Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Từ viết tắt tiếng Việt


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BLDS

Bộ luật dân sự

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBPG

Chống bán phá giá

DN

Doanh nghiệp

HH

Hiệp hội

HHDN

Hiệp hội doanh nghiệp

HHNH

Hiệp hội ngành hàng

HRKT

Hàng rào kỹ thuật

KTTT

Kinh tế thị trường

KTTT

Kinh tế thị trường

KHĐT

Kế hoạch – Đầu tư

PVTM

Phòng vệ thương mại

QLNN

Quản lý nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

TDHH

Tự do hiệp hội

TNXH

Trách nhiệm xã hội

XHDS

Xã hội dân sự

XK

Xuất khẩu

XTTM

Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2

2. Từ viết tắt tiếng Anh


Từ viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

Tên đầy đủ Tiếng Việt

ASEAN

The Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C/O

Certificate of Origin

Chứng nhận xuất xứ

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CSO

Civil Social Organization

Tổ chức xã hội dân sự

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVFTA

The European Union Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

FTA

Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do

IUU

Illegal, Unreported and Unregulated Fishing

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý

NGO

Non Govermental Organization

Tổ chức phi chính phủ

TA

Trade/Sectoral Association

Hiệp hội ngành hàng

TBT

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hiệp hội ngành hàng ở Nhật Bản (2007) 41

Bảng 3.1 Số lượng hội viên của một số Hiệp hội ngành hàng 55

Bảng 3.2 Chất lượng hoạt động của HHNH 62

Bảng 3.3 Đánh giá về hiệu quả tham gia xây dựng chính sách 63

Bảng 3.4 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HHNH 65

Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2020 67

Bảng 4.1 Tổng hợp các FTA mà Việt Nam đã ký kết 91

Bảng 4.2 Xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn 99

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1 Về mặt pháp lý, Hội là pháp nhân phi thương mại 53

Hộp 3.2 VASEP – Thành công nhưng chưa hoàn hảo 71

Hộp 3.3 Vấn đề tự chủ kinh phí của HHNH 71

Hộp 3.4 VASEP - Điển hình thành công về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu 72

Hộp 3.5 Vai trò của VASEP trong giải quyết các vụ việc PVTM 76

Hộp 3.6 Đánh giá về vai trò của các HHNH nông nghiệp Việt Nam 85

Hộp 4.1 EVFTA - những cơ hội, thách thức đối với nông sản Việt Nam 95

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ quá trình quản trị tổ chức 39

Hình 3.1 Ngôi nhà hiệp hội ngành hàng 51

Hình 3.2 Lý do doanh nghiệp không (chưa) tham gia hiệp hội 57

Hình 3.3 Nguồn thu tài chính của Hiệp hội doanh nghiệp 60

Hình 3.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 65

Hình 3.5 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu năm 2020 (theo giá trị) 68

Hình 3.6 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1997 -2020 69

Hình 3.7 Các bước khởi kiện CBPG tại Bộ thương mại Hoa Kỳ 72

Hình 3.8 Kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2019 -2020 77

Hình 3.9 Hiểu biết của DN về quy định pháp luật đối với nguồn gốc gỗ 78

Hình 3.10 Một số thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 81

Hình 4.1 So sánh địa vị pháp lý giữa PTM&CN với HHNH 103

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế của thời đại, với đặc trưng cơ bản là sự tăng cường trao đổi, liên kết giữa các nền kinh tế nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư. Toàn cầu hóa về kinh tế đã giảm thiểu đáng kể chính sách bảo hộ thị trường, cắt giảm thuế quan và góp phần hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu. Những thập kỷ gần đây trên thế giới liên tục diễn ra nhiều tiến trình đàm phán nhằm đạt được các thỏa thuận thuận lợi hóa thương mại, đầu tư thông qua các hình thức hợp tác, liên kết như liên minh thuế quan, thị trường tự do khu vực, liên minh tiền tệ… Trong đó các Thỏa thuận tự do thương mại (FTAs) là hình thức phổ biến, là phương thức hợp tác chủ yếu giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Không nằm ngoài xu thế chung đó, thực hiện chính sách hội nhập toàn diện, Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, tới thời điểm tháng 31/12/2020 Việt Nam đã ký kết 15 FTAs song phương và đa phương, trong đó có những FTAs thế hệ mới như CPTTP, EVFTA1. Quá trình triển khai thực thi các FTAs đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngoại thương, thúc đẩy đầu tư, đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết với các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Là một quốc gia đang phát triển, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gắn liền với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo tích lũy ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm qua, chiến lược xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có nhóm hàng nông sản xuất khẩu. Việt Nam đã khẳng định được thứ hạng cao trong xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản với nhiều mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ đô-la Mĩ (mặc dù không có định nghĩa chính thức, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ đô-la được nhìn nhận là mặt hàng xuất khẩu chủ lực). Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 41,3 tỷ USD,


1 https://www.trungtamwto.vn [truy cập 15/01/2021]

tăng 3,2% so với với năm 2018, với 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng trên 3 tỷ USD là gỗ và các sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều (Bộ Công thương, 2020).

Bên cạnh những thành tựu đó, “mặt trái của tấm huân chương” là thực trạng xuất khẩu thiếu bền vững, nhất là đối với nhóm hàng nông sản. Sự tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực giá rẻ, giá trị gia tăng thấp. Thêm vào đó, với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển, các ngành hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gồm nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế về vốn và kinh nghiệm thương trường, nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế. Tính cộng đồng, tinh thần hợp tác giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, tình trạng tranh mua, tranh bán, xuất khẩu sản phẩm không đảm bảo chất lượng xảy ra trong hầu hết các ngành hàng, gây tổn thất cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam. Cùng với đó, quá trình hội nhập đòi hỏi Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp luật kinh tế trong nước để đáp ứng những quy định của các định chế quốc tế như WTO,World Bank, IMF…, đồng thời tương thích với thể chế thị trường của các quốc gia đối tác. Trong đó có những quy định đòi hỏi Chính phủ phải giảm thiểu can thiệp vào các quan hệ thị trường, cắt giảm các hình thức trợ giá sản xuất, trợ cấp xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, sự hình thành các hiệp hội ngành hàng (HHNH), loại hình tổ chức xã hội – nghề nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành hàng nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết nội ngành thành một thực lực kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thương trường, giải quyết các vấn đề chiến lược trong phát triển ngành hàng là một đòi hỏi khách quan. Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, thời gian vừa qua các HHNH đã giữ vai trò là cầu nối chuyển tải tiếng nói của các doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhà nước, tác động tới quá trình xây dựng chính sách, điều phối mối quan hệ lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu. HHNH đã bước đầu hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tìm kiếm cơ hội giao thương, phát triển thị trường, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG), vượt qua hàng rào kỹ thuật (HRKT) của quốc gia nhập khẩu, duy trì đà tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản qua các năm.

Tuy nhiên hoạt động của các HHNH chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình phát triển của các HHNH chưa đủ dài lâu so với các nền kinh tế thị trường truyền thống. Các vấn đề lý luận liên quan tới HHNH chưa được tiếp cận toàn diện, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về loại hình tổ chức này. Hơn thế nữa, về mặt thể chế, cho tới nay Việt Nam chưa có một chính sách quốc gia và một khuôn khổ pháp luật về HHDN nói chung, HHNH nói riêng.

Trong hoàn cảnh đó, thực trạng hoạt động của các HHNH còn những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các doanh nghiệp hội viên. Hầu hết các HHNH đều có những vấn đề về quản trị, đa phần các hiệp hội chưa đủ khả năng tự chủ tài chính, cơ cấu tổ chức, năng lực bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Hoạt động của HHNH còn thụ động, mang nặng tính hành chính, như những tổ chức phái sinh của cơ quan quản lý nhà nước; vai trò của hiệp hội còn mờ nhạt trong giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành hàng, trong đó có mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động của các HHNH nhằm đề xuất những giải pháp khả thi, nâng cao năng lực HHNH, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi từ thực tiễn hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình là phù hợp với bối cảnh phát triển và cần thiết, không chỉ mang ý nghĩa về lý luận mà còn có tính thực tiễn cao.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của các HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

(1) Hệ thống hóa và làm rò những vấn đề lý luận về HHNH, xác lập khung khổ lý thuyết về đổi mới hoạt động của các HHNH ở Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022