021)
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Khuyến Nghị Cho Việt Nam
- Pháp Nhân Phi Thương Mại Là Pháp Nhân Không Có Mục Đích Chính Là Tìm Kiếm Lợi Nhuận, Nếu Có Lợi Nhuận Thì Cũng Không Được Phân Chia Cho Các Thành Viên.
- Đánh Giá Về Hiệu Quả Tham Gia Xây Dựng Chính Sách
- Viforest Và Hoạt Động Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ
- Giải Pháp Đổi Mới Hoạt Động Của Hiệp Hội Ngành Hàng Nhằm Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Trong Giai Đoạn Đến Năm 2025, Tầm Nhìn
- Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Nền Kinh Tế Việt Nam
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2020 đã tăng 11 lần, từ 758 triệu USD (1997) lên 8,41 tỷ USD (2020), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10%.
Hình 3.6 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1997 -2020
(Nguồn: VASEP, 2021)
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 8,41 tỷ USD, trong đó có 05 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là 1,6 tỷ USD (tăng 10,4% so với năm 2019); Nhật Bản đứng thứ hai đạt 1,43 tỷ USD (giảm 1,8% so với năm 2019); vị trí thứ ba là Trung Quốc đạt 1,18 tỷ USD (giảm 4,8%); thứ tư là thị trường EU đạt 1,09 tỉ USD (giảm 16%); thứ 5 là Hàn Quốc đạt 771 triệu USD (giảm 1,4% ).
b) Hoạt động của VASEP:
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập thành lập ngày 12/6/1998, là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, VASEP tiến hành những hoạt động chức năng chính như:
(1) Thúc đẩy quan hệ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên, giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân, ngư dân sản xuất, cung ứng nguyên liệu;
(2) Là cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan QLNN, tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước; phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp tới các cơ quan nhà nước, phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chủ trương, chính sách và các quy định pháp luật của Nhà nước;
(3) Thúc đẩy tiến bộ ngành hàng, vận động các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ chế biến tiên tiến, tuân thủ các quy trình sản xuất, đảm bảo ATVSTP; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và đối tác bàn bạc, thống nhất và thực thi các biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu;
(4) Tổ chức công tác XTTM, giới thiệu khách hàng, đối tác cho doanh nghiệp, phát hành Bản tin Thương mại Thuỷ sản hàng tuần, Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản hàng quý; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường, các quy định pháp luật trong lĩnh vực XNK của Việt Nam và quy định pháp lý của các đối tác nhập khẩu và cập nhật trên Cổng thông tin của hiệp hội;
(5) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành Thủy sản Việt Nam thông qua việc phối hợp với các đối tác tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế; chủ trì tổ chức Hội chợ Quốc tế Thủy sản VIETFISH trong nước hàng năm;
(6) Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các đối tác và các tổ chức có liên quan giải quyết các vụ việc về PVTM từ các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế;
(7) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, hướng dẫn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến; tổ chức công tác đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên xây dựng và phát triển nguồn nhân lực;
(8) Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các hiệp hội, đối tác và các tổ chức có liên quan19; chủ động, tham gia thực chất các hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội, vì lợi ích của doanh nghiệp thành viên, của ngành thủy sản và của đất nước.
Thực tiễn hoạt động những năm qua, VASEP đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trong suốt chặng đường hơn 20 năm kể từ khi thành lập, VASEP đã luôn quán triệt tôn chỉ, mục đích và những chức năng được quy định trong Điều lệ của tổ chức. Ấn phẩm “VASEP 1998 - 2018 xây dựng và phát triển”[10] được phát hành nhân kỷ niệm 20 ngày thành lập hiệp
19 Hiện nay VASEP là thành viên của Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (NFI), Liên đoàn Thủy sản ASEAN (ASF), Hiệp hội Thủy sản Công nghiệp Singapore (SIAS)
hội là một bản báo cáo toàn diện, công phu cung cấp rất nhiều thông tin, số liệu về quá trình phát triển, thực trạng hoạt động, những thành tựu và cả những mặt còn hạn chế trong hoạt động của VASEP.
Hộp 3.2 VASEP – Thành công nhưng chưa hoàn hảo
“Nhờ VASEP đã mở thông thị trường, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng liên tục trong nhiều năm. Có thể coi VASEP là hiệp hội ngành hàng thành công, nhưng vẫn là mô hình chưa hoàn hảo: Thủy sản vẫn xuất thô, chưa có thương hiệu, cạnh tranh chủ yếu bằng giảm giá, chưa chủ động phát triển đa dạng thị trường để đối phó với đối thủ cạnh tranh”.
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Danh dự VASEP Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản
(Nguồn: IPSARD, Bộ NN&PTNT, 2017)
Qua nội dung ấn phẩm, người đọc có thể tự đưa ra nhận định về kết quả hoạt động của VASEP trên các phương diện: (i) Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp thành viên; tiến hành “vận động chính sách” thúc đẩy tiến bộ ngành hàng (ii) Hoàn thiện tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động; nâng cao hiệu quả quản trị, đảm bảo cân đối tài chính; (iii) Đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao chất lượng XTTM, chủ động tham gia giải quyết các vụ việc PVTM từ thị trường nhập khẩu…
Hộp 3.3 Vấn đề tự chủ kinh phí của HHNH
“VASEP là Hiệp hội duy nhất tự đứng trên đôi chân của mình, tự xây dựng trụ sở riêng, tự trả lương cho văn phòng vài chục nhân viên, là chủ quản của một Hội chợ chuyên ngành lớn, có uy tín quốc tế của Việt nam”.
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Danh dự VASEP Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản
(Nguồn: VASEP, 2018)
Trong lĩnh vực thúc đẩy xuất khẩu, VASEP cũng đạt nhiều thành tựu trong trong nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, mở rộng thị trường, nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng liên tục qua nhiều năm. Cho tới nay VASEP là HHNH duy nhất có khả năng tổ chức hội chợ chuyên ngành thường
niên (VIETFISH) để tạo cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành với các đối tác, khách hàng quốc tế.
Hộp 3.4 VASEP - Điển hình thành công về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Ông Ngô Văn Ích - Chủ tịch VASEP Nhiệm kỳ 5 (2015-2020):
“Hiệp hội VASEP được hình thành là một tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của ngành thủy sản nói riêng.
Hoạt động của Hiệp hội với sự sáng tạo, đổi mới trong tư duy, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận dụng một cách hợp lý vào thực tiễn đã góp phần đưa ngành thủy sản phát triển thần tốc với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 1 tỷ USD vào năm 2000 và đã vươn lên trên 8,3 tỷ USD vào năm 2017”.[10]
Trong phần dưới đây là thông tin về hoạt động của VASEP trong việc phối hợp với các cơ quan QLNN, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trong quá trình giải quyết 03 vụ việc PVTM từ các quốc gia nhập khẩu thủy sản của Việt Nam gồm (i) Vụ kiện CBPG giá cá tra, cá basa vào thị trường Hoa Kỳ;
(ii) Vụ kiện CBPG tôm đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ; (iii) Nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU của EU đối với hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc đánh bắt tự nhiên.
Diễn biến chính và kết quả giải quyết các vụ việc tóm lược như sau [4]:
Hình 3.7 Các bước khởi kiện CBPG tại Bộ thương mại Hoa Kỳ
(Nguồn: Dự án POSMA, 2010)
(i) Vụ kiện chống bán phá cá tra, ba sa vào thị trường Hoa Kỳ:
- Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996 với chất lượng tốt và giá bán rất cạnh tranh đã tạo áp lực đối với ngành nuôi cá nheo của Hoa Kỳ. Do vậy Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ (Catfish Farmers of America/CFA )đã khởi kiện nhằm đánh bật sản phẩm cá da trơn phi lê Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ.
- Ngày 28/6/2002, CFA đã nộp đơn khởi kiện CBPG lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Department of Commerce/ DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế (International Trade Commite/ ITC) đối với một số loại cá nheo phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. DOC và ITC đã chấp nhận đơn kiện. Do còn thiếu kinh nghiệm trong giải quyết vụ kiện CBPG và do sự phức tạp trong hệ thống pháp luật thương mại Hoa Kỳ, VASEP đã phải thuê các luật sư Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi cho mình.
- Quá trình giải quyết vụ kiện kéo dài từ Tháng 6, 2002 tới Tháng 4, 2019, DOC đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, ngoài mức thuế áp riêng áp dụng đối với từng doanh nghiệp trong số các bị đơn bắt buộc, mức thuế CBPG cuối cùng áp dụng đố với các doanh nghiệp không tham gia vụ kiện trong toàn quốc là 2,39 USD/kg.
- Kết quả cuối cùng mặc dù mặt hàng cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam bị áp thuế nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với đề nghị trong đơn kiện của CFA (190% tính trên giá nhập khẩu). Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ kiện, VASEP và ngành thủy sản đã có thời gian đa dạng hóa thị trường, mở thêm những thị trường mới như Nhật Bản, EU, Trung Đông, Trung Quốc... để phân tán rủi ro thương mại.
(ii) Vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh: Tóm lược diễn biến vụ kiện:
- Đầu những năm 2000s, đứng trước thách thức cạnh tranh từ mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu, các nhà sản xuất thuộc Mỹ - Liên minh Tôm miền Nam (Southern Shrimp Alliance/SSA), đã gửi đơn khiếu nại đến DOC và ITC yêu cầu khởi xướng vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tôm nhập khẩu nhập khẩu nước ngoài, trong đó có sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam.
- Ngày 30/12/2003, DOC đã khởi xướng điều tra áp thuế CBPG với tôm đông lạnh của Việt Nam với các bị đơn bắt buộc là 03 doanh nghiệp có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất là Minh Phú, Minh Hải, và Camimex.
- Sau 03 lần tiến hành rà soát hành chính (POR), tính tới thởi điểm tháng 2/2010 (thời điểm Việt Nam đệ đơn yêu cầu tham vấn Chính phủ Hoa Kỳ), DOC đã tiến hành 3 cuộc rà soát POR. Ngày 15/09/2009, quyết định cuối cùng về kết quả rà soát POR3 được ban hành, trong đó 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đều nhận được mức thuế suất tối thiểu (Minh Phú: 0,43%; Camimex: 0,08%; Phương Nam: 0,21%), nhóm các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện không được hưởng mức thuế suất theo thực tế điều tra mà tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá theo điều tra ban đầu là 4,57%. Trong khi đó thuế suất áp dụng với các doanh nghiệp không tham gia vụ kiện trên toàn quốc là 25,76 %.
Trước nguy cơ có thể phải chịu kết quả rất bất lợi, VASEP và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ động đề xuất với Chính phủ về việc kiện Hoa Kỳ ra WTO. Ngày 1/2/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết vụ việc trong khuôn khổ song phương, nhưng kết quả đã không thành công. Ngày 7/4/2010, Việt Nam chính thức đề nghị WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp này theo Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO (DSU).
“Phân xử” của Ban Hội thẩm: Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm đã có Báo cáo, ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về 0” của DOC trong xác định biên độ phá giá đối với các bị đơn bắt buộc trong rà soát hành chính lần 2 và lần 3 là vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định về Chống bán phá giá và Điều VI:2 GATT 1994.
Bên cạnh đó, ngoài 2 loại thuế suất là “thuế suất riêng cho bị đơn bắt buộc”, “thuế suất cho các bị đơn còn lại”, DOC còn áp dụng thêm loại “thuế suất toàn quốc” áp dụng cho các doanh nghiệp không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện “hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của Nhà nước” để được hưởng mức “thuế suất cho các bị đơn còn lại”.
Ban Hội thẩm đã ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng quy định này của Hoa Kỳ là vi phạm các nguyên tắc WTO.
Sau thời gian dài trì hoãn thực thi pháp quyết của WTO, trải qua nhiều lần đàm phán song phương để giải quyết vụ việc, ngày 18/7/2016 tại Washington,
Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp, theo đó Hoa Kỳ cơ bản đồng ý thực hiện phán quyết của WTO, chấm dứt áp thuế CBPG đối với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, trả lại tiền ký quỹ và một phần tiền thuế chống bán phá giá đã thu trong các lô hàng nhập khẩu trước đây (hàng triệu USD) cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
(iii) Nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU
Ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu đã cảnh báo “Thẻ vàng IUU” đối với Việt Nam vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đáp ứng các quy định của EU về hoạt động khai thác bất hợp pháp, không có quy định và không khai báo (IUU)20.
Trong thời gian bị thẻ vàng, toàn bộ sản phẩm hải sản của Việt Nam xuất sang EU đều bị giữ lại để kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc khai thác, thay vì chỉ kiểm tra xác suất như trước. Điều đó kéo dài thời gian thông quan lô hàng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, phát sinh chi phí và ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của nhà nhập khẩu.
Trước tình hình đó, từ tháng 8/2017 VASEP đã liên hệ với các bên liên quan (Tổng cục Thủy sản, Thương vụ Việt Nam tại EU, Phái đoàn EU tại Việt Nam...) để báo cáo và trao đổi về kế hoạch hành động của Việt Nam ứng phó vấn đề này[11].
Trong quãng thời gian từ tháng 8, 2017 đến tháng 5, 2018 VASEP đã có tổng cộng 28 đề xuất, hoạt động phối hợp với các bên liên quan để giải quyết vụ việc [xem Phụ lục 2].
Cho tới nay, mặc dù EU vẫn chưa gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với sản phẩm thủy sản đánh bắt tự nhiên của Việt Nam, nhưng VASEP vẫn đang nỗ lực cùng các cơ quan chức năng nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân đánh bắt hải sản kiên trì, quyết tâm giải quyết vụ việc để đảm bảo lợi ích kinh tế trong xuất khẩu, bảo vệ nghề cá Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
20 Illegal, Unregulated and Unreported fishing (IUU): Khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo.