Chức Năng Và Vai Trò Của Đình Làng Trong Đời Sống Văn Hoá Việt Nam


ngôi đình trạm. Theo Nguyễn Văn Huyên “Cái đình ngày xưa là nhà nghỉ chân của vua khi nhà vua đi tuần thú trong vùng. Ở tỉnh có hành cung để vua dừng chân nghỉ ngơi. Ở các làng ven đường cũng có những ngôi nhà có chức năng như hành cung. Ví dụ hành cung Lỗ Giang của vua Trần ở Thái Bình. Về sau vua ít đi tuần thú, dân làng đã sử dụng các hành cung này để thờ thần”. Ông cho rằng: “Những đình hiện nay có bốn đại tự “Thánh cung vạn tuế” có nguồn gốc từ đó”. Ý kiến thứ hai : dựa vào dòng chữ ghi trên kẻ của đình Phù Lưu, Bắc Ninh “...kẻ nào cho khách đi đường và bọn công thương trú ngụ (trong đình) thì xin thần linh tru diệt”, căn cứ vào đó Chu Quang Trứ cho rằng đình làng không có nguồn gốc từ đình trạm. Ý kiến thứ ba cho rằng đình làng là một kiểu nhà chung, một sản phẩm của làng kiểu trung đại từ sau Lê Sơ. Thuộc ý kiến này có hai tác giả là Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng. Ý kiến thứ tư của L.Bezacier cho đình làng Việt Nam là một trong những vết tích của người Anh-đô-nê-diêng xưa kia cư trú ở miền Đông Nam Á, về sau có một số ảnh hưởng của Trung Hoa ghép thêm vào. Tất cả các ý kiến nêu trên, Hà Văn Tấn cho rằng: “Mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng đình – ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải là thời tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc. Tất nhiên thời đó chưa được gọi là đình, một từ vay mượn của Trung Hoa”[66, tr.31].

Tài liệu lịch sử cho biết vào thời nhà Đinh – thế kỷ X, ở kinh đô Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước khi vào chầu. Sau này được gọi là dịch đình. Đình cho người đi đường nghỉ chân gọi là đình trạm, xuất hiện ở thế kỷ XIII [13, tr.87].

Trên thực tế ở châu thổ Bắc Bộ còn tồn tại Quán đình. Quán đình thường lợi dụng dưới gốc cây cổ thụ giữa cánh đồng, hoặc ở đầu làng, người ta dựng một ngôi nhà bằng tranh tre nứa lá hoặc xây bằng gạch đơn sơ để làm


chỗ cho trẻ chăn trâu và người đi làm đồng về dừng chân nghỉ ngơi. Những quán đình nêu trên chắc chắn không phải là nguồn gốc của đình làng.

Theo nhiều sử liệu, đình làng ra đời từ nhu cầu quản lý hành chính của triều đình đối với đơn vị hành chính làng với sự gia nhập của vị Thành Hoàng vào công trình kiến trúc công cộng. Bia ký của đình Quảng Văn ở Kinh đô Thăng Long có ghi rằng: “Nay nhà vua lo chính sự nhiều, thần dân đông, không thể bảo tận mặt, nói tận tai được, nên mới gọi thợ vẽ kiểu, dùng tài ông Thuỳ, khéo ông Thâu, xây dựng lên ngôi đình ở cửa Đại Hưng” [12, tr.7]. Nội dung văn bia nói lên ý nghĩa thực tiễn của ngôi đình trong việc công bố chính lệnh của nhà nước đương thời. Và, về mặt nào đó cũng phản ánh được việc sáng tạo ra một kiến trúc mới. Tạm có thể cho rằng, đây là tiền đề của ngôi

đình làng về sau.

Bia đình Thanh Hà (Hà Nội), vốn xưa thuộc làng Thanh Hà cổ, nay thuộc phố Ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm. Bia đề năm Thuận Thiên thứ 3 (1433) được coi là tấm bia cổ nhất ghi chép về ngôi đình. Các cứ liệu trên cho phép ta khẳng định đình làng đã có mặt từ thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XV. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội thời đó, khi nhà Lê, với chính sách quân điền (1429) và chính sách lộc điền (1477) đã đẩy mạnh quá trình tan rã của chế độ thái ấp, điền trang thời Lý - Trần; đồng thời bắt đầu sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Với cơ cấu tổ chức xã hội kiểu phụ quyền (trong đó, quốc gia là một đại gia đình, nhà vua đứng đầu quốc gia như một người “cha” chung), các tổ chức xã hội địa phương như làng, xã đều có một người đứng đầu. Và để khẳng định vai trò quyền lực tập trung của nhà vua cũng như của chính quyền trung ương (tức triều đình), cần phải có những dạng kiến trúc như đình làng, đảm nhiệm chức năng trụ sở của chính quyền để ban bố chính lệnh của triều đình. Như vậy đình làng có thể xuất hiện vào thế kỷ XV và trước đó, những đình làng hiện biết có niên đại thế kỷ XVI : đình Tây Đằng thuộc xã


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Tây Đằng, thị trấn Quốc Oai được dựng vào thế kỷ XVI, trên một đầu cột có dòng chữ Hán “Quý Mùi niên tạo”. Nhiều người cho rằng đình dựng năm 1583. Đình Thụy Phiêu ở thôn Thụy Phiêu, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Đình có niên đại tuyệt đối, niên hiệu Đại Chính của Mạc Thái Tông (1530 – 1540). Đình Lỗ Hạnh ở thôn Lỗ, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đình có niên đại Sùng Khang của Mạc Mậu Hợp năm thứ 11 (1576). Đình La Phù, tên nôm là đình Là, thuộc thôn La Uyên, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội. Niên hiệu Diên Thành thứ 4 của Mạc Mậu Hợp (1581). Dựa vào tài liệu bi ký còn biết thêm: Đình Đại Đoan xã Đoan Bái, huyện Gia Lương, Bắc Ninh dựng năm Quý Tỵ, niên hiệu Diên Thành của Mạc Mậu Hợp (1583). Đình Trường Hoài huyện Thái Thụy, Thái Bình dựng năm Diên Thành thứ 8 (1585). Đình Nghênh Phúc, xã Lam Cầu, huyện Gia Lộc, Hải Dương dựng năm Hưng Trị thứ 4 của Mạc Mậu Hợp (1591). Đến thế kỷ XVII, đình làng mọc lên khắp nơi. Có thể nói thế kỷ XVII là thế kỷ của đình làng.

- Đình là nơi thờ các vị Thành Hoàng. Thành Hoàng có thể là nhân thần như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung v.v. Có đình thờ người góp phân như ở Đồng Kỵ.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 4

- Đình là nơi họp làng để tổ chức lễ hội, trung tâm cố kết các thành viên trong một cộng đồng làng xã.

- Về sau đình làng là một trung tâm chính trị, một trụ sở hành chính để định sưu thuế, bắt phu, bắt lính.

- Đến thời kỳ Cách mạng nhiều đình trở thành một nơi họp bí mật của Đảng như “ Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” .

1.1.2. Chức năng và vai trò của đình làng trong đời sống văn hoá Việt Nam

Đình làng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng cơ bản: Hành chính, văn hóa, tín ngưỡng. Ba chức năng đan xen, hòa


quyện với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất tạo nên nền tảng văn hóa của mỗi cộng đồng cư dân.

Làng quê Việt trước đây là những công xã nông thôn, nay đã trở thành những đơn vị hành chính cơ sở truyền thống. Tổ chức nhà nước được củng cố chặt chẽ theo hướng quy mô hơn. Với việc xác lập lại hệ thống hành chính theo mô hình nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, thì phần nào đình làng đã được Nho giáo hoá để trở thành nơi thờ cúng Thành hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. “Thành hoàng” vốn du nhập từ Trung Quốc với vai trò là vị thần bảo vệ thành lũy. Tuy nhiên, tới Việt Nam, từ này lại mang ý nghĩa khác. Thành Hoàng làng là “vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc hoạ cho một cộng đồng người sống trong một đơn vị hành chính” [34, tr.69]. Mỗi làng, với tư cách là một đơn vị hành chính, thường thờ một đến hai vị Thành hoàng, nhưng cũng có một số ngôi đình do đặc điểm lịch sử của địa phương nên thờ nhiều vị Thành hoàng, như đình Thổ Khối (Gia Lâm) thờ sáu vị là: Linh Lang, Cao Sơn, Bố Cái, Bạch Đa, Dị Mệ, Đào Đại vương. Các vị Thành hoàng làng được thờ trong đình đều phải được sự công nhận của nhà nước, phải được nhà vua phong tước vị. Như vậy, việc phong tước vị cho các thần để họ trở thành Thành hoàng làng cùng với sự xuất hiện của các ngôi đình làng và nhà nước phong kiến đã chính thức hoá việc thờ cúng các vị thần này ở các vùng quê của người Việt. Triều đình thực hiện việc “sắc phong” cho Thành hoàng bao giờ cũng kèm theo thần phả, ghi lại “lý lịch”, công tích của thần đối với làng xã. Bản thần phả được đọc một cách trang nghiêm, kính cẩn tại lễ tế thần ở đình, không chỉ cho thấy uy lực linh thiêng của vị thần được thờ, nó còn chứng tỏ uy quyền của Nhà vua, của chính quyền trung ương đối với cộng đồng làng. Cũng thông qua việc chính thức hoá vị Thành hoàng như là người đại diện của nhà nước, chính quyền phong kiến đã thống trị người dân về mặt thần quyền của triều đình. Với những ý nghĩa đó, ta có thể xem làng xã như là một đơn vị trung gian giữa quốc gia và


gia đình. Vì vậy, làng có tính độc lập tự chủ tương đối. Bởi thế, dân gian mới có câu: “Phép vua thua lệ làng”; Hay “Trống làng nào làng ấy đánh; Thánh làng nào làng ấy thờ”.

Các vị thần được thờ ở đình đều được gọi chung là Thành hoàng làng và đều có cội nguồn từ tín ngưỡng dân gian người Việt. Thành hoàng làng có thể là một nhân vật trong lịch sử, hay là một nhân vật hư cấu, như thần sông, thần nước, thần biển, thần mưa, thần gió, thần mây, thần đất, thần đá, thần núi…

Một trong những nét văn hoá đặc thù của vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng là tục thờ cúng tổ tiên. Một dạng thức thờ cúng nhân thần đầu tiên, đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đã xuất hiện từ thời tiền sử, bên cạnh hệ thống các nhiên thần. Vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên, cộng đồng dòng họ đã là một hành vi, tập quán nằm sâu trong tâm thức của mỗi con người Việt. Nó đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống tinh thần và xã hội của các cộng đồng làng từ xa xưa, trước khi có sự xuất hiện của các vị Thành hoàng làng. Do đó, những vị Thành hoàng làng được thờ ở đình làng sau này có thể coi là những “tổ tiên” của họ, sau khi đã được khắc hoạ thêm những đường nét linh thiêng và huyền bí. Người Việt tin rằng, mọi sự việc trong đời sống hàng ngày đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các vị tổ tiên; mọi họa, phúc của cá nhân hay cộng đồng đều được giải thích như là một hậu quả tất yếu về sự trừng phạt hay ban ơn của các vị thần.

Như vậy, Thành hoàng làng ra đời trên cơ sở kết hợp cả tín ngưỡng thờ cúng nhiên thần và nhân thần, vốn là những tín ngưỡng bản địa nguyên thủy của người Việt. Nhưng dù được hiện diện trong diện mạo nào, thì cũng là sản phẩm của tinh thần, thể hiện sự mong ước mà cả cộng đồng làng hướng tới. Vì vậy, việc thờ cúng Thành hoàng làng bao giờ cũng là sự kiện trọng đại và vô cùng linh thiêng đối với mọi người dân làng, được thể hiện qua những nghi


lễ, hành vi được thực hiện ở các buổi tế lễ thần; cũng như qua việc chọn vị trí xây cất ngôi đình… Trong những lần cúng tế Thành hoàng, mỗi người dân đều ý thức mình là một thành viên, một nhân tố trong cộng đồng làng, mà ở đó, mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng gắn bó mật thiết với nhau. Phẩm chất này, qua thời gian đã in sâu vào tâm thức của mỗi con người và có một vị thế vững chắc trong cộng đồng làng của người Việt. Như vậy, với những hoạt động thờ cúng diễn ra thường xuyên, đình làng không đơn thuần chỉ là nơi thờ Thành hoàng làng, mà còn trở thành biểu tượng tâm linh của cả cộng đồng làng.

Ngoài chức năng thờ và cúng tế Thành hoàng làng, với tư cách là một cơ sở hành chính của chính quyền phong kiến, đình làng còn là nơi để triều đình ban bố các sắc lệnh xuống toàn thể người dân trong làng, là nơi họp bàn những vấn đề hành chính có tính nội bộ của làng (như chia ruộng công; phân bổ thuế khoá; sưu dịch; quyên góp tiền của xây dựng các công trình công cộng cho làng cũng như để cúng tế Thành hoàng…); là nơi xử án, phạt vạ những người dân vi phạm lệ làng; nơi diễn ra các hoạt động vui chơi trong các dịp hội làng sau lễ tế Thành hoàng.v.v..

Hệ thống trật tự, đẳng thứ được xác lập rất rõ ràng trong việc tổ chức thờ cúng Thành hoàng. Nguyên tắc trật tự tôn ti, đẳng thứ phụ quyền theo lối gia đình mở rộng của Nho giáo đã thể hiện đậm nét trong ngôi đình. Đó là một chế độ đẳng cấp, mà quyền lực và uy tín, các mối quan hệ giữa các cá nhân, vị thế và vai trò, cách ứng xử, sự phân công lao động và các nghĩa vụ… được xác định theo giới tính, tuổi tác, chức sắc và thứ hạng. Thông qua những vị trí đã được xác định khá cụ thể cho mỗi thành viên tham dự lễ thờ cúng Thành hoàng, tại ngôi đình làng, người ta cũng có thể nhận biết vị trí của họ trong xã hội làng xã trên tinh thần của thể chế Nho giáo. Trật tự này còn được biểu thị rất rõ ở các đám rước thần…


Đám rước, dù thuộc dạng nào, đều được phân thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận phụ trách một thể loại nghi trượng, hay thủ một thể loại vai có liên quan đến chi tiết được dựng lại. Mà mỗi bộ phận như thế lại gồm trai tráng của một giáp. Trong khi đó, các vị chức sắc, dù đã từng là vị thành niên của giáp nào, đều tập trung với nhau, đi theo kiệu, kẻ trước, người sau, tuỳ theo thứ tự phẩm trật [34, tr.127].

Như vậy, ngôi đình làng với trật tự tôn ti đẳng cấp trong lễ tế đã phản ánh rõ nét những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo ở làng quê, một đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến. Mặt khác, do Thành hoàng là hiện thân cho những khát vọng, mong ước của cả cộng đồng làng, đồng thời là nhân tố quyết định sự thưởng phạt trong cộng đồng, nên sự hiện diện của thần ở ngôi đình làng cũng mang ý nghĩa như là sự chỉ dẫn về phép tắc cư xử và đạo lý chung cho mọi người dân trong làng. Với việc thực hiện các hành vi mang tính biểu tượng hóa trong “giao tiếp” với Thành hoàng, ngôi đình đã trở thành nơi truyền thụ những giá trị, chuẩn mực, phép tắc ứng xử chung của làng. Trật tự và hiệu quả xã hội của làng theo hệ tư tưởng Nho giáo, nhờ đó đã được đảm bảo.

Thành hoàng “là hiện thân của cái quyền lực cao thiêng bắt nguồn và tiếp thu sức mạnh từ bản thân xã hội (...), là sợi dây liên kết mọi thành viên của làng xã lại thành một khối, một thứ nhân cách tinh thần mà mọi thuộc tính chủ yếu đều thấy có ở mỗi cá nhân” [34, tr. 135]. Song hành với việc phổ biến, giáo dục những quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội, ngôi đình còn là nơi xử án, xử tội những người đã vi phạm lệ làng; đồng thời cũng là nơi hòa giải bất đồng trong nội bộ. Thành hoàng đã trở thành người “chứng giám” tối thượng, và ngôi đình đã được coi như một “pháp đình”. Ta còn có thể chứng kiến ở đình những cuộc xét xử tranh chấp, hòa giải những xích mích xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của làng, do các viên kỳ mục làm chủ toạ. “Việc phát thệ dù


đơn giản hay có tính chất pháp lý thì vẫn là một sự kiện tôn giáo được tiến hành trước bàn thờ thần, và sau khi tuyên thệ thì việc tranh chấp coi như chấm dứt” [34, tr. 137].

Mặc dù ngôi đình không tiến hành việc rửa tội cho các thành viên của làng như ở những nhà thờ Thiên chúa giáo, nhưng khi giao cảm với thần trước bàn thờ, mỗi người đều có thể tìm lại sự giải đáp và tái khẳng định việc làm và ứng xử của mình. Xét trên phương diện này, ngôi đình cũng là nơi để các thành viên trong làng có thể tự điều chỉnh các hành vi, việc làm của cá nhân cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã hội.

Ngôi đình còn là nơi công nhận hôn thú cho các cặp trai gái trong làng cả về mặt pháp lý (tục lệ làng) và tín ngưỡng (được Thành hoàng làng chứng giám, bảo trợ). Theo lệ tục của các làng người Việt xưa, chú rể phải “nộp cheo”, giống như một thứ thuế hay phí hôn nhân, tại đình. Nếu chú rể kết hôn với người cùng làng, thì nộp cheo ít hơn là khi kết hôn với người khác làng. Chỉ khi cheo nộp là tiền hay hiện vật được đặt lên bàn thờ Thành hoàng ở đình, cùng các lễ vật thờ cúng, thì đôi trai gái mới nhận được sự chuẩn y, được Thành hoàng bảo trợ và được chính quyền làng xã cho phép như là một vật chứng về tính hợp pháp cho cuộc hôn nhân của họ. Cũng bởi vậy mà dân gian thường lưu truyền:

Có cưới mà chẳng có cheo

Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài.

Trong những sinh hoạt của cộng đồng làng, tính lễ giáo cũng được quy định rất nghiêm ngặt. Một người đàn ông trong làng đã đủ tiêu chuẩn lên lão (tức 50 tuổi) nhưng nếu không làm lễ khao vọng, tức không mang lễ vật lên đình, báo cáo với Thành hoàng, thì anh ta mãi cũng chỉ là bạch đinh. Hay như một người đã thi đỗ trạng, nhưng không về làm lễ khao vọng (Khao làng, vọng thần) “vinh qui bái tổ” với Thành hoàng làng thì anh ta cũng không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022