Thứ nhất, Bộ luật quy định cơ sở và nguyên tắc của trách nhiệm hình sự là chỉ hành vi nào gây nguy hiểm cho cá nhân, xã hội hoặc Nhà nước bị luật hình sự coi là tội phạm. Nếu hành vi cho dù gây nguy hiểm cho xã hội mà không được quy định trong luật hình sự thì không phải tội phạm, người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật hình sự Liên bang Nga).
Thứ hai, Luật hình sự Liên bang Nga, tại khoản 2 Điều 5, không cho phép quy tội khách quan, theo đó, nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó không có lỗi.
Thứ ba, tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định không ai phải chịu trách nhiệm hình sự hai lần do thực hiện cùng một tội phạm.
Thứ tư, Điều 8 Bộ luật quy định: cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi bao hàm mọi dấu hiệu cấu thành tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định.
Thứ năm, tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự quy định: Tính trái luật hình sự và tính chất chịu hình phạt của hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm được xác định là tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ sáu, tại đoạn 2 khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự, quy định: Không áp dụng hiệu lực hồi tố đối với người phạm tội khi tính chất tội phạm của hành vi, tình tiết tăng nặng hình phạt, hoặc bằng cách khác quy định bất lợi cho người thực hiện tội phạm.
Thứ bảy, Bộ luật hình sự của Liên bang Nga đã quy định rõ các khái niệm tội phạm (Điều 8), khái niệm hình phạt (Điều 14) và những biện pháp miễn, giảm hình phạt khác [33].
- Những nét cơ bản về nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Được
sửu đổi, bổ sung vào các năm: 1997; 2001; 2002; 2005. Những quy phạm cơ bản về tội phạm được ghi nhận trong Bộ luật này như sau:
Một là, tại Điều 3 của Bộ luật quy định: Chỉ những hành vi nào pháp luật quy định rõ là hành vi phạm tội thì người thực hiện hành vi đó mới bị kết án hoặc xử phạt. Còn những hành vi nào mà pháp luật hình sự không quy định rõ là tội phạm thì người thực hiện hành vi đó không bị kết án hoặc xử phạt.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 1
- Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 2
- Ý Nghĩa Của Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Tội Phạm Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
- Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Của Chế Định Lỗi
- Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Các Giai Đoạn Thực Hiện Tội Phạm Và Đồng Phạm
- Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Hai là, tại Điều 5 quy định: Hình phạt phải tương ứng với hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Ba là, Bộ luật quy định rất rõ các khái niệm: tội phạm; trách nhiệm hình sự (các điều 13-32); hình phạt và hệ thống hình phạt (các điều 32-60)...
- Những nét cơ bản về nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của Vương quốc Thụy Điển. Bộ luật hình sự của Vương quốc Thụy Điển được thông qua năm 1962, có hiệu lực từ ngày 01/01/1965. Được sửa đổi, bổ sung vào các năm: 1967, 1970, 1974, 1976, 1986, 1988, 1994, 1999, lần gần đây nhất là năm 2005. Các quy phạm về tội phạm cơ bản trong Bộ luật này là:
Một là, tại Điều 2 chương 1, quy định: trừ khi có quy định khác, hành vi chỉ bị coi là tội phạm nếu được thực hiện một cách cố ý.
Hai là, tại Điều 5a Chương 2, quy định: Nếu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với một hành vi đã được quyết định trong bản án có hiệu lực pháp luật được tuyên tại quốc gia khác nơi thực hiện hành vi hoặc trong phạm vi lãnh thổ có hiệu lực của Công ước Châu Âu ngày 28/5/1970 về hiệu lực pháp lý quốc tế của các bản án hoặc Công ước Châu Âu ngày 15/5/1972 về chuyển giao các thủ tục trong các vụ án hình sự, bị cáo có thể không bị truy tố về cùng hình vi đó tại Thụy Điển: a) Nếu người đó được tuyên vô tội; b) Nếu người đó được tuyên phạm một tội nhưng không bị áp dụng hình phạt; c) Nếu hình phạt đã tuyên được chấp hành xong hoặc đang được chấp hành; d) Nếu hình phạt đã tuyên bị mất hiệu lực theo luật quốc gia nước ngoài.
Ba là, tại Chương 23, quy định: Các căn cứ quyết định trong trường hợp phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội, âm mưu phạm tội và đồng phạm.
Bốn là, Tại chương 24 quy định: Các căn cứ chung để miễn trách nhiệm hình sự [33].
- Những nét cơ bản về nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của một số quốc gia Đông Nam Á là: Thái Lan; Indonexia; Philippins; Malaixia; Singapor.
Bộ luật hình sự của các quốc gia lần lượt được ban hành vào các năm: Thái Lan (1956), Indonexia (1958), Philippins (1932), Malaixia (1936), Singapor (1936). Nghiên cứu luật hình sự của các nước này, chúng ta có thể nhận xét chung như sau: Sự thể hiện những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm chủ yếu thể hiện ở các quy phạm về khái niệm tội phạm và cơ sở của trách nhiệm hình sự; các quy phạm về phân loại tội phạm; hình phạt và hệ thống hình phạt. Theo đó, Bộ luật hình sự của các quốc gia đều xác định: Hành vi gây thiệt hại cho xã hội, bị coi là tội phạm phải đủ cả tiêu chí thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
Ví dụ 1: Bộ luật hình sự của Thái Lan, Điều 1 quy định: Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó thực hiện hành vi đó một cách cố ý, ngoại trừ trường hợp luật quy định rằng người đó phải chịu trách nhiệm hình sự ngay cả khi người đó thực hiện hành vi với lỗi vô ý, hoặc ngoại trừ trong trường hợp luật quy định một cách rõ ràng rằng người đó phải chịu trách nhiệm hình sự ngay cả khi người đó thực hiện hành vi một cách không cố ý.
Ví dụ 2: Điều 4 Bộ luật hình sự của Philipins quy định, trách nhiệm hình sự đối với một người sẽ phát sinh khi người này thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự coi là tội phạm hoặc khi người này thực hiện hành vi xâm phạm tới thân thể hoặc tài sản của người khác mà trong hoàn cảnh ấy, việc xâm hại không phải là lựa chọn duy nhất [Dẫn theo 32].
Ví dụ 3: Bộ luật hình sự của Indonexia tuy không có điều nào quy định về khái niệm tội phạm, nhưng Điều 2 lại quy định đối tượng áp dụng của pháp
luật hình sự, theo đó, Bộ luật hình sự được áp dụng đối với bất kỳ người nào phạm một tội bị quy định là phải chịu hành phạt [Dẫn theo 32].
Như vậy, với những quy định cơ bản về tội phạm trong luật hình sự của các quốc gia như nêu trên, cho thấy: Về cơ bản, những nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện tại các quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của các quốc gia này là tương đồng. Đặc biệt là quy phạm về khái niệm tội phạm, tất cả các Bộ luật hình sự của các nước này đều quy định chỉ hành vi nào bị luật hình sự quy định rõ là tội phạm thì hành vi đó mới là tội phạm, và người thực hiện tội phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự của Việt Nam cũng dựa trên những dấu hiệu thuộc mặt khách quan và chủ quan của hành vi nguy hiểm cho xã hội để quy định về tội phạm. Đồng thời, cũng quy định rõ cơ sở và điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
"Quyền con người" là tổng hợp những giá trị vốn có của mỗi người từ khi sinh ra, vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội, vừa là động lực vừa là cái đích để nhân loại hướng tới. Do đó, quyền con người phải được bảo vệ không chỉ bằng pháp luật quốc gia, mà còn bằng pháp luật quốc tế, một mặt là để tránh sự xâm phạm của tội phạm, đồng thời cũng tránh sự buộc tội tùy tiện, vô căn cứ từ phía các cơ quan công quyền đối với người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội.
Ý nghĩa của bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm là tính quyết định xã hội - pháp lý từ các nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Các đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm là các dấu hiệu riêng của nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.
Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền được chia thành hai giai đoạn, tương ứng với bối cảnh lịch sử cụ thể của mỗi giai đoạn, với những đặc điểm chung và riêng, vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính phát triển, trên cơ sở tiếp thu những giá trị to lớn của nền pháp lý trên thế giới. Hai giai đoạn đó là: Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985; Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến nay.
Qua việc tìm hiểu một số nét cơ bản về bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, không chỉ cho thấy: Mặc dù, sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của mỗi nước có sự khác nhau, ở mức độ khác nhau. Nhưng, điểm chung là hầu hết pháp luật hình sự của các nước đều chứa đựng những nội dung nhân văn và tiến bộ này. Mà, còn cho thấy: Việc chúng ta xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó có luật hình sự, phải đảm bảo những nội dung bảo vệ các quyền con người - là sự thể hiện đáp ứng với yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời thể hiện sự phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, cũng như có ý nghĩa góp phần vào sự tiến bộ của nền văn minh pháp lý nhân loại.
Chương 2
SỰ THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. SỰ THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM QUY ĐỊNH TRONG PHẦN CHUNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Xuất phát từ ý nghĩa cốt lõi của việc bảo vệ các quyền con người bằng
các quy phạm về tội phạm là nhằm bảo vệ các quyền vốn có, tự nhiên của mỗi con người từ khi sinh ra, như quyền sống, quyền tự do, quyền được hưởng các giá trị vật chất, giá trị tinh thần của nhân loại, "giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại" tránh khỏi không chỉ sự xâm hại có tính chất tội phạm của công dân khác, mà còn tránh khỏi sự tùy tiện của một số quan chức trong bộ máy công quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm thô bạo pháp chế và dân chủ, áp dụng sai các quy định của pháp luật hình sự, trong đó có các quy phạm về tội phạm. Việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền được thể hiện với các nội dung sau đây [13, tr. 224].
2.1.1. Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm
Trên cơ sở khái niệm tội phạm đã được ghi nhận nhận tại khoản 1 Điều 8 của Bộ luật hình sự hiện hành, chúng ta nhận thấy rằng: Một hành vi trở thành tội phạm, bắt buộc phải hội tụ đủ các dấu hiệu sau: Thứ nhất, hành vi đó phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội; thứ hai, hành vi đó phải được thực hiện một cách có lỗi. Tức là, chủ thể của hành vi có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó; thứ ba, hành vi đó bị luật hình sự cấm. Tức là, tính trái pháp
luật hình sự, được ghi nhận rõ trong luật hình sự; thứ tư, hành vi đó phải được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự; Như vậy, nếu thiếu dù chỉ một trong các dấu hiệu nêu trên thì dứt khoát không có tội phạm xảy ra, và người cho dù có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu, trong trường hợp này, các cơ quan nhà nước, cho dù là cơ quan nào trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà truy cứu trách nhiệm hình sự là xâm phạm các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Ngược lại, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện, xâm phạm các khách thể được luật hình sự bảo vệ mà hội tụ đủ các dấu hiệu vừa nêu, thì dứt khoát - đó là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mà, trong trường hợp này, nếu tội phạm không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, thì chứng tỏ chưa thực hiện tốt nội dung bảo vệ các quyền con người theo một trong hai góc độ mà tác giả đả nêu ở phần mở đầu. Đây là cái cốt lõi thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về khái niệm tội phạm trong luật hình sự hiện hành của nước ta. Để làm sáng tỏ hơn chúng ta có thể phân tích thêm như sau:
Thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đây là dấu hiệu phản ánh về đặc điểm khách quan của tội phạm, lý luận về Nhà nước và pháp luật cho chúng ta nhận thấy rằng: Hành vi nào khi vượt ra khỏi chuẩn mực chung của xã hội, có nghĩa rằng hành vi đó trái với pháp luật, và đều gây nguy hiểm hoặc có khả năng thực tế gây nên nguy hiểm cho xã hội. Điều chúng ta cần nói ở đây là tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phải được thể hiện ra thế giới khách quan. Các nhà làm luật không xây dựng luật theo kiểu buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó có ý tưởng phạm tội trong đầu mà chưa thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các khách thể được luật hình sự bảo vệ. Ở đây, chúng ta cũng cần lưu ý và phân biệt phân biệt sự khác nhau giữa trường hợp có ý tưởng thực hiện tội phạm và trường hợp chuẩn bị thực hiện
tội phạm. Sự khác nhau giữa hai trường hợp này là một đàng là chủ thể mới chỉ có ý định trong ý chí chủ quan, chưa biểu hiện ra bên ngoài, còn một đàng là đã thực hiện, nhưng mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm, do đó, hậu quả chưa xảy ra. Cùng với đó, khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự, nhà làm luật cũng liệt kê rõ các khách thể mà được luật hình sự bảo vệ. Điều này, nhằm mục đích khẳng định rằng: Chỉ hành vi nào hội tụ đủ các dấu hiệu của tội phạm mà xâm phạm các khách thể được luật hình sự bảo vệ, bao gồm cả các khách thể quy định tại phần chung và ở phần các tội phạm tương ứng của Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người theo cả hai góc độ: đối với người bị hại và người gây ra thiệt hại.
Thứ hai, tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý): Là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm - tính chất lỗi là một yếu tố không thể thiếu được đối với tội phạm, hoặc nói cách khác, nếu thiếu nó (tính chất lỗi) thì hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm được thực hiện bởi người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì cũng không thể là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người một cách cơ bản và rõ nét ở quy phạm về khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự nước ta, thể hiện nguyên tắc pháp chế và nhân đạo, nhất quán khi xem xét một hành vi có phải là tội phạm hay không phải là tội phạm thì phải xem xét đến yếu tố lỗi.
Lỗi là thái độ tâm lý, chủ quan bên trong của người phạm tội, như ý chí, lý trí, suy nghĩ, tính toán, mong muốn …của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Chính vì vậy, khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm một cách có lỗi, thì khi đó hành vi đó mang tính chất lỗi, tức là tội phạm đã xảy ra, và người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm một cách không có lỗi thì