điều kiện cần thiết để hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả đó chưa xảy ra, thì người có hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Ví dụ: A có ý định bắn vào đầu B nhằm tước đoạt tính mạng của B, nhưng đạn không trúng đầu của B mà chỉ trúng tay nên B không chết.
- Hậu quả chết người có trường hợp không phải do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân cùng gây ra, thì cần phải phân biệt nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân nào là thứ yếu. nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà nếu không có nó thì hậu quả không xuất hiện, nó quyết định những đặc trưng tất yếu chung của hậu quả ấy, còn nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời cá biệt không ổn định của hậu quả; khi nó tác dụng vào kết quả thì chỉ có tính chất hạn chế và phục tùng nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ: có nhiều người cùng đánh một người, người bị đánh chết là do đòn tập thể, nhưng trong đó có hành vi của một người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết cho nạn nhân, còn hành vi của những người khác chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Dù là chủ yếu hay thứ yếu thì tất cả những người có hành vi đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, nhưng mức độ có khác nhau [32, tr. 11-12].
* Mặt chủ quan của tội giết người
Tội giết người được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được sống của người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Mục đích nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
* Chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào các cấu thành tội phạm nêu trên, các chủ thể định tội danh nắm bắt được bản chất và những đặc trưng pháp lý của tội giết người, từ đó có cơ sở về mặt lý luận củng cố niềm tin nội tâm của mình trong quá trình định tội danh đối với tội phạm này.
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI Định tội danh là tập hợp các hoạt động tuân theo quy luật của quá trình nhận
thức thế giới khách quan mang tính logic liên quan đến việc đối chiếu, so sánh, tìm kiếm sự phù hợp giữa những gì xảy ra ngoài thực tiễn khách quan và mô hình của nó được phản ánh trong luật. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật của nhận thức của con người cho rằng: để nắm được chân lý, chủ thể nhận thức phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đây là một quá trình, trải qua nhiều giai đoạn cụ thể khác nhau.
Vận dụng lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin vào hoạt động định tội danh đối với tội giết người, có thể thấy rằng: định tội danh đối với tội giết người cũng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn là một khâu được tiến hành theo một trình tự nhất định phù hợp với logic của hoạt động nhận thức để đạt đến chân lý của chủ thể định tội danh. Do vậy, có thể đưa ra định nghĩa của khái niệm này như sau: Các giai đoạn định tội danh đối với tội giết người là các khâu cụ thể trong quá trình định tội danh, đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ hành vi giết người xảy ra ngoài xã hội đến các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này để đi đến kết luận về sự tồn tại của tội phạm giết người một cách có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 2
- Phân Loại Các Trường Hợp Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người
- Cơ Sở Pháp Lý Và Cơ Sở Khoa Học Của Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người
- Tình Hình Thụ Lý, Giải Quyết Án Hình Sự Về Tội Giết Người Của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng
- Thực Tiễn Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng
- Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Trong Các Trường Hợp Đặc Biệt
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Trong khoa học pháp lý hiện nay, có nhiều quan đến khác nhau về các giai đoạn cụ thể trong quá trình định tội danh. Có quan điểm cho rằng định tội danh có ba bước. Quan điểm khác lại khẳng định định tội danh phải trải qua bốn giai đoạn. Nội dung của các bước hay giai đoạn định tội danh được các tác giả trình bày cũng không giống nhau.
Theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm thì:
Định tội danh với tính chất là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng luật hình sự và luật tố tụng hình sự được tiến hành, về cơ bản theo bốn bước dưới đây:
- Xem xét và thiết lập đúng các tình tiết thực tế của vụ án trong sự phù hợp với hiện thực khách quan;
- Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các quy phạm luật hình sự đang có hiệu lực thi hành;
- Lựa chọn đúng điều khoản tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự quy định trách nhiệm đối với tội phạm cụ thể để so sánh, đối chiếu và kiểm tra các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đó với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện.
- Ra văn bản áp dụng pháp luật, trong đó đưa ra kết luận có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về sự phù hợp (tương đồng) của hành vi thực tế đã được thực hiện trong thực tế khách quan với cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong luật hình sự [8, tr. 25-26].
Trong khi đó, PGS. TS Lê Văn Đệ lại cho rằng:
Quá trình định tội danh thường diễn ra ba giai đoạn có tính logic sau đây: a) Giai đoạn thứ nhất: xác định quan hệ pháp luật...; b) Giai đoạn thứ hai: tìm nhóm quy phạm pháp luật hình sự...; c) Giai đoạn thứ ba: tìm quy phạm pháp luật hình sự cụ thể... [16, tr. 32-34].
Ngoài ra, PGS. TS. Dương Tuyết Miên lại cho rằng định tội danh phải trải qua ba bước:
- Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét và đánh giá các tình tiết của vụ án trong sự phù hợp với hiện thực khách quan.
- Bước 2: Tìm ra tội danh và điều luật tương ứng (phù hợp) với hành vi đã thực hiện trên thực tế.
- Bước 3: Ra văn bản áp dụng pháp luật trong đó kết luận một cách có căn cứ hành vi đã thực hiện có phạm tội không, nếu phạm tội thì theo điều luật nào của Bộ luật hình sự [30, tr. 13-15].
Kế thừa các quan điểm nêu trên, trên cơ sở kết hợp lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin và lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật, có thể rút ra các giai đoạn cụ thể của quá trình định tội danh như sau:
1.3.1. Thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án giết người
Trong giai đoạn này, có hai nhiệm vụ cụ thể mà chủ thể định tội danh phải làm:
Một là, làm rõ sự thật của vụ án thông qua các chứng cứ đã được thu thập, củng cố và kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong thực tế, nhiệm vụ này chỉ đặt ra đối với hoạt động định tội danh chính thức với chủ thể định tội danh là Cơ quan Điều tra, Điều tra viên trực tiếp thụ lý điều tra vụ án, Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra. Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng khác, nhiệm vụ trực tiếp của họ là kiểm tra lại chứng cứ đã thu thập được để xác định xem toàn bộ sự thật vụ án đã được làm rõ hay chưa. Nếu là định tội danh không chính thức đối với tội giết người, sự thật vụ án mặc nhiên được coi là đã được làm rõ. Các tình tiết của vụ án được coi là đúng nên không đặt vấn đề phải thu thập, củng cố, kiểm tra chứng cứ nữa.
Hai là, trên cơ sở các tình tiết vụ án đã được làm rõ, phải phân tích một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các tình tiết đó để xác định những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án cũng như đối với định tội danh.
Trong định tội danh tội giết người, cần làm rõ các nội dung cụ thể sau:
a) Quyền sống có bị xâm hại hay không.
b) Có hay không có hành vi tước đoạt trái pháp luật quyền sống của người khác. Dựa trên cơ sở, chứng cứ nào để khẳng định có hành vi tước đoạt trái pháp luật quyền sống của người khác.
c) Hành vi tước đoạt trái pháp luật quyền sống của người khác được thực hiện bằng phương thức, thủ đoạn nào. Người bị tước đoạt quyền sống trái pháp luật có nhân thân ra sao, có mối quan hệ như thế nào với người phạm tội v.v…
d) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mục đích gì; có lỗi hay không có lỗi; trường hợp có lỗi thì có phải là lỗi cố ý hay không.
đ) Bị can, bị cáo có đúng là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không. Họ có năng lực trách nhiệm hình sự hay không có năng lực trách nhiệm hình sự. Có những biểu hiện mắc bệnh tâm thần hay là người bình thường. Tuổi của họ là bao nhiều.
e) Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong điều kiện, hoàn cảnh nào.
f) Các tình tiết khác xuất hiện trong vụ án có ý nghĩa đối với hoạt động định
tội danh đối với tội giết người. Điều quan trong nhất trong giai đoạn này đối với chủ thể định tội danh là phải nắm được bản chất của vụ án xảy ra, phải bước đầu khẳng định được khả năng có dấu hiệu của tội giết người để tiếp tục chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình định tội danh đối với tội phạm này.
1.3.2. So sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã được làm rõ với quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự để xác định sự tương đồng
Đây là giai đoạn thứ hai - giai đoạn so sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã được làm rõ với quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự để xác định sự tương đồng; xác định sự tương đồng về mặt pháp lý giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật quyền sống của người khác được thực hiện trong thực tế với cấu thành tội phạm của tội giết người. Do đó, đây là giai đoạn trung tâm trong quá trình định tội danh đối với tội giết người. Trong giai đoạn này, chủ thể định tội danh phải làm những việc sau đây:
Một là, phải đối chiếu các từng tình tiết của vụ án xảy ra với các dấu hiệu cầu thành tội phạm tương ứng của tội giết người. Sau đó, phải đối chiếu, so sánh tổng thể tất cả các tình tiết của vụ án với tổng thể các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội phạm nêu trên.
Hai là, phải phát hiện, tìm ra sự đồng nhất giữa các tình tiết điển hình của vụ án với các dấu hiệu pháp lý mà Bộ luật hình sự mô tả trong Điều 93. Trường hợp có căn cứ khẳng định không có sự đồng nhất thì phải kiểm tra lại. Sau khi xác định chắc nhắn không có sự đồng nhất với cấu thành tội phạm tội giết người thì có thể chuyển sang kiểm tra các quy phạm pháp luật hình sự khác để kết luận có hay không có tội phạm xảy ra, nếu có tội phạm xảy ra không thuộc trường hợp tội giết người thì cấu thành tội phạm nào khác.
Trường hợp có căn cứ xác định có dấu hiệu của tội giết người thì chủ thể định tội danh vẫn phải kiểm tra lại trước khi đi đến kết luận về việc đối tượng vụ án phạm tội nói trên.
Sau khi xác định được đối tượng vụ án là người có hành vi phạm tội giết người thì phải xác định các khoản cụ thể của Điều 93 Bộ luật hình sự được áp dụng.
Tiếp đó, phải xác định xem vụ án có yếu tố đồng phạm không, ai là người đồng phạm, thực hiện tội giết người với vai trò cụ thể nào.
Tiếp đó phải xác định giai đoạn thực hiện tội phạm: tội giết người được thực hiện ở giai đoạn hoàn thành hay chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và kiểm tra các vấn đề khác có liên quan, đặc biệt là các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự.
Kết thúc giai đoạn này, chủ thể định tội danh đã có căn cứ để xác định đối tượng vụ án đã thực hiện hành vi giết người và hành vi này đã cấu thành tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự, xác định được các điều luật khác trong phần chung của Bộ luật hình sự được áp dụng để giải quyết vụ án
1.3.3. Đưa ra kết luận về tội danh người đã thực hiện hành vi quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự
Đây là giai đoạn đưa ra kết luận về việc đối tượng vụ án đã thực hiện tội phạm giết người. Trong trường hợp định tội danh chính thức, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ra các quyết định tố tụng cần thiết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về tội phạm nêu trên. Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng trong quá trình định tội danh. Chủ thể định tội danh phải bằng ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và niệm nin nội tâm khẳng định một cách dứt khoát rằng đối tượng vụ án đã phạm tội giết người và nêu ra các điều luật được áp dụng trong cả Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
Đối với định tội danh không chính thức, quá trình định tội danh có thể được xem là đã kết thúc. Chủ thể định tội danh thể hiện quan điểm của mình trong các bài báo, bài viết, công trình khoa học hoặc các hình thức khác theo sự lựa chọn của họ.
Đối với định tội danh chính thức, chủ thể định tội danh phải thể hiện sự đánh giá pháp lý của mình trong các quyết định và văn bản tố tụng và tiếp tục nghĩa vụ chứng minh về kết luận của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Tóm lại, có thể nói rằng, việc phân chia các giai đoạn định tội danh nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Nhiều khi các chủ thể định tội danh có sự gộp giai đoạn
này vào giai đoạn khác. Cũng có trường hợp việc định tội danh lại phải quay lại bắt đầu từ đầu để kiểm tra lại tính đúng đắn của kết quả định tội danh hoặc để định tội danh được đúng đắn, phù hợp với chân lý khách quan và quy định của pháp luật nếu như chủ thể định tội danh có những sai lầm nào đó trong quá trình định tội danh.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân cư thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở Trung bộ Việt Nam, nối liền hai đầu đất nước. Diện tích tự nhiên 1.248,4km2, dân số 956.281 người. Tổ chức hành chính bao gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) và 02 huyện (Hoà Vang, Hoàng Sa). Là một địa bàn có vị trí rất quan trọng về chiến lược quốc phòng, kinh tế, văn hoá xã hội và giao lưu quốc tế., hội tụ đầy đủ về cơ sở hạ tầng. Kính tế xã hội thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển. Đà Nẵng được xác định là trung tâm kinh tế của khu
vực miền Trung – Tây Nguyên, đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực.
Môi trường tự nhiên, xã hội của Đà Nẵng hội tụ đầy đủ các yếu tố của một quốc gia thu nhỏ: Có vùng biển với đường bờ biển đẹp trải dài hơn 30km, mặt biển rộng, tiếp cận đường hàng hải tấp nập nhất khu vực với một Cảng biển lớn, có vùng quần đảo và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, chứa đựng nhiều lợi ích kinh tế biển, có vùng đồng bằng, vùng núi và khu đô thị hiện đại, có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không thuận tiện, nhiều tiềm năng để phát triển.
Bên cạnh các giá trị tiêu biểu về sinh thái, tự nhiên, Đà Nẵng còn là mảnh đất có truyền thống anh hung đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống cách mạng kiên cường, là mảnh đất sinh ra nhiều nhân tài, chiến sỹ yêu nước như Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ, Thái Phiên, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Năm 1997, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, và đó là cột mốc khởi đầu cho những phát triển nhanh chóng của thành phố. Bộ mặt đô thị
.....