Giải Pháp Hướng Dẫn Thi Hành Pháp Luật, Tổng Kết Xét Xử

93) và năm 2015 (Điều 123) đều không định nghĩa cụ thể tội giết người. Tuy nhiên trong khoa học pháp lí hình sự có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Định nghĩa thứ nhất cho rằng: "Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác". Định nghĩa thứ hai cho rằng: "Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác" [71, tr. 51]. Định nghĩa thứ ba cho rằng: "Tội giết người là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật" [69, tr. 7].

Qua phân tích, người viết nhận thấy: Thứ nhất, các cách định nghĩa này không đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuổi của chủ thể hoặc chỉ đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự mà không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi. Thứ hai, việc sử dụng thuật ngữ giết người là hành vi "cố ý tước đoạt tính mạng" của người khác một cách trái pháp luật là chưa chính xác và không đúng nghĩa tiếng Việt vì "tước đoạt tính mạng", theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, là "tước và chiếm lấy sự sống của con người" và vì "tước đoạt" đã bao hàm sự cố ý nên không cần thiết phải qui định "giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính

mạng..." [1, tr. 1652, 1767].

Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí qui định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm... tính mạng... của con người..." [39, tr. 4] cũng như trên cơ sở phân tích các cách định nghĩa khác nhau về tội xâm phạm tính mạng của con người, chúng tôi đưa ra định nghĩa tội giết người mới như sau: tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, trong đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự qui định (từ đủ 14 tuổi trở lên).

Để xác định một hành vi có cấu thành tội phạm xâm phạm tính mạng của con người hay không, trước hết chúng ta phải dựa vào định nghĩa tội phạm xâm phạm tính mạng của con người. Bởi vì, định nghĩa tội phạm xâm phạm tính mạng của con người là cơ sở cho phép ta phân biệt trường hợp phạm tội này với những

trường hợp không phạm tội hoặc phạm tội khác. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015 sắp có hiệu lực pháp luật dấu hiệu đặc trưng của tội giết người như sau:

Điều….. Tội giết người

1. Người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Cố ý gây ra cái chết cho nhiều người;

b) Cố ý gây ra cái chết cho phụ nữ mà biết là có thai; c)... .

2. Người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật không thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

* Về đối tượng tác động của các tội xâm phạm tính mạng của con người

Các tội xâm phạm tính mạng của con người xâm phạm quan hệ nhân thân thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống. Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội xâm phạm tính mạng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống của con người nên không phạm tội xâm phạm tính mạng của con người.

Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người, hiện nay trên thế giới còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo qui định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bào thai ngày 13-12-1990 của Cộng hoà Liên bang Đức thì thời điểm sớm nhất để được coi là con người là thời điểm hình thành bào thai. Theo Luật này, bào thai là tế bào trứng người đã được thụ tinh và có khả năng phát triển. Một tế bào vô tính lấy ra từ bào thai và có thể phát triển thành một cá thể cũng được coi là bào thai... Cùng với quan điểm này, Luật hình sự một số nước cũng qui định: "Hành vi cố ý làm chết bào thai một cách hiểm độc và bất hợp pháp là phạm tội xâm phạm tính mạng của con người" [73, pp. 6].

Những người theo quan điểm đối lập, đại diện là ông Peter Singer và ông Norbert Hoerster (người Úc) lại cho rằng, thời điểm sớm nhất để được coi là con người là thời điểm bào thai được sinh ra [74, pp. 1-16].

Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người, ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cuộc sống của một con người được bắt đầu khi người mẹ đang đẻ, vào thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên ngoài. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan [70, tr. 11]. Sở dĩ có các quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu sự sống của con người chủ yếu là do cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về thời điểm sinh ra đứa trẻ. Nếu theo quan điểm thứ nhất thì thời điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ, còn nếu theo quan điểm thứ hai thì thời điểm bắt đầu sự sống của con người lại là thời điểm kết thúc quá trình sinh. Trong hai quan điểm trên, người viết nghiêng về quan điểm thứ nhất. Bởi vì, kể từ thời điểm bắt đầu được sinh ra, đứa trẻ đã tách khỏi bào thai của cơ thể mẹ. Lúc này, đứa trẻ chỉ còn liên hệ với cơ thể người mẹ qua nhau thai. Do đó, có thể coi thời điểm này là thời điểm đứa trẻ đã "tách khỏi cơ thể người mẹ", chuẩn bị ra ngoài để trở thành một thực thể tự nhiên độc lập. Bào thai vì chưa có những đặc điểm như đã nêu trên nên chưa được coi là con người. Hơn nữa, hành vi tác động đến bào thai thực chất là tác động đến một phần cơ thể của người mẹ. Vì vậy, không thể định tội xâm phạm tính mạng của con người mà chỉ có thể định tội phá thai trái phép hoặc tội liên quan đến hậu quả mà hành vi này đã gây ra hoặc có thể gây ra cho người mẹ. Người viết không đồng ý với quan điểm thứ hai "... chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ". Bởi lẽ, nếu chỉ khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ quyền sống của con người mới được bảo vệ thì sẽ là quá muộn. Vụ án sau đây là một ví dụ: trong ca trực, Hộ lý B phải đỡ đẻ cho một sản phụ khó sinh. B nhận ra sản phụ này có tư thù với gia đình mình, nên đã cố ý không thực hiện thủ thuật y tế (Kẹp y khoa kéo đưa trẻ ra ngoài) dẫn đến đứa bé chết ngạt. Nếu theo quan điểm thứ nhất "cuộc sống của một con người được bắt đầu khi người mẹ đang đẻ, vào

thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên ngoài" thì B đã phạm tội giết người, nhưng nếu theo quan điểm thứ hai "chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan" thì B lại không phạm tội giết người.

Để thống nhất trong nhận thức cũng như trong áp dụng luật hình sự, chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung vào Bộ luật hình sự vấn đề này theo hướng: Thời điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thể của thai nhi đã được nhìn thấy từ bên ngoài.

* Về các tình tiết định khung tăng nặng

Thứ nhất, cần bổ sung cụm từ "cùng lúc đó" vào tình tiết định khung tăng nặng “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”. Bởi vì, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng có thể được thực hiện liền trước hoặc ngay sau tội phạm giết người, nhưng cũng có thể được thực hiện cùng một lúc với tội phạm giết người. Nếu theo quy định hiện nay thì chỉ khi nào tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện liền trước hoặc ngay sau tội phạm giết người mới bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng, còn khi tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện cùng một lúc với tội phạm giết người thì lại không bị áp dụng. Để khắc phục thiếu sót trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 123. Tội giết người (cũ)

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt

nghiêm trọng;

Điều 123. Tội giết người (mới)

1. Người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

e. Cố ý gây ra cái chết cho người khác mà liền trước đó, cùng lúc đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc

biệt nghiêm trọng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 12

Thứ hai, để áp dụng thống nhất tình tiết định khung tăng nặng giết nhân thân, người nuôi dưỡng, giáo dục (ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo…), chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tách tình tiết này thành 3 tình tiết "giết ông, bà, cha, mẹ của mình", "giết người nuôi dưỡng mình" và "giết thầy giáo, cô giáo của mình". Bởi lẽ, đây là những trường hợp giết người độc lập, không liên quan với nhau, nếu tách riêng thành 3 tình tiết thì không những thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự mà còn giúp áp dụng pháp luật được dễ dàng, thống nhất và chính xác.

Về hình phạt và khung hình phạt, cần quy định khoản 1 Điều 123 sau khoản 2 vì khoản 2 Điều 123 mới là cấu thành tội phạm cơ bản của tội giết người.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

3.2.2. Giải pháp hướng dẫn thi hành pháp luật, tổng kết xét xử

Để xử lý tội phạm được đúng pháp luật, phát huy hiệu lực, hiệu quả thì luật thực định phải cụ thể, rõ ràng, được giải thích chính thức, kịp thời nhằm hạn chế tối đa khả năng phát sinh việc hiểu đa nghĩa, tạo sơ hở cho việc lạm dụng sự không rõ ràng của luật để cố ý làm trái. Thêm vào đó, trước thực trạng tội phạm giết người tại thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây diễn ra phức tạp, đòi hỏi cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này cần triển khai một cách quyết liệt. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao lại ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn. Xuất phát từ nhận thức trên, trong đề tài này chúng tôi xin đưa ra những giải pháp hoàn thiện áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự có liên quan đến tội giết người.

Trong những năm qua, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm giết người chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổng kết công tác điều tra, truy tố, xét xử án giết người chưa được tiến hành thường xuyên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong việc xét xử các vụ án giết người nói riêng, chúng tôi kiến nghị các giải pháp:

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn đối tượng tác động của tội phạm giết người theo hướng: Thời điểm bắt đầu sự sống của con người là bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thể của thai nhi đã được nhìn thấy từ bên ngoài qua cửa mình của người mẹ.

Thứ hai, để áp dụng thống nhất tình tiết định khung tăng nặng giết trẻ em, chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết này theo hướng: người nào giết người dưới 16 tuổi, dù biết hay không biết đều bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng là giết trẻ em.

Thứ ba, mặc dù tình tiết định khung tăng nặng là giết người vì động cơ đê hèn đã được Toàn án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng (Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986) nhưng một số thẩm phán áp dụng một cách cảm tính, khó xác định. Để khắc phục tình trạng trên, thông qua việc tổng kết kinh nghiệm xét xử nhiều năm tại thành phố Đà Nẵng, người viết đề nghị cần quy định nhiều hơn các trường hợp được xem là giết người vì động cơ đê hèn trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với tình tiết này. Một số trường hợp sau đây được xem là giết người vì động cơ đê hèn: giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác; giết chồng để lấy vợ hoặc chồng nạn nhân; giết chủ nợ để trốn nợ; giết người để cướp tài sản; giết người là ân nhân của mình; giết thân nhân của người muốn giết; người bị giết không có khả năng tự vệ (người trên 80 tuổi; người bị bệnh; trẻ em dưới 14 tuổi); giết người thật sự yêu thương; lo lắng cho quyền lợi của mình chỉ vì những duyên cớ cá nhân, ích kỷ; giết người vì động cơ vụ lợi (để được hưởng di sản thừa kế; tiền bảo hiểm tính mạng của người chết;...)

Thứ tư, đối với tình tiết định khung tăng nặng giết người có tính chất côn đồ vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi cho

rằng chỉ nên áp dụng tình tiết định khung tăng nặng giết người có tính chất côn đồ khi thỏa mãn hai điều kiện: Một là, về chủ quan, người phạm tội là người có thái độ hung hãn, coi thường pháp luật. Hai là: Về khách quan, họ giết nạn nhân chỉ vì lý do nhỏ nhặt hoặc không cần lý do.

Thứ năm, người viết kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướng dẫn phân biệt tội giết người với tội vô ý làm chết người trong những trường hợp chủ tài sản áp dụng các biện pháp bất hợp pháp nhằm bảo vệ tài sản như: đặt bẫy, đào hố chông...) nhưng đã gây ra hậu quả chết người, theo hướng: Định tội giết người trong các trường hợp áp dụng các biện pháp bất hợp pháp vừa nhằm bảo vệ tài sản vừa nhằm ngăn chặn con người; tuy chỉ nhằm bảo vệ tài sản, không nhằm ngăn chặn con người nhưng vì không có ý thức loại trừ hậu quả chết người nên hậu quả này đã xảy ra; tuy áp dụng các biện pháp bất hợp pháp nhằm bảo vệ tài sản, nhưng đã có ý thức bảo vệ tính mạng con người.

Thứ sáu, mặc dù trách nhiệm hình sự đối với tội phạm giết người đã được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự 1999 nhưng qua thực tiễn xét xử, nghiên cứu các bản án về tội giết người trong những năm qua tại thành phố Đà Nẵng, người viết nhận thấy việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội phạm giết người vẫn còn tình trạng hình phạt được áp dụng không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Nguyên nhân của tồn tại như nêu trên chủ yếu là do các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng không đúng, không thống nhất tình tiết định khung tăng nặng cũng như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vì vậy, để cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn căn cứ quyết định 3 loại hình phạt- tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình trong trường hợp giết người vừa có tình tiết định khung tăng nặng lại vừa có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong thực tiễn xét xử khi áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng tuy đã có văn bản hướng dẫn áp dụng như: Giết người vì động cơ đê hèn, giết người có tính chất côn đồ; giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm rất nghiêm trọng

hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác... Nhưng do hướng dẫn chưa cụ thể, chưa đầy đủ nên thực tiễn điều tra, giám định, truy tố, xét xử những trường hợp giết người này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, dẫn đến áp dụng sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tình tiết giết người có tình chất côn đồ là một ví dụ. Tình tiết này tuy đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng nhưng do hướng dẫn chưa cụ thể nên dẫn đến tình trạng: Có trường hợp Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng giết người có tình chất côn đồ, nhưng tại tòa án lại không áp dụng; có trường hợp Tòa án sơ thẩm áo dụng tình tiết định khung tăng nặng này nhưng Tòa phúc thẩm lại không áp dụng; thậm chí có trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn bị Giám đốc thẩm xét xử lại chỉ vì áp dụng không đúng tình tiết tăng nặng.

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI Nhằm bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự trong định

tội danh đối với tội giết người của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, cần có những giải pháp sau đây:

3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán

Thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, việc xây dựng pháp luật hình sự tốt thôi chưa đủ, vì mới là cơ sở pháp lý để thực hiện, còn việc thực hiện nghiêm túc và đúng đắn trong thực tế mới đạt được mục đích của pháp luật, mới đem lại hiệu quả thực hiện pháp luật. Hiệu quả thực hiện pháp luật là “kết quả thực tế tích cực đạt được do việc thực hiện pháp luật đem lại, phù hợp với những mục đích, yêu cầu mong muốn đạt được của việc thực hiện pháp luật trong những phạm vi và điều kiện nhất định với mức chi phí thấp nhất” [17, tr. 125]. Do đó, để thực hiện được đòi hỏi mỗi con người, mỗi công dân phải gương mẫu thực hiện cho đúng, đặc biệt và trước hết là các cán bộ tư pháp. Vì thế, nếu một Nhà nước có hệ thống pháp luật hình sự tốt, nhưng lại có đội ngũ cán bộ thực thi pháp

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí