ông luôn”. Thấy Hải hung hãn nên ông Như buông hải ra. Khi được buông ra, Hải chạy đến khoa cấp cứu để tìm Lộc nhưng không thấy. Tại đây, hải hăm doạ bác sỹ và nói bảo vệ rồi bỏ đi ra ngoài thì tự ngã rơi dao ra ngoài, Bảo nhặt con dao cất vào túi quần mình rồi cùng Hậu đỡ Hải dậy, dìu ra xe. Bảo điện thoại cho Trần Văn Hoà nói Hải bị thương, Hoà đến cùng Bảo chở Hải vào bệnh viện Bình Dân để chữa trị vết thương. Tại đây, Bảo và Hoà nghe bệnh nhân nói có công an đến bệnh viện để tìm nhóm vừa đánh nhau nên cả nhóm sợ bị phát hiện, đã đưa Hải về nhà Hậu để sơ cứu vết thương và tìm bác sỹ tư điều trị cho Hải. Sau đó cả nhóm bàn nhau cách khai báo với công an để chối tội. Kết luận Giám định pháp y số 273/GĐPY ngày 15/7/2011 của Trung tâm Pháp y thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Bảo Lộc bị 03 vết thương, trong đó có vết thương thấu ngực gây tràn máu và khí màng phổi, đã được phẫu thuật dẫn lưu khoang phổi, tỷ lệ thương tích xếp hạng 15%.
Toàn án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét thấy tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất rất nghiêm trọng, Bị cáo nhận thức được dao là hung khí nguy hiểm có thể gây tổn hại đến sức khoẻ, gây nguy hiểm đến tính mạng cho người khác, cũng như nhận thức được sức khoẻ, tính mạng con người là quan trọng, được pháp luật bảo vệ nhưng vẫn bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng sức khoẻ của người khác dùng dao đâm 03 nhát vào vùng lưng của Lộc làm thấu ngực, tràn máu, tràn khí màng phổi. Hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm phạm tính mạng của người khác. Việc người bị hại không chết là do được mọi người can ngăn và được cấp cứu kịp thời, người bị hại chỉ bị thương tích 15% là ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo. Hành vi của bị cáo phạm tội giết người có tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”. Áp dụng điểm n khoản 1 điều 93, điểm b,p,s khoản 1 điều 46, điều 47, điều 52 Bộ luật hình sự, xử phạt Lê Cao Hải 7 năm tù.
Thực tiễn định tội danh đối với tội giết người trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 05 năm (2011 - 2015), vấn đề đánh giá hành vi tước đoạt tính mạng là vấn đề phức tạp nhất. Có những vụ án mà giữa các cơ quan tiến hành tố tụng - chủ thể định tội danh cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Ví dụ Bản án hình sự số 35/2014/HSST ngày 21/8/2014 của Toàn án nhân
dân thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Trịnh Võ Tàu, Trần Quốc Thành bị truy tố tội Giết người, Cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ, Nguyễn Long, Nguyễn Đức Lực, Nguyễn Đức Hồng, Phan Đình Minh, Phan Công Để bị truy tố tội cố ý gây thương tích và chống người thi hành công vụ [47]. Theo cáo trạng, ngày 29/3/2013, Nguyễn Long và Nguyễn Bá Việt gây gổ đánh nhau với Thái Văn Vi tại quán nhậu trên vỉa hè ngã ba đường hầm Nam Hải Vân, Quốc lộ 14B nhưng được mọi người can ngăn nên sự việc chấm dứt. Ngày 30/3/2013, Vi gọi điện cho Long khiêu khích đánh nhau. Long nhờ Trịnh Võ Tàu giúp đỡ. Tàu lấy điện thoại của Long gọi cho Vi hỏi ý định của Vi, Vi trả lời thách thức đánh nhau với Long, Tàu và hẹn gặp nhau tại quán cà phê Hương (thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Tối hôm đó, Tàu rủ Trần Quốc Thành, Thành nhận lời và rủ Phan Công Để, Phan Đình Minh, Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Đức Lực, Nguyễn Long, Nguyễn Bá Việt và mang theo 03 cây mã tấu xông vào quán cà phê Hương đánh nhóm của Vi, nhóm Vi bỏ chạy. Sáng hôm sau, ngày 31/3/2013, Thái Văn Vi và Trịnh Võ Tàu tiếp tục điện thoại, nhắn tin qua lại khiêu khích hẹn khoảng 17h30' sẽ sang thôn Phước Thuận để đánh nhau. Nhưng khoảng 12h00 cùng ngày, Trịnh Võ Tàu, Trần Quốc Thành, Phan Công Để, Phan Đình Minh, Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Đức Lực, Nguyễn Long gặp nhau tại đám cưới của anh Trần Tuấn Huy. Tàu rủ đồng bọn sang thôn Phước Thuận, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang để tìm đánh nhóm của Vi. Tất cả đồng ý. Sau khi đám cưới xong, Tàu về nhà lấy 02 mã tấu, 02 đao bỏ vào một túi xách bằng vải màu đen rồi gọi taxi 07 chỗ Mai Linh để chở đồng bọn đi nhưng liền ngay lúc đó, Tàu thấy xe taxi của anh Bùi Chí Trung (sinh năm 1988, trú Thôn Túy Loan Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) vừa chạy tới, Tàu đón lại nhờ Bùi Chí Trung chở cả nhóm sang thôn Phước Thuận. Trước khi lên xe, Tàu có gọi điện thoại hỏi Vi đang ở đâu nói cho biết; Để chuẩn bị đánh nhau với nhóm của Tàu, Vi rủ Vương Hưng Quy, Huỳnh Bá Tiến, Phạm Văn Truyền, Huỳnh Ngọc Hải, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Định, Nguyễn Hữu Tín (cùng trú tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cùng Vi đến nhà Nguyễn Hữu Tín uống rượu đợi nhóm của
Tàu sang đánh trả. Vi còn rủ thêm Lâm Văn Biền (sinh năm 1987, trú Thôn Phước Thuận, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), Huỳnh Đình Phụng và Sơn nhưng họ không tham gia. Khi xe taxi chở nhóm của Tàu đến ngã ba "Kinh tế", nhóm của Tàu thấy nhóm của Vi đang ngồi trong sân nhà Nguyễn Hữu Tín thì Tàu và Long nói "Bọn nó đây rồi" và bảo lái xe dừng xe.
Tàu lấy hung khí trong túi xách đưa cho Long, Minh và Để mỗi người 01 cái, còn lại 01 cái Thành chạy tới lấy cầm trên tay xông vào nhà Tín, Long, Minh, Để cầm dao, mã tấu chạy theo. Lực, Đồng, Việt cũng nhặt thêm gạch, đá để cùng đuổi đánh nhóm của Vi. Nhóm của Vi bỏ chạy nên cả bọn quay ra xe. Lúc này Biền thấy nhóm của Tàu đến thôn của mình đánh nhau nên lấy 01 cây rựa cầm trên tay đi ra nói chuyện với Tàu và Thành. Giữa Thành và Biền có quen biết nhau. Thành nói với Biền "Mi kêu mấy đứa em của mi ra xin lỗi ta đi, nếu không ta gặp bón nó ở đâu ta chém ở đó". Biền nói lại với Thành "Bọn nó đó, mi ngon thì chém đi". Lúc đó, Thái Văn Vi cầm dao chạy tới đứng gần Biền hô hoán mọi người tập trung đánh lại nhóm của Thành và Tàu thì bị Tàu, Thành, Long và Lực đuổi đánh khiến Vi phải bỏ chạy. Lực, Long đuổi theo Vi một đoạn thì dừng lại và quay ra, còn Thành và Tàu vẫn tiếp tục đuổi theo Vi nhưng cũng không kịp. Thành và Tàu quay lại ngã ba nơi taxi dừng lại ban đầu thì thấy Nguyễn Hữu Tín đang cầm rựa đánh nhau với Lực, Long, Minh. Sau đó Tín ném cây rựa về phía Lực nhưng không trúng, Tín bỏ chạy, Tàu và Thành đi tới nhìn thấy đuổi theo đánh Tín. Tàu dùng chân đạp vào người Tín còn Thành dùng mã tấu chém vào vai phải của Tín 01 nhát khiến Tín bị thương, bỏ chạy. Thành tiếp tục đuổi theo một đoạn nữa nhưng không kịp nên quay lại. Lúc đó, xe taxi đã quay đầu và đang chạy chậm ngược lại hướng Quốc lộ 14B.
Khi xe taxi chạy đến vị trí trước cổng nhà anh Biền thì bị anh Lâm Văn Cư là Công an viên của xã Hòa Nhơn, nhận được tin báo của nhân dân nên mặc đồ Công an xã đến hiện trường yêu cầu tài xế taxi Bùi Chí Trung dừng xe và rút chìa khóa xe taxi. Trung chạy bộ quay lại nói với nhóm của Tàu về việc bị Công an xã thu chìa khóa xe thì Nguyễn Đức Lực hô hoán "Xông lên chém lấy chìa khóa lại", Thành hô "Công an cũng chém" rồi cầm dao, mã tấu, gạch đá xông đến đánh anh
Cư. Anh Cư thấy các đối tượng chạy đến, anh nói "đứng lại, bỏ vũ khí xuống" nhưng nhóm của Tàu vẫn xông đến. Khi thấy Lực (cầm dao, chạy đầu tiên) xông tới sát người mình (còn khoảng 30m) thì anh Cư ném khúc gỗ đang cầm vào chân Lực khiến Lực bị ngã. Thành, Tàu, Long, Minh, Đồng, Lực, Để vẫn tiếp tục xông lên đuổi đánh anh Cư, anh Cư bỏ chạy vào nhà Biền khóa cửa lại. Thành chạy đuổi theo sát anh Cư. Khi thấy nhóm của Tàu đuổi đánh anh Cư, Biền (cháu gọi anh Cư là cậu ruột) tay cầm rựa chạy về nhà và nói "không được chém cậu ta" rồi rượt đuổi cả bọn chạy xa khỏi sân nhà Biền. Chỉ có Thành cầm mã tấu đuổi theo anh Cư chạy sâu vào trong nhà Biền rồi đập phá cửa để vào nhà nhưng bà Bốn (mẹ của Biền) khuyên ngăn nên Thành đi ra sân và thấy Biền đang cầm rựa đuổi Tàu và đồng bọn ra khỏi sân. Thành cầm mã tấu bằng cả 02 tay chạy đến sát người Biền, nhảy người lên kê sát mã tấu phía trước cổ Biền rồi cứa mạnh một nhát theo hướng từ trái qua phải rồi bỏ chạy thì bị Biền dùng rựa chém trúng lưng Thành 01 nhát
Khi thấy Biền bị Thành cắt cổ thì Huỳnh Đình Phụng hô hoán để người dân trong thôn kéo đến mang theo nhiều dao, rựa, gậy hỗ trợ Biền và Phụng đuổi đánh nhóm của Tàu. Sau đó cả nhóm của Thành bỏ chạy theo hướng ngược ra đường Quốc lộ 14B thì Minh bị ngã nên bị ông Lê Văn Hương bắt giữ; Long bị Nguyễn Hữu Thật và Phụng bắt giữ. Nguyễn Hữu Thành đã dùng sống rựa đánh vào chân của Minh gãy đầu chỏm xương mác trái Minh; Thái Văn Vi dùng tay, chân đánh Minh. Vi dùng khoảng 1/2 lít xăng đổ lên đầu và người của Minh, lấy bật lửa ga ra dọa đốt cháy Minh thì được ông Hương ngăn cản kịp thời, không cho Vi hành động. Cả Phụng và Thật đều dùng sống rựa đánh vào chân của Long. Tuy nhiên, Minh và Long từ chối gián định thương tích, không yêu cầu xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giai Đoạn Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Định Tội Danh Là Tập Hợp Các Hoạt Động Tuân Theo Quy Luật Của Quá Trình Nhận
- Tình Hình Thụ Lý, Giải Quyết Án Hình Sự Về Tội Giết Người Của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng
- Thực Tiễn Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng
- Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 9
- Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Và Các Nguyên Nhân Cơ Bản
- Các Yêu Cầu Bảo Đảm Chất Lượng Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Áp dụng điểm n,o khoản 1 điều 93 về tội giết người, điểm a,e,i khoản 2 điều 104 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, điểm a khoản 2 điều 257 về Tội chống người thi hành công vụ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Trịnh Võ Tàu và Trần Quốc Thành mỗi bị cáo nhận tổng mức án 10 năm 06 tháng tù với 3 tội “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” và
“Cố ý gây thương tích”. Áp dụng điểm a,e,i khoản 2 điều 104 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và điểm a khoản 2 điều 257 về Tội chống người thi hành công vụ, tuyên phạt Nguyễn Long 03 năm 03 tháng tù; Nguyễn Đức Lực 03 năm 06 tháng tù; Nguyễn Đức Đồng 02 năm 06 tháng tù; Phan Đình Minh 02 năm 06 tháng tù; Phan Công Để 02 năm 06 tháng tù. Áp dụng Bị cáo Thái Bá Vi nhận mức án 12 tháng về tội “Đe dọa giết người” (Vi bị bắt ngày 4/7/2014). Riêng bị cáo Nguyễn Bá Việt nhận mức án 13 tháng 05 ngày tù về tội “Cố ý gây thương tích” và trả tự do ngay tại phiên tòa vì thời gian tạm giam đã bằng với số thời gian thụ án.
Ở đây, có quan điểm cho rằng, Thành, Tàu, Long, Minh, Đồng, Lực, Để, Trung là đồng phạm tội giết người. Võ Tàu là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, Thành là người thực hành, người trực tiếp thực hiện tội phạm, Long, Minh, Đồng, Lực người người kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm, tạo những điều kiện tinh thần và là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trung là người điều khiển xe taxi, biết nhóm của Tàu thuê chở đi gây án nhưng vẫn nhận lời, lái xe tiếp cận người bị hại và chủ động quay đầu xe nhằm tạo thuận lợi cho đồng bọn bỏ trốn. Do vậy, Long, Minh, Đồng, Lực, Để, Trung phải bị truy tố tội giết người với vai trò đồng phạm theo điều 20 Bộ luật hình sự. Áp dụng điều 53 Bộ luật hình sự, Hội đồng xét xử phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi mà pháp luật quy định và đã thực hiện hành vi phạm tội. Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm nói chung, trong đó có chủ thể của tội giết người phải đáp ứng hai điều kiện: là có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Rõ nhất là Bản án hình sự số 36/HSST ngày 28/9/2015 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Nguyễn Viết Sơn, sinh ngày 23/11/2000 phạm tội Giết người [50]. Theo cáo trạng, vào khoảng 02h00 ngày 16/5/2015, sau khi đã nhậu ở khu vực gần chợ Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng về thì Nguyễn Viết Sơn cùng Nguyễn Bảo Quốc, Nguyễn Văn Trí và Nguyễn Văn Hội tiếp tục đến quán Hello trên đường Nguyễn Tất Thành thuộc tổ 169 phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng để nhậu tiếp. Lúc này có 01 nhóm nam nữ thanh niên gồm có Nguyễn Xuân Kỳ, Nguyễn Quốc Huy, Võ Duy Vương, Nguyễn Hoài Lâm, Vũ Trúc Linh, Dương Thị Tuyết Mai và Nguyễn Thị Thu Phương đang tổ chức sinh nhật ở bàn bên cạnh của nhóm Sơn.Nhóm của Sơn ngồi được khoảng 10 phút thì Hội nhận ra Kỳ đang ngồi nhậu bàn kế bên, sau đó Kỳ qua bàn mời Hậu 01 ly bia. Một lúc sau, Quốc, Hội, Trí có qua bàn Kỳ mời lại. Vì thấy Sơn nhỏ tuổi nhưng lúc Kỳ qua mời bia thì Sơn có thái độ không tôn trọng nên kỳ có gọi Sơn quan bàn mình và nói với Sơn “Mi nhỏ mà mất dạy”, vừa nói kỳ vừa dùng tay trái đè cổ Sơn xuống rồi dùng tay phải đánh 01 cái trúng vào lưng của Sơn và được mọi người can ngăn. Bất ngờ Lâm xông vào dùng tay đánh Sơn ngã xuống đất. Sơn bỏ chạy vào khu vực bếp để trốn, lấy 01 con dao trên bếp phòng thân. Nguyễn Hoài Lâm bất ngờ lao vào, dùng mũ bảo hiểm đánh 01 cái trúng đầu Sơn, Sơn liền dùng dao đâm 01 nhát vào vùng ngực phải của Lâm rồi thả tay cầm dao ra. Bị đâm, Lâm vùng chạy về phía đường Nguyễn Tất Thành và gục ngã. Kết luận giám định pháp y số 487/PY ngày 20/5/2015, nguyên nhân Nguyễn Hoài Lâm tử vong do vết thương xuyên thủng phổi, nạn nhân choáng chấn thương, choáng mất máu, suy hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét thấy, đây là vụ án có tính chất rất nghiêm trọng. Bị cáo Sơn đã dùng 01 con dao nhọn dài 20cm để đâm vào ngực phải của bị hại là vị trí hiểm yếu trên cơ thể con người, hậu quả làm bị hại thủng phổi, suy hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Hành vi phạm tội của bị cáo đã tước đi sinh mạng của người khác, gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an xã hội. Do đó đối với bị cáo cần phải xử phạt một mức án tương xứng với tính chất, mức độ hành vi
phạm tội, cách lý bị cáo một thời gian ra ngoài xã hội mới có tác dụng răn đe và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, trong vụ án này, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn do bên phía bị hại có lỗi trước, đã vô cớ đánh bị cáo Sơn, bị cáo đã qua bàn xin lỗi và vào bếp trốn nhưng vẫn bị vị hại xông vào dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu nên bị cáo đã dùng dao chuẩn bị sẵn đâm vào ngực bị hại dẫn đến tử vong.
Trong quá trình điều tra, bị cáo đã thành khẩn khai nhận tội, ăn năn hối lỗi, bản thân chưa có tiền án tiền sự, bị cáo phạm tội khi mới 14 tuổi 5 tháng 23 ngày, tâm sinh lý chưa hoàn thiện. Vì vậy Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng cần phải áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b,p khoản 1, khoản 2 điều 46 và áp dụng thêm điều 47 quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, điều 69 - nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, điều 74 – Tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội xử phạt bị cáo dưới mức án thấp nhất của khung hình phạt để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật và phù hợp với nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Hội đồng xét xử của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Viết Sơn 4 năm tù, buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân 60 triệu đồng.
* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội giết người
Mặt chủ quan của tội phạm được hiểu là những biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội tại thời điểm thực hiện tội phạm. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm gồm có: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, trong đó lỗi là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong tất cả các cấu thành tội phạm.
Theo quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự, tội giết người được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm tước tính mạng của người khác. Điểm cần lưu ý trong định tội danh liên quan đến yếu tố mặt chủ quan của tội phạm là hai dấu hiệu nêu trên không chỉ có trong tội giết người mà còn được quy định trong cấu thành tội phạm các tội xâm phạm tính mạng khác. Điều này sẽ dẫn đến việc dễ có sự nhầm lẫn trong định tội danh đối với tội giết người và các tội xâm phạm tính mạng khác khác, như tội giết con mới đẻ, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
2.2.2. Định tội danh đối với tội giết người trong các trường hợp đặc biệt
Định tội danh đối với tội giết người trong các trường hợp đặc biệt được hiểu là định tội danh trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành; trường hợp ngoài tội giết người, người phạm tội còn phạm thêm các tội khác và trường hợp vụ án giết người có yếu tố đồng phạm
* Việc định tội danh đối với tội giết người trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành
Xét về mặt ý thức chủ quan, trong đa số các trường hợp phạm tội cố ý (trực tiếp), người phạm tội luôn mong muốn thực hiện tội phạm được đến cùng nhằm đạt được mục đích phạm tội của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, người phạm tội phải dừng hành vi phạm tội của họ khi chưa đạt được mục đích đã đặt ra.
Để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong trường hợp hành vi phạm tội chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong điều luật cụ thể Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, các nhà làm luật Việt Nam xây dựng chế định các giai đoạn phạm tội. Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm thể hiện ở các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau ở các thời điểm của tội phạm do cố ý. Các giai đoạn phạm tội bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Trong định tội danh đối với tội giết người, ngoài việc xác định hành vi tước đoạt tính mạng đã xảy ra thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự ở giai đoạn tội phạm hoàn thành, cần xác định các trường hợp phạm tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Điều 17 Bộ luật hình sự quy định chuẩn bị phạm tội là “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”. Theo đó chuẩn bị phạm tội giết người được hiểu là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện thuận lợi khác để thực hiện được một cách có hiệu quả hành vi tước đoạt tính mạng của người khác.