Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 9

Có thể xem bản án hình sự số 54/2013/HSST ngày 26/12/2013 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Phạm Tấn Vũ (Cu Xỉn) phạm tội giết người là một ví dụ điển hình [45]. Theo cáo trạng, khoảng 15 giờ 30 ngày 22/7/2012, Phạm Tấn Vũ ngồi trên xe tải do anh Trần Quốc Tuấn điều khiển trên đường bê tông đoạn gần khu vực cầu chui thuộc thôn Bồ Bản 1, xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng. Khi đang lưu thông trên đường thì xe ô tô do anh Tuấn điều khiển có va chạm với xe mô tô do anh Lê Viết Hùng (Thợ làm sắt) điều khiển đi ngược chiều làm xe anh Hùng bị ngã trên đường. Lúc này, Phạm Tấn Vũ xuống xe và có xô sát với anh Hùng, Vũ đánh Hùng chảy máu miệng nên Hùng chạy về nhà mẹ vợ gần đó lấy thanh gỗ dài 60cm chạy ra đuổi đánh Vũ. Vũ bỏ chạy và tuyên bố, trong ngày hôm nay sẽ lấy mạng của Hùng. Vũ về nhà chuẩn bị 01 dao phay (Loại dao dùng để mổ lợn) và 1 thanh mã tấu tự chế để chuẩn bị gây án. Vũ dùng sim điện thoại rác (sim dùng 1 lần) gọi điện cho anh Lê Văn Hải (là bạn học của của anh Hùng đang công tác tại Đà Nẵng) nói dối tên là Hoà, nhà gần cống Lở thông Bồ Bản 2 cần bán gấp 500 kg sắt loại V 14 cũ trong buổi chiều nhưng chưa biết bán cho ai, nhờ anh Hải giới thiệu người mua, hẹn gặp lúc 17h40 buổi tối cùng ngày. Anh Hải nói có bạn tên Hùng làm thợ sắt giới thiệu đến mua. Khí đã biết chắc chắn Hùng mắc bẫy, Vũ về mang theo hung khí đã chuẩn bị sẵn, nấp gần cống Lở chờ anh Hùng đến để gây án. Anh Hải khi đi làm về đến thôn Bồ Bản 1 nghe người dân nói có vụ xô sát giữa Vũ và Hùng và biết được Vũ đã đe doạ lấy mạng Hùng trong buổi chiều nên nghi ngờ cuộc gọi của người bán sắt, lấy điện thoại gọi lại thì không có ai bắt máy. Anh Hải liền báo cáo với lực lượng công an xã Hoà Phong, cùng xuống khu vực công lở thì phát hiện Vũ đã mang sẵn hung khí, nấp chờ anh Hùng đến để rat ay gây án liền bắt giữ áp giải về Công an Huyện Hoà Vang để tiến hành xử lý. Công an huyện Hoà Vang đã khởi tố vụ án giết người, khởi tố bị can Phạm Tấn Vũ về tội giết người. Toàn án nhân dân thành phố Đà Nẵng nhận thấy, hành vi phạm tội của bị cao là nghiêm trọng, bị cáo đã, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội, chủ ý tạo ra tình huống anh Hùng đi qua cống Lở lúc nhá nhem tối,khu vực vắng người quan lại để thuận tiện cho việc thực hiện tội

phạm. Hành vi của Vũ đã thoả mãn cấu thành giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm theo điều 17 Bộ luật hình sự - bị cáo đã chuẩn bị đầy đủ công cụ, phương tiện, cố ý tạo ra điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi giết anh Hùng, phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Áp dụng điều 17, Điều 52, khoản 2 điều 93 Bộ luật hình sự, xử phạt Phạm Tấn Vũ 04 năm tù.

Về giai đoạn phạm tội chưa đạt, Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Theo quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự, tội giết người được coi là hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra, tức là đã gây ra thiệt hại về tính mạng của con người. Còn trong trường hợp phạm tội giết người chưa đạt, tức là người phạm tội đã thực hiện hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, cho dù thực hiện hết hoặc chưa thực hiện hết các hành vi mình cho là cần thiết, nhưng chưa gây được ra hậu quả cái chết của con người và điều này nằm ngoài mong muốn của người phạm tội.

Ví dụ bản án hình sự số 32/2014/HSST ngày 06/9/2014 của Toàn án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Phan Thanh Vinh tội giết người [48]. Theo cáo trạng, vào lúc 18 giờ 00 ngày 23/01/2014, Phan Thanh Vinh sau khi ăn tiệc tất niên ở nhà bạn về, Vinh vào nhà mẹ ruột (Ở gần nhà riêng của Vinh). Lúc này cha mẹ của Vinh (Ông Bình và bà Dự) đang ăn cơm, vợ Vinh là chị Đỗ Thị Thi đang cho con nhỏ ăn cơm. Vinh bảo chị Thi về dọn cơm ăn, chị Thi cho con ăn cơm xong thì về nhà riêng của mình dọn cơm 2 vợ chồng cùng ăn. Lúc này Vinh nhớ lại vào đầu giờ chiều, ông Khiêm có gọi điện thoại hỏi Vinh vì sao đã quá giờ làm việc mà chị Thi chưa đến, tại nhà cũng không có mặt chị Thi. Vinh sinh nghi chị Thi ngoại tình nên gặng hỏi với những lời bong gió dẫn đến hai vợ chồng cãi nhau to tiếng. Chị Thi bỏ ra hiên ngồi và có lời nói xúc phạm Vinh “Tôi không phải như anh là đồ súc vật” làm cho Vinh tức giận dùng tay tát chị Thi 1 cái. Ngay lúc đó có anh Phan Thanh Quang (Anh trai của Vinh) chạy đến can ngăn, la mắng Vinh không nghe, chị Thi cũng vẫn to tiếng đôi co với chồng. Lúc này Vinh nhìn thấy chai xăng trong góc phòng nên nảy sinh ý định dùng xăng để đốt Thi. Vinh lấy can nhựa 1,5 lít

(Chứa 0,5 lít xăng) mở nắp tạt vào người chị Thi làm xăng thấm vào áo ấm chị Thi đang mặc. Vinh cầm điếu thuốc đang hút xông đến châm vào áo ấm của chị Thi để gây cháy. Thấy vậy, anh Quang nhảy vào giữa để can ngăn, đẩy Vinh ra xa chị Thi. Lợi dụng có sự can ngăn của anh chồng, chị Thi thách thức Vinh đốt. Anh Quang can ngăn không được doạ lấy cây đánh Vinh nhưng Vinh vẫn áp sát, đưa tay phải cầm điếu thuốc đang cháy châm trúng áo sau bả vai của chị Thi, lửa tác động vào xăng nên bốc cháy. Chị Thi la lớn “Cháy rồi trời ơi” và dùng tay dập lửa. Anh Quang liền cởi áo ấm đang mặc để dập lửa trên người chị Thi và kéo chị Thi ra phía nhà bếp, dùng thùng nước tưới lên người chị Thi dập lửa tắt, Vinh thì chạy vào trong nhà lấy mềm trùm lên người chị Thi, lấy điện thoại nhờ bạn tên là Nhân gọi xe cấp cứu. Nạn nhân được anh Quang và gia đình đưa đi cấp cứu, Vinh mượn xe máy, mượn tiền để đến bệnh viện lo cứu chữa cho chị Thi. Đến sáng 24/01/2014, Phan Thanh Vinh đến Công an huyện Hoà Vang đầu thú. Kết luận giám định pháp y số 56/PY ngày 25/02/2014 của Trung tâm Pháp y thành phố Đà Nẵng kết luận chị Đỗ Thị Thi bị bỏng đầu, mặt diện tích khoảng 5%, bỏng mặt mu ngón I, II, II bàn tay phải diện tích khoảng 1%, bỏng mặt, cổ tay và mu bàn tay trái diện tích khoảng 2%, tỷ lệ thương tích 15%. Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét thấy hậu quả vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của bị cáo đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an xã hội, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Bị cáo Vinh biết xăng là chất dễ cháy và cực kỳ nguy hiểm nhưng bị cáo vẫn đổ xăng lên người vợ mình rồi cố ý châm điếu thuốc đang cháy làm xăng bắt lửa, hậu quả chị Thi bị bỏng, tỷ lệ thương tích 15%, việc chị Thi không chết là do được được cứu chữa cấp cứu kịp thời. Sự việc gây ra mặc dù được anh ruột can ngăn nhưng bị cáo vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội. Luận cứ của Luật sư cho rằng Vinh gí điếu thuốc chỉ là hù doạ là không có cơ sở, không có căn cứ để chấp nhận vì thực tế hậu quả đã xảy ra. Do đó cần phải xử phạt bị cáo nghiêm minh, cách ly ra ngoài xã hội một thời gian nhằm cải tạo giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung. Bị cáo có nhân thân tốt, đã dốc toàn lực khắc phục hậu quả, đã tự nguyện đầu thú, chưa có tiền án tiền sự.

Mặt khác, bị cáo không biết chữ nên nhận thức còn lạc hậu, hiểu biết pháp luật hạn chế nên hội đồng xét xử cần áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo khi lượng hình. Áp dụng khoản 2 điều 93, điểm a,b,p khoản 1, khoản 2 điều 46, điều 47, điều 18, điều 52, xử phạt Phan Thanh Vinh 5 năm tù.

* Việc định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội giết người

Định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội là sự đánh giá về mặt pháp lý một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh để xác định sự phù hợp giữa các tình tiết của một hoặc nhiều hành vi ấy với những dấu hiệu của các cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều luật tương ứng Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự [31, tr. 34].

Chúng tôi chưa tán thành với quan điểm nêu trên, bởi lẽ theo quy định của khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mỗi một tội phạm phải là một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, không thể có vấn đề một hành vi nguy hiểm cho xã hội lại thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm. Trong thực tiễn, có thể xuất hiện trường hợp tổng hợp trừu tượng song ngay cả đối với trường hợp này, người phạm tội cũng đã thực hiện nhiều hành vi (từ hai hành vi) mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm.

Ngoài ra, từ thực tiễn xét xử các vụ án giết người trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 05 năm (2011 - 2015), có thể thấy rằng: có một số vụ án, bên cạnh tội giết người, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm khác thực hiện trước hoặc thực hiện đồng thời với tội giết người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tại Bản án hình sự số 50/2013/HSST ngày 30/11/2013 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Đỗ Xuân Minh, sinh năm 1983, trú tại K266/H57/43B Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng phạm tội Giết người, Cướp tài sản [46]. Theo đó, Đỗ Xuân Minh và chị Phạm Thị Thuỳ Dung (Sinh năm 1988, trú tổ 132 phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) có quan hệ yêu đương từ tháng 4/2008. Đến tháng 01/2013 thì tình cảm giữa Minh và Dung bị rạn nứt. Vào

chiều tối ngày 15/01/2013, Minh chở Dung đi ăn uống, hát karaoke và sau đó chở Dung lên núi Sơn Trà để nói chuyện. Trong khi nói chuyện, Minh và Dung xảy ra xô sát, Minh xé quần áo Dung và doạ xô Dung xuống vực. Sau đó vào Quảng Ngãi, đến tối 06/02/2013 về lại nhà chuẩn bị 01 đoạn dây dù 2m, 1 đoạn sắt phi 30 dài 30cm. Khoảng 03 giờ 00 ngày 07/02/2013, Minh mang hung khí đi bộ từ nhà mình sang đường Lê Văn Hiến (Quận Ngũ Hành Sơn), vào quán cà phê đợi Dung đi qua thì sẽ đón Dung (Minh biết Dung thường đi qua đoạn đường này). Khoảng 07 giờ 15 phút, thấy Dung điều khiển xe máy qua, Minh vẫy gọi Dung lại. Minh nói Dung đưa xe máy Sirius BKS 43X5-2404 của Dung chở chị Dung đến bãi đất trống đoạn đường Nguyễn Khắc Viện (giáp ranh phường Khuê Mỹ và phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng). Minh dừng xe vào lề đường, dùng tay phải kẹp cổ chị Dung kéo xuống hố cát gần đó, đè xuống đất và dùng hai tay bóp cổ chị Dung. Đồng thời rút đoạn tuýp sắt đánh lên đỉnh đầu Dung 2 nhát rồi lấy dây thòng lọng quàng vào cổ Dung, dùng hai tay kéo dây siết cho đến chết. Sau đó, Minh lục túi quần, túi xách của chị Dung lấy 2 chiếc điện thoại di động, 1 thẻ ATM và khoảng 3 triệu đồng rồi bỏ đồ vào cốp chiếc xe Sirius. Sau khi cất điện thoại, thẻ ATM xong, Minh quay lại chỗ chị Dung nằm, lột toàn bộ quần áo trên người chị Dung rồi lấy áo khoác của mình đang mặc đắp che mặt Dung và kéo tấm đệm cũ gần đó phủ lên người Dung. Đoạn Minh lấy xe máy của Dung trốn vào thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Theo Hội đồng định giá tài sản mà Minh cướp của chị Dung là trên 22 triệu đồng. Kết luận giám định số 68/PY ngày 16/4/2013 của của Trung tâm pháp y thành phố Đà Nẵng, kết luận chị Dung tử vong do bị xiết cổ dẫn đến ngạt, suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim và tử vong, do tử thi đã phân huỷ mạnh nên không xác định được các biểu hiện xâm phạm thân thể. Tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Xuân Minh đã khai báo quanh co đồng thời tỏ thái độ thù hằn với người đã chết và gia đình người bị hại trước tòa nhưng có thái độ ăn năn nhận tội.

Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 9

Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét tính chất vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, chỉ vì mâu thuẫn trong tình cảm yêu đương mà bị cáo rat ay tàn độc tước đoạt mạng sống của nạn nhân. Hành vi của bị cáo đã phạm và tội Giết người có

tình tiết định khung tăng nặng “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” và “Vì động cơ đê hèn”, tội Cướp tài sản theo điều 93 và điều 133 Bộ luật hình sự. Được nói lời cuối cùng trước khi tòa nghỉ án, bị cáo Minh đã nói: “Hãy xem tôi như một bài học với tất cả mọi người về sự nóng nảy dẫn đến tội ác. Về phía gia đình bị hại, xin được bớt số tiền mà gia đình tôi phải bồi thường. Về phía gia đình, tôi xin rút tên ra khỏi dòng họ và hãy xem tôi như một người vô danh. Nếu sau này tôi có bị tử hình thì gia đình cũng đừng đưa xác tôi về mai táng.”. Áp dụng điểm e, q khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 133, điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự, tuyên án bị cáo Đỗ Xuân Minh tử hình vì tội giết người và 5 năm tù về tội cướp tài sản. Áp dụng điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là Tử hình, tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án. Về trách nhiệm dân sự, áp dụng điều 42 Bộ luật hình sự, điều 610 Bộ luật dân sự, Buộc bị cáo Minh phải bồi thường 114.224.000 đồng cho gia đình người bị hại.

Đối với những vụ án mà đối tượng phạm nhiều tội nói trên, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật: định tội danh và quyết định hình phạt cho từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 50 Bộ luật hình sự.

* Việc định tội danh trong trường hợp đồng phạm đối với tội giết người

Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm do cố ý (Điều 20 Bộ luật hình sự). Có nhiều hình thức đồng phạm như đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp, đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.

Trong trường hợp đồng phạm giản đơn, việc định tội danh cho người phạm tội giết người không gặp nhiều khó khăn vì tất cả những người đồng phạm đều là người thực hành, tức là người trực tiếp thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Điển hình là Bản án hình sự số 04/2012/HSST ngày 08/4/2012 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Hoàng (Cu Phụng) và

Lục Hồng Đức phạm tội giết người [44]. Theo cáo trạng, vào lúc 0h30 ngày 18/8/2011, tại quán Lý và quán Thượng Hải trên vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành thuộc Tổ 31 phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có 02 nhóm thanh niên đang ngồi nhậu gồm: Nhóm thanh niên tại quán Thượng Hải gồm Nguyễn Thanh Hoàng, Lục Hồng Đức, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Hồ Thị Ngọc Tâm, Thái Thị Kim Trang, Nguyễn Ngọc Hiền; Nhóm thanh niên tại quán Lý gồm Nguyễn Văn Bình, Huỳnh Kim Hùng, Hà Trọng Thảo, Trương Anh Đức.

Trong lúc nhậu, Nguyễn Thanh Hoàng, Hồ Thị Ngọc Tâm và Thái Thị Kim Trang ra ngoài đường Nguyễn Tất Thành và đi ngang quán Lý thì bị nhóm của Nguyễn Văn Bình là Huỳnh Kim Hùng chọc ghẹo. Sau đó Nguyễn Thanh Hoàng có to tiếng với số thanh niên đang nhậu quán Lý. Thấy vậy, Huỳnh Kim Hùng đi từ quán Lý sang quán Thượng Hải có ý định xin lỗi thì bị Nguyễn Thanh Hoàng lấy dao từ trong túi quần ra (Con dao bằng thép màu trắng, cán bọc nhựa màu đen,lưỡi dao sắc nhọn dài 09cm, cán dao dài 10,5cm, lưỡi dao có khắc chữ USA) và đâm một nhát làm thủng bụng Huỳnh Kim Hùng. Sau khi bị thương Hùng chạy về chỗ bàn nhậu của mình và cùng với Bình, Thảo, Anh Đức ném vỏ chai bia sang quán Thượng Hải thì bị Nguyễn Thanh Hoàng, Lục Hồng Đức dùng vỏ chai bia ném lại và sau đó Lục Hồng Đức bảo Nguyễn Thanh Hoàng vào bếp quán Thượng Hải lấy dao. Hoàng đã lấy 01 con dao chặt thịt cán nhựa màu đen dài khoảng 10cm, lưỡi dao bằng kim loại màu đen dài khoảng 20cm, bản dao rộng 06cm đưa cho Đức. Đức một tay cầm dao, một tay cầm ghế nhựa chạy sang quán Lý tấn công nhóm thanh niên bên kia. Trong lúc lùi Nguyễn Văn Bình bị vấp ngã nên Nguyễn Thanh Hoàng đã dùng dao của mình đâm 06 nhát vào người Bình, trong đó có 01 nhát vào cơ tim, 01 nhát vào bụng làm Bình gục ngã tại chỗ. Nạn nhân Nguyễn Văn Bình được nhóm thanh niên đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Liên Chiểu nhưng do vết thương quá nặng đã tử vong. Kết quả giám định pháp y số 193/PY ngày 25/8/2011 của Trung tâm Giám định pháp y thành phố Đà Nẵng kết luận Nguyễn Văn Bình tử vong do vết thương thấu ngực trái (Rách thủng màng ngoài tim, rách thủng động mạch chủ và xuyên thủng màng tim; Kết quả giám định pháp y số 398/PY ngày

23/9/2011 của Trung tâm Giám định pháp y thành phố Đà Nẵng kết luận Huỳnh Kim Hùng bị vết thương thấu bụng (Thủng dạ dày 02 lỗ, rách mạch nối lớn, tràn máu ổ bụng) tỷ lệ thương tích là 30%.

Toàn án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét thấy tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo có tính chất đặc biệt nghiêm trọng,đã trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác, gây mất trật tự trị an xã hội. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà các bị cáo đã sử dụng vỏ chai bia, ghế và dao là hung khí nguy hiểm để đánh nhau, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tước đi sinh mạng của một người và làm bị thương nặng một người khác. Hành vi phạm tội của các bị cáo có tính chất côn đồ, hung hãn, gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân, do đó cần phải xử phạt thật nghiêm khắc, cách ly ra ngoài xã hội một thời gian dài để cải tạo giáo dục đồng thời răn đe để làm gương cho người khác. Áp dụng điểm a,n khoản 1 điều 93, điểm p khoản 1, khoản 2 điều 96, điểm g điều 48 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Thanh Hoàng tù chung thân. Áp dụng điểm n khoản 1 điều 93, điểm b,p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Lục Hồng Đức 10 năm tù.

Đối với các vụ án xuất hiện hình thức đồng phạm phức tạp, trong định tội danh đối với tội giết người, một trong những vấn đề cần làm rõ là vai trò của từng người phạm tội trong vụ án đó. Trong các vụ án loại này ngoài người thực hành ra còn có hoặc người giúp sức, hoặc người tổ chức, hoặc người xúi giục, hoặc cả bốn loại người đồng phạm.

Cũng theo bản án hình sự số 35/2014/HSST ngày 21/8/2014 của Toàn án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Trịnh Võ Tàu, Trần Quốc Thành bị truy tố tội Giết người, Cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ, Nguyễn Long, Nguyễn Đức Lực, Nguyễn Đức Hồng, Phan Đình Minh, Phan Công [47]. Để bị truy tố tội cố ý gây thương tích và chống người thi hành công vụ đã nêu ở trên, Toàn án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã áp dụng điểm n,o khoản 1 điều 93 về tội giết người, điểm a,e,i khoản 2 điều 104 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, điểm a khoản 2 điều 257 về Tội chống người

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí