Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Hình Sự Về Người Chưa Thành Niên Phạm Tội

cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án. Từ những phân tích trên xin kiến nghị sửa đổi Điều 304 BLTTHS như sau:

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao NCTN phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của NCTN phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

- Cơ quan lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm giám sát NCTN phạm tội là người không còn cha mẹ, không có nơi cư trú rò ràng hoặc là người lang thang cơ nhỡ.

- Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ, theo dòi tư cách và giáo dục người đó. Người được giao nhiệm vụ giám sát không được từ chối nghĩa vụ giám sát.

- Trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì phải chịu trách nhiệm theo qui định tại khoản 5 Điều 92 BLTTHS [22].

Thứ sáu, liên quan đến việc tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác. Để vừa đảm bảo tính khách quan vừa thuận lợi cho hoạt động điều tra, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan khác như: Bộ lao động thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh sớm nghiên cứu ban hành qui chế phối hợp và tập huấn cho những người chuyên làm công tác này. Đồng thời liên ngành Trung ương phải có hướng dẫn cụ thể trường hợp nào đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can… Ngoài ra, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can học tập, lao động và sinh sống được tham gia nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động phối hợp giữa các cơ quan và hạn chế sự vận dụng một cách tùy tiện của Cơ quan điều tra.

Hơn nữa, theo tác giả nên bổ sung lý do để người bị tạm giữ, tạm giam đề nghị thay đổi người Tiến hành tố tụng là những người hạn chế hoặc chưa qua lớp đào tạo về kiến thức tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên.

Thứ bảy, hiện nay pháp luật TTHS chưa có qui định riêng về trình tự, thủ tục đối với các vụ án có người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên. Cần thể chế hóa vào trong BLTTHS những thủ tục, biện pháp có hiệu quả như biện pháp bảo vệ người bị hại, người làm chứng và những người thân thích của họ để bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích chính đáng của NCTN không bị xâm hại. Giải thích rò đối tượng được bảo vệ trong đó có người bị hại, người làm chứng và người thân thích của họ gồm: Bố, mẹ, vợ, chồng, con cái. Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì thấy ở một số nước có những qui định trong Luật hoặc chương trình bảo vệ nạn nhân, nhân chứng làm cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ của các lực lượng chức năng. Ngoài việc áp dụng các biện pháp răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối tượng có hành vi nguy hiểm cho người được bảo vệ, pháp luật nhiều nước còn cho phép áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ khác như: bố trí lực lượng, phương tiện nghiệp vụ để canh gác, bảo vệ người cần được bảo vệ tại nhà ở, nơi làm việc, học tập, ở phương tiện giao thông và những nơi khác; giữ bí mật thông tin cá nhân của người cần được bảo vệ, di chuyển tạm thời hoặc lâu dài và giữ bí mật chỗ ở cho người cần được bảo vệ. Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người làm chứng nói chung, người bị hại, người làm chứng là NCTN nói riêng cũng như góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết án nên bổ sung vào BLTTHS những nội dung cụ thể trên.

Cũng như pháp luật Hình sự, pháp luật TTHS của nước ta cũng thể hiện tương đối đầy đủ chính sách nhân đạo khi xử lý hình sự đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, các qui định của BLTTHS về NCTN nhiều khi không

được thực hiện một cách hiệu quả vì thiếu các qui định pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật Hình sự về người chưa thành niên phạm tội

Nhìn chung các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về NCTN phạm tội thể hiện tư tưởng nhân đạo, dân chủ trong pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên pháp luật hình sự về lĩnh vực này cần phải tiếp tục hoàn thiện.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 13

Thứ nhất, liên quan đến độ tuổi - đây là vấn đề cần phải xem xét một cách khoa học, chính xác. Điều 12 BLHS Việt Nam qui định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [20]. Có thể thấy tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có cả lỗi cố ý và vô ý. Như vậy, có truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thực hiện với lỗi vô ý không? Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với việc xử lý NCTN phạm tội, pháp luật hình sự cần qui định rò không xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Thứ hai, về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng pháp luật phải triệt để tôn trọng nguyên tắc: chỉ xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội trong trường hợp thật sự cần thiết; tránh việc áp dụng các chế tài hạn chế quyền tự do của NCTN. Nguyên tắc xử lý NCTN phải dựa trên quan điểm: xử lý họ là vấn đề mang tính chất xã hội. Trên cơ sở những nguyên tắc và tư tưởng nói trên thì qui định tại Điều 69 BLHS về nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội có một số vấn đề cần phải hoàn thiện thêm. Xử

lý NCTN phạm tội không thuần túy là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề xã hội nên khi áp dụng trách nhiệm hình sự cần phải cân nhắc lựa chọn phù hợp nhất. Thực tiễn cho thấy môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới việc phạm tội cũng như việc tái nhập cộng đồng của người chưa thành niên. Có một số trường hợp, các chủ thể không mang tính nhà nước như: gia đình, các tổ chức xã hội… lại có vai trò quan trọng hơn các chủ thể công quyền trong việc xử lý NCTN phạm tội. Tuy nhiên, BLHS nước ta lại chưa đưa ra nguyên tắc để phát huy vai trò chủ thể phi nhà nước trong xử lý NCTN phạm tội. Thiết nghĩ rằng Điều 69 BLHS nên bổ sung thêm như sau: Các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc xử lý NCTN phạm tội.

Thứ ba, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến trẻ em trong pháp luật hình sự không thống nhất đã tạo nên những khó khăn, vướng mắc trong nhận thức cũng như áp dụng pháp luật. Ví dụ: BLHS 1999 sử dụng thuật ngữ “trẻ em” đối với những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tai các điều luật như: Khoản 1 Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điểm a khoản 3 Điều 254 (Tội môi giới mai dâm), Điểm a khoản 3 Điều 255 (Tội chứa mại dâm), Điểm b khoản 2 Điều 256 (Tội mua dâm người chưa thành niên). Nhưng cùng độ tuổi trên tại Điểm c khoản 2 Điều 197 (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy) lại sử dụng thuật ngữ là “ người chưa thành niên”. Cá biệt tai Điều 200 (Tội cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy) thì Điểm d khoản 2 qui định người từ đủ 13 tuổi lại sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên”, nhưng ở Điểm c khoản 3 qui định người dưới 13 tuổi lại sử dụng thuật ngữ “trẻ em”. Do vậy, theo tác giả nên sử dụng thuật ngữ thống nhất đó là “người từ đủ…” thay cụm từ “trẻ em”, “người chưa thành niên” trong BLHS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến người chưa thành niên và

trẻ em. Cụ thể là: “Người nào hiếp dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”; “Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; “Đối với người dưới 13 tuổi” [20, Điều 112, 197].

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác về quyền trẻ em

Trong thực tế, việc mô tả đối tượng con người đang tồn tại có thể dùng rất nhiều thuật ngữ khác nhau. Ví như liên quan đến giới tính có thể sử dụng các thuật ngữ: đàn ông, đàn bà, phụ nữ, nam giới… Nếu liên qua đến độ tuổi có thể sử dụng các thuật ngữ con mới đẻ, trẻ em, người chưa thành niên, người thành niên, người già… Xuất phát từ các đặc điểm về sự phát triển của con người là liên tục và có sự giao thoa giữa các giai đoạn, nên tùy theo từng lĩnh vực mà các qui phạm pháp luật có liên quan đến độ tuổi cũng không hoàn toàn có sự phân định một cách rò ràng theo đúng các thuật ngữ, thậm chí có trường hợp còn đan xen giữa độ tuổi trẻ em và người chưa thành niên. Tuy nhiên trong khoa học pháp lý, việc sử dụng các thuật ngữ đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc khi xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật là dùng các thuật ngữ phải phù hợp với các khái niệm, sát nghĩa, bảo đảm tính thống nhất, chính xác, cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với thực tế nhằm hạn chế việc giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật và đặc biệt là loại bỏ đi những thiếu sót không cần thiết trong nhận thức pháp luật, chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật. Do vậy, cần có sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật qui định về độ tuổi và từng thời điểm phân định độ tuổi trong quá trình phát triển của một con người cụ thể, làm cơ sở để phân định ranh giới giữa các thuật ngữ nói trên. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi, bổ sung năm 2004 sử dụng thuật ngữ trẻ em đối với người dưới 16 tuổi, như tại Điều 1 qui định Trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Nhưng Luật Thanh niên lại coi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là trẻ em,

như tại Điều 31 qui định: Nhà nước thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn áp dụng đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bộ luật Dân sự sử dụng thuật ngữ “người” đối với những người dưới 18 tuổi qui định tại Điều 21 “Người không có năng lực hành vi dân sự”, nhưng cùng một độ tuổi trên tại Điều 18 (người thành niên, người chưa thành niên) lại sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên”. Tương tự, trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sử dụng thuật ngữ “người” đối với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tại điểm a khoản 1 Điều 6 để chỉ (đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính), khoản 1 Điều 7 để chỉ việc (xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính). Nhưng cũng cùng một độ tuổi trên tai Điều 13 lại sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên”… Tuy thuật ngữ “trẻ em”, “người chưa thành niên” được sử dụng trong các văn bản pháp luật chẳng qua chỉ là việc phân định giới hạn về độ tuổi khi mô tả một con người cụ thể mà thôi.

Với những phân tích trên, tác giả cho rằng cần có sự giải thích thống nhất trong hệ thống pháp luật nước ta về các thuật ngữ liên quan đến trẻ em. Nên thống nhất sử dụng cụm từ “người có độ tuổi” thay thế cho các thuật ngữ “trẻ em”, “người chưa thành niên” trong các điều luật cụ thể của các văn bản pháp luật. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 nên mở rộng độ tuổi của trẻ em đến 18 tuổi để phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Còn Bộ luật Dân sự nên chăng cần qui định: Năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 18 tuổi (Điều 19), Năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi (Điều 20). Còn trong Bộ luật lao động nên quy định: Cấm người chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định (Điều 120); Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực,

trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc họ về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động [25, Điều 121]. Thời gian làm việc của người lao động dưới 18 tuổi không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần [25, Điều 122].

3.2.1.4. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ Thẩm phán và đội ngũ cán bộ công chức của Tòa án nhân dân

Để nâng cao hiệu quả của ADPL trong xét xử NCTN phạm tội của TAND thì yếu tố con người-chủ thể ADPL đóng một vai trò vô cùng quan trọng - họ là những Thẩm phán, chủ yếu trực tiếp ADPL và là những cán bộ Tòa án cơ cấu trực thuộc hỗ trợ cho hoạt động xét xử. Các chủ thể ADPL muốn thực hiện tốt vai trò của mình và hoàn thành nhiệm vụ theo qui định của pháp luật thì họ phải được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ và làm việc trong một cơ cấu tổ chức sắp xếp thật khoa học và hợp lý.

Như chúng ta đã biết, qui định về một mô hình xét xử đối với NCTN phạm tội như đã phân tích ở Chương 1 luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Vì NCTN nói chung là đối tượng được xã hội quan tâm, chăm sóc và luật pháp có nhiều qui định để bảo vệ quyền lợi. NCTN phạm tội được pháp luật qui định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án riêng. Tuy nhiên, cần có qui định cụ thể về tiêu chuẩn chủ thể ADPL là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng như một mô hình xét xử riêng đối với NCTN phạm tội. Do vậy, phương án thành lập Tòa chuyên trách xét xử NCTN phạm tội được một số học giả nêu ra là một đề xuất, sáng kiến hay để các nhà làm luật xem xét xây dựng một thiết chế tài phán riêng đối với NCTN phạm tội. Theo đó chủ thể ADPL cũng phải là Thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về kiến thức tâm lý lứa tuổi vị thành niên và khoa học giáo dục thanh thiếu niên. Việc đào tạo Thẩm phán xét xử NCTN phạm tội không chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà còn phải đào tạo về tâm lý học NCTN, do vậy những Thẩm phán này phải có

kinh nghiệm xét xử, cũng như kinh nghiệm cuộc sống để nắm bắt tâm lý lứa tuổi được tốt hơn. Nên chăng cần bổ nhiệm những Thẩm phán đạt độ tuổi nhất định (35 tuổi đến 45 tuổi) trở lên làm Thẩm phán xét xử NCTN phạm tội; vì ở độ tuổi này họ mới hiểu diễn biến tâm lý, tình cảm, tư duy của đối tượng này đang cần gì, muốn gì để giải quyết công việc tốt hơn. Để Thẩm phán chuyên xét xử án NCTN phạm tội mang tính chính quy, chuyên nghiệp thì mỗi địa phương nói chung và Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng cần cử Thẩm phán đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thẩm phán NCTN nhằm bổ sung kiến thức nghiệp vụ cũng như kỹ năng nắm bắt diễn biến tâm lý lứa tuổi. Kết thúc khóa học cũng cần phải cấp chứng chỉ học tập bắt buộc đối với Thẩm phán đó, góp phần nâng cao hiệu quả ADPL trong quá trình xét xử NCTN phạm tội.

Bên cạnh đó, cần qui định rò trong mỗi nhiệm kỳ của Thẩm phán, cần có thời gian thích hợp để mỗi Thẩm phán được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận cũng như kiến thức pháp lý. Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán phải có kế hoạch cụ thể tránh tình trạng cử đi học một cách tràn lan, vừa ảnh hưởng đến hoạt động xét xử các Tòa án, vừa lãng phí tiền của Nhà nước, của các nhân Thẩm phán. Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán phải bám sát yêu cầu của công tác xét xử và trên cơ sở đánh giá năng lực sở trường của từng Thẩm phán cũng như phải tính đến sự đồng đều giữa các Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện. Cần liên kết với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu để có kế hoạch cụ thể về chương trình, giáo án phù hợp với từng đối tượng Thẩm phán.

3.2.1.5. Thành lập Tòa án người chưa thành niên

Việc thành lập Tòa án người chưa thành niên để xử lý các vi phạm của người chưa thành niên hiện nay là rất cần thiết. Theo pháp luật tố tụng hiện

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí