Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Và Các Nguyên Nhân Cơ Bản

thi hành công vụ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Trịnh Võ Tàu và Trần Quốc Thành mỗi bị cáo nhận tổng mức án 10 năm 06 tháng tù với 3 tội “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” và “Cố ý gây thương tích”. Ở đây, Toà án đã không xác định rõ tính chất, vai trò, mức độ tham gia phạm tội của từng đồng phạm. Võ Tàu là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, Thành là người thực hành, người trực tiếp thực hiện tội phạm, Long, Minh, Đồng, Lực người người kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm, tạo những điều kiện tinh thần và là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trung là người điều khiển xe taxi, biết nhóm của Tàu thuê chở đi gây án nhưng vẫn nhận lời, lái xe tiếp cận người bị hại và chủ động quay đầu xe nhằm tạo thuận lợi cho đồng bọn bỏ trốn. Do đó, cần cá thể hoá từng hành vi của đồng phạm, xá định vai trò của từng bị cáo mà áp dụng hình phạt một cách khách quan, công bằng theo điều 53 Bộ luật hình sự. Hội đồng xét xử phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản

2.2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế

Qua thực tiễn định tội danh của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đối với tội giết người trong giai đoạn 05 năm (2011 - 2015) đã cho thấy cơ bản các chủ thể định tội danh đã xác định tội danh chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Trung bình một năm trong thời gian 05 năm (2011 - 2015), Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xét xử 14 vụ án và 32 bị cáo về tội giết người. Căn cứ vào nội dung và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, về cơ bản Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xét xử đúng người, đúng pháp luật và đúng tội danh. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2011-2015, vẫn còn một số sai sót dẫn đến việc định tội danh chưa chính xác. Một số tồn tại, thiếu sót tuy không nhiều nhưng vẫn rất cần rút kinh nghiệm, cụ thể:

* Còn có vụ án chưa làm rõ sự thật khách quan, chưa đủ chứng cứ chứng minh tội phạm nên định tội danh chưa đúng

Tại Bản án hình sự số 36/HSST ngày 28/9/2015 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Nguyễn Viết Sơn, sinh ngày 23/11/2000 phạm tội Giết người đã nêu ở phần trên, bị cáo Nguyễn Viết Sơn bị Kỳ vừa dùng tay trái đè cổ Sơn xuống rồi dùng tay phải đánh 01 cái trúng vào lưng của Sơn; Lâm xông vào dùng tay đánh Sơn ngã xuống đất. Sơn đã chủ động bỏ chạy vào khu vực bếp để trốn, Truy nhiên Nguyễn Hoài Lâm và đồng bọn tiếp tục lao vào, dùng mũ bảo hiểm đánh 01 cái trúng đầu Sơn. Bị cáo Sơn dùng đâm 01 nhát vào vùng ngực phải của Lâm để chống trả lại hành vi tấn công của Lâm (Lâm lớn hơn Sơn). Hành vi này thoả mãn các yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 95 Bộ luật hình sự. Bị cáo giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình. Ở đây, Toà án chỉ chấp nhận nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn do bên phía bị hại có lỗi trước, đã vô cớ đánh bị cáo Sơn, bị cáo đã qua bàn xin lỗi và vào bếp trốn nhưng vẫn bị vị hại xông vào dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu nên bị cáo đã dùng dao chuẩn bị sẵn đâm vào ngực bị hại dẫn đến tử vong.

* Nhận thức không đúng về hành vi khách quan của tội giết người nên áp dụng Điều 93 Bộ luật hình sự chưa đúng (nhầm lẫn giữa cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ…)

Bản án hình sự số 25/2015/HSST ngày 01/8/2015 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Hoàng Văn Hậu (SN 1990, ngụ thôn Hải Nam, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An) về 2 hành vi “Giết người”, “Cướp tài sản” [49].

Theo kết quả từ CQĐT cũng như cáo trạng ngày 1/8 nêu, khoảng tháng 3/2012, Hoàng Văn Hậu vào Đà Nẵng tìm việc làm, tình cờ gặp anh Trần Trường Thành (còn gọi Vũ, SN 1973, ngụ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Thành thuộc dân đồng tính, giàu có nhưng sống độc thân trong 1 căn nhà khang trang. Ngoài ra, Thành làm nghề đáo hạn ngân hàng, cho vay lãi. Thấy Hậu, anh Thành chủ động làm quen, sau đó tự nguyện giúp đỡ Hậu tìm việc làm. Đến cuối

năm 2013, Hậu về quê lấy vợ. Khoảng thời gian này, Hậu và Thành vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại. Anh Thành còn hứa, khi nào Hậu thiếu tiền thì vào Đà Nẵng sẽ cho mượn, đổi lại, Hậu đáp ứng tình dục cho anh Thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tháng 9/2014, vợ Hậu sắp sinh nở cần nhiều tiền, nhưng gia đình lại quá nghèo khó. Trong lúc túng bách, Hậu nhớ đến anh Thành và nảy ý định nhờ giúp đỡ tiền bạc. Qua điện thoại trao đổi, anh Thành cũng đồng ý với điều kiện Hậu phải gặp mình trao đổi tình. Ngày 29/9/2014, Hậu từ quê bắt xe vào Đà Nẵng. Chiều ngày 30/9/2014, Hậu đến thẳng nhà anh Thành. Gặp nhau, cả 2 nấu cơm ăn chung, sau đó vào phòng ngủ của anh Thành để nghỉ ngơi. Tại đây, anh Thành yêu cầu Hậu cho mình được thỏa mãn dục vọng mới cho mượn tiền. Hậu đứng dậy bỏ đi và bị anh Thành kéo lại nên Hậu gạt tay trúng miệng anh Thành gây chảy máu. Tức giận, anh Thành dùng lời lẽ thô tục chửi vừa chửi, vừa lấy cây cọc mắc màn đánh Hậu. Hậu cũng đáp trả trở lại bằng cách lấy ổ cắm điện có sẵn trong phòng ném về phía anh Thành. Anh Thành mất thế ngã xuống đất, bị Hậu tiếp tục lấy dây điện siết cổ cho đến chết rồi lột 2 nhẫn vàng và lắc trên tay nạn nhân. Hậu dùng dao cạy tủ lấy đi gần 200 triệu đồng; bỏ lại lắc vàng với mục đích đánh lạc hướng CQĐT. Có được tài sản, Hậu cho vào túi xách cá nhân, dùng xe máy, mũ bảo hiểm của anh Thành chạy đến một ngôi trường ở quận Hải Châu và bỏ lại đây. Sau đó, Hậu nhờ người chở đến khu vực trước Công viên 29/3 (quận Thanh Khê) và tiếp tục bắt xe buýt lên Bến xe Trung tâm thành phố để tìm cách về Nghệ An. Ngày 1/10/2014, Hậu có mặt tại thôn Hải Nam đưa vợ đi sinh. Số tiền cướp được, Hậu tiêu xài cá nhân 1,8 triệu; đưa vợ 7,5 triệu, cho anh trai mượn 30 triệu, còn lại Hậu bỏ vào lon sắt mang chôn dưới đất. Xác định vụ án liên quan đến giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng, Công an TP. Đà Nẵng xác lập Chuyên án 008G để đấu tranh. Sau gần 10 ngày vào cuộc, hung thủ bị tóm gọn tại Nghệ An. Đêm ngày 9/10, Hậu được di lý về đến Đà Nẵng để tiếp tục điều tra, truy tố. Kết luận giám định pháp y về tử thi số 263/GĐPY ngày 20/10/2014 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Đà Nẵng, kết luận nguyên nhân Trần Trường Thành tử vong do ngạt cơ học.

Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét thấy tính chất vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo đã lập kế hoạch từ Nghệ An vào Đà Nẵng thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản. Hành vi của bị cáo đã trực tiếp tước đoạt sinh mạng, tài sản của người khác, gây đau thương mất mát không thể bù đắp được cho gia đình bị hại, ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an xã hội, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Do đó, cần xử phạt bị cáo một mức án nghiêm khắc nhất, loại trừ vĩnh viễn bị cáo ra khỏi xã hội. Áp dụng điểm e khoản 1 điều 93, điểm b khoản 3 điều 133, điểm b,p khoản 1 điều 46, điều 50 Bộ luật hình sự, xử phạt Hoàng Văn Hậu tử hình về tội giết người, 12 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp chung của cả hai tội buộc bị cáo phải hành là tử hình.

Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 10

Ở đây, các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo được Toà an nhân dân thành phố Đà Nẵng áp dụng không triệt để. Cụ thể, bị cáo phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra (điểm d khoản 1 điều 46); bị cáo phạm tội do bị người bị hại cưỡng bức tình dục(điểm i khoản 1 điều 46); Toà án đã bỏ qua tình tiết khác là hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn, đang nuôi con nhỏ, là lao động chính trong gia đình để áp dụng khoản 2 điều 46 (Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án). Hơn nữa, khi bị cáo có hơn hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án theo điều 47 của Bộ luật hình sự

Không đồng tình với quyết định của toà án, Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố Hoàng Văn Hậu theo điểm e khoản 1 điều 93, điểm b khoản 3 điều 133, điểm b,p khoản 1 điều 46, điều 47; điều 50 Bộ luật hình sự đề xuất mức án tù chung thân đối với Hoàng Văn Hậu. Qua 2 lần nghị án, Hội đồng xét xử cho rằng,

hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm hại đến tình mạng, tài sản con người nên cần loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi xã hội, tuyên Hoàng Văn Hậu mức án “Tử hình”.

* Có sự nhầm lẫn trong định tội danh giữa giữa tội giết người với một số tội khác như tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội cố ý gây thương tích…

Cũng tại Bản án hình sự số 36/HSST ngày 28/9/2015 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Nguyễn Viết Sơn, sinh ngày 23/11/2000 phạm tội Giết người đã nêu trên, nghiên cứu các tình tiết của vụ án, nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã có sự nhầm lẫn trong định tội danh giữa giữa tội giết người với một số tội khác như tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội cố ý gây thương tích. Đánh giá một khách quan, Bị cáo Sơn đã dùng 01 con dao nhọn dài 20cm để đâm bị hại Lâm nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn do bên phía bị hại có lỗi trước, đã vô cớ đánh bị cáo Sơn, bị cáo đã qua bàn xin lỗi và vào bếp trốn nhưng vẫn bị vị hại xông vào dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu nên bị cáo đã dùng dao chuẩn bị sẵn đâm vào ngực bị hại dẫn đến tử vong. Hành vi này thoả mãn các yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 95 Bộ luật hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần truy cứu bị cáo tội Bị cáo giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 95 Bộ luật hình sự.

Theo Điều 95 Bộ luật hình sự thì "Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.". Thực chất, trước đây tội danh này là tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ của tội giết người (khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự 1985) “Phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”. Vậy thế nào là trái pháp luật nghiêm trọng? Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng trái pháp luật

nghiêm trọng là việc nạn nhân đã thực hiện những hành vi mà những hành vi đó đã thỏa mãn các yếu tố để cấu thành một tội phạm hình sự. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này và cho rằng, ngoài ra hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự mà rộng hơn còn có thể trái pháp luật trong lĩnh vực pháp luật khác. Ví dụ như nợ nhưng cố tình dây dưa không trả, còn thách đố, các hành vi thường xuyên chèn ép, hành hạ, ngược đãi…

Tuy nhiên, theo điều luật thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải trực tiếp với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Người thân thích của người phạm tội là cha, mẹ, vợ, con, ông, bà, anh chị em ruột. Trong thực tiễn, cũng có những trường hợp mặc dù không phải là người thân thích, nhưng nếu người phạm tội thấy nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người đó với người khác mà thực hiện hành vi phạm tội thì có được coi là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không?

Ví dụ: đánh đập dã man trẻ em, phụ nữ? Căn cứ vào quy định của Điều 95 thì không phải là bị kích động mạnh và đương nhiên là người phạm tội không được hưởng điều luật này mà phải chịu hình phạt của Điều 93. Vấn đề này cần nêu ra trong thực tiễn và theo quan điểm của người viết thì có lẽ cần bổ sung vào Điều 95 tình tiết hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân không chỉ đối với người phạm tội, người thân thích của người phạm tội và đối với cả người khác thì phù hợp hơn với đạo lý "ra đường thấy việc bất bình chẳng tha".

* Có sự không đồng nhất trong việc xác định hung khí nguy hiểm, thủ đoạn nguy hiểm trong vụ án giết người

Điểm 3.1 mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng tình tiết "Dùng hung khí nguy hiểm" để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điểm a, khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) là những trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, hung khí nguy hiểm được hiểu theo nghĩa rộng hơn; hung khí nguy hiểm có thể là vũ khí hoặc phương tiện phạm tội.

Phương tiện nguy hiểm dùng để phạm tội là những dụng cụ, công cụ được chế tạo để phục vụ cuộc sống, cũng có thể là vật có sẵn trong tự nhiên hoặc do người phạm tội tự tạo ra để làm phương tiện phạm tội. Dù nguồn gốc nào chăng nữa, nếu người phạm tội sử dụng những phương tiện này thì có thể gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc xâm phạm tính mạng của người khác.

Ví dụ: dùng xe ô tô để giết người; mài thanh sắt nhọn để đâm người, dùng hòn đá, cành cây cứng để tấn công người khác. A dùng dao nhọn để tấn công B và gây thương tích cho B, hành vi phạm tội của A có tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

Bản thân hung khí nguy hiểm đã chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên tính nguy hiểm của hung khí đó đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng của người sử dụng các hung khí nguy hiểm đó.

Ví dụ: Người sử dụng súng tiểu liên AK bắn từng viên đạn vào đám đông ít nguy hiểm hơn trường hợp họ để nấc liên thanh nhằm vào đám đông để bắn; Một người dùng Axít để gây thương tích cho người khác, nếu họ cho axít vào chai để vẩy thì khả năng gây thương tích hạn chế hơn so với việc họ cho vào bát để hắt vào người khác.

Mặt khác, hung khí phạm tội có nhiều loại và tính nguy hiểm của các loại hung khí cũng khác nhau. Ví dụ súng nguy hiểm hơn dao găm, lựu đạn nguy hiểm hơn lưỡi lê; ô tô nguy hiểm hơn xe máy; thuốc mê nguy hiểm hơn thuốc ngủ.

Khi xem xét, xác định hung khí nguy hiểm (vũ khí, phương tiện phạm tội) cần chú ý phân biệt với tình tiết "sử dụng thủ đoạn nguy hiểm" hay "dùng thủ đoạn nguy hiểm". Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm là ngoài việc sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để tấn công người khác thì người phạm tội có thể gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc tính mạng của nhiều người khác.

Ví dụ: dùng xăng đốt nhà; đặt mìn nhà người khác; bỏ thuốc độc vào nguồn nước sinh hoạt của người khác…

Tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết những vụ án giết người và cố ý gây thương tích thì một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất thường gặp là xác

định tội danh. Cùng một dạng hành vi nhưng có nơi thì xử lý về tội giết người nhưng nơi khác lại xử lý về tội cố ý gây thương tích. Việc xác định đúng tội danh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, đó là căn cứ để xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án được chính xác.

Tội giết người và tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người đều có những dấu hiệu giống nhau như: Hậu quả chết người xảy ra, thực hiện do lỗi cố ý và đều có hành vi khách quan như đánh, đâm, chém, bắn... nên khó phân biệt. Việc xác định tội danh phải đánh giá đầy đủ các yếu tố thuộc mặt khách quan và chủ quan của tội phạm.

Nghị quyết số 04 ngày 29/11/1986; Nghị quyết số 01 ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Công văn số 03 ngày 22/10/1987 và Công văn số 140 ngày 11/12/1998 của Toà án nhân dân tối cao là những văn bản hướng dẫn phân biệt khi xử lý đối với 2 tội danh này. Tuy nhiên những văn bản này được ban hành đã lâu, nội dung hướng dẫn còn chưa được cụ thể, một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng khi xác định tội danh trong những vụ án cụ thể thường gặp khó khăn dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất.

Đa số vụ án trong thực tiễn dịa bàn thành phố Đà Nẵng, các bị can đều khai không có ý thức tước đoạt sinh mạng của các nạn nhân nhưng ý thức được khi thực hiện các hành vi đó có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Các bị can dùng hung khí hoặc chân tay tấn công vào những vị trí hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân hoặc thực hiện trong điều kiện, hoàn cảnh nguy hiểm thì buộc phải nhận thức được khi thực hiện các hành vi đó có khả năng gây chết người và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra. Người phạm tội trong những trường hợp này có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra nên cần xử lý về tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp.

Qua thực tiễn giải quyết các vụ án về tội giết người, người viết nhận thấy khi xem xét giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người thì không nên chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội mà còn phải căn cứ

Ngày đăng: 20/05/2022