Bản vẽ số 18: Chi tiết vì trục C8-5 đình Trân Tảo (Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ương)
Bản vẽ số 19: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 20: Mặt đứng trục 1-16 đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 21: Mặt đứng trục A-N đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 22: Mặt cắt 1-1 đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 23: Mặt cắt 2-2 đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa)
4. Bảng thống kê một số đình làng ở Gia Lâm có thông tin tư liệu xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Có thể bạn quan tâm!
- Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 1
- Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 2
- Chức Năng Và Vai Trò Của Đình Làng Trong Đời Sống Văn Hoá Việt Nam
- Nghiên Cứu Về Đình Làng Dưới Góc Độ Kiến Trúc Và Nghệ Thuật Điêu Khắc
- Nghiên Cứu Về Đình Làng Dưới Góc Độ Dân Tộc Học, Văn Hóa, Tín Ngưỡng
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CKĐL Chạm khắc đình làng
CN Con người
CTQG Chính trị Quốc gia
GS Giáo sư
H. Hình
HT HTCN
Hình tượng
Hình tượng con người
HTNT Hình tượng nghệ thuật
KHXH Khoa học Xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ
PL Phụ lục
T/c Tạp chí
TK Thế kỷ
Tr Trang
Tp. HCM TS VHDT
Thành phố Hồ Chí Minh Tiến sĩ
Văn hóa Dân tộc
VHTT Văn hóa Thông tin
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, Đảng đã xác định vai trò quan trọng của di sản văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được đặt ra như một vấn đề quan trọng của quốc gia. Thái độ ứng xử với di sản văn hoá cũng phản ánh quan điểm, đường lối, chính sách của quốc gia, dân tộc trong từng thời điểm nhất định. Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu sắc và giới thiệu các loại hình kiến trúc truyền thống để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những giá trị kết tinh tiềm ẩn trong tinh hoa văn hóa dân tộc của ông cha ta để lại cho hậu thế. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong thời kỳ hiện nay, bởi bất kỳ người nào muốn bước tới tương lai đúng hướng đều phải nhìn lại quá khứ. Theo định hướng đó, thời gian gần đây các di tích lịch sử văn hóa như: các di chỉ khảo cổ học, các địa điểm ghi dấu chứng tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật v.v…đã và đang là đối tượng được đặc biệt quan tâm nghiên cứu, trong đó có đình làng.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đình làng - một di sản kiến trúc văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng làng xã Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau. Những công trình nghiên cứu này đã và đang góp phần khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đình làng Việt Nam, cũng trên cơ sở đó giúp chúng ta hiểu biết thêm về làng xã truyền thống, về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu đình làng và khai thác các giá trị của đình làng dưới góc độ khảo cổ học lịch sử sẽ góp phần cung cấp nguồn tư liệu khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Việt cổ truyền.
Những ngôi đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm là những công trình có nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa. Mặc dù những ngôi đình này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, song đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu nào toàn diện, sâu sắc từ góc độ khảo cổ học. Để khẳng định giá trị và tìm hiểu một cách có hệ thống, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay, tôi xin chọn đề tài: “Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) - những giá trị lịch sử và văn hoá” là đối tượng để nghiên cứu của luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra bốn mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về đình làng nói chung và đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội).
- Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và những giá trị văn hóa – nghệ thuật được biểu hiện dưới dạng vật thể và phi vật thể của các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm, tìm ra những đặc trưng cơ bản của các di tích này, xác định vai trò của nó đối với cộng đồng làng xã và các vùng lân cận.
- Xác định niên đại khởi dựng qua tư liệu và phong cách nghệ thuật.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các ngôi đình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ cần thực hiện là:
- Khảo sát điền dã, ghi vẽ hiện trạng kiến trúc và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có để xác định và hệ thống hoá đặc điểm cơ bản của đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm.
- Thống kê, khảo tả hiện trạng kiến trúc, trang trí trên kiến trúc làm cơ sở đánh giá giá trị về lịch sử, văn hoá của các đình làng thế kỷ XVII – XVII ở Gia Lâm trong đời sống xã hội, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
- Thu thập những thông tin về những đình làng khác ở Gia Lâm, vùng phụ cận liên quan để so sánh sự tương đồng và khác biệt về kiến trúc và trang trí kiến trúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tổng quan và chuyên sâu về 5 đình làng tiêu biểu thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội). Cụ thể là đình Xuân Dục (xã Yên Thường), đình Tình Quang (phường Giang Biên), đình Thanh Am (phường Thượng Thanh), đình Trân Tảo (xã Phú Thị), đình Công Đình (xã Đình Xuyên).
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu đến một số đình làng khác ở Gia Lâm và phụ cận để so sánh các giá trị lịch sử, văn hóa cùng các giá trị chính trị - xã hội của các ngôi đình làng trong đời sống xã hội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cùng giá trị văn hóa nghệ thuật của các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) từ khi khởi dựng cho đến nay. Đặc điểm kiến trúc, hệ thống di vật trong đình làng.
- Phạm vi thời gian và không gian: Tập trung khảo sát, nghiên cứu các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm ( Hà Nội), sau đó mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các di tích đình làng ở khu vực phụ cận liên quan.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng để lý giải các vấn đề thuộc lịch sử, văn hoá và quá trình hình thành, phát triển của đình làng Việt Nam và đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm.
- Phương pháp được triển khai qua những tiếp cận đa ngành, liên ngành, trong đó chú trọng việc kết hợp giữa các tiếp cận nghiên cứu khảo cổ học, sử học, mỹ thuật học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa học với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc đánh giá hiện trạng, ghi vẽ kiến trúc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp tập hợp, hệ thống hóa những kết quả nghiên cứu của các tác giả, các công trình nghiên cứu có liên quan của những người đi trước.
- Phương pháp Khảo cổ học truyền thống: điều tra, quan sát, tham dự, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, nghiên cứu các tư liệu cổ, tư liệu Hán Nôm liên quan...
- Phương pháp điền dã thực tiễn từ đời sống xã hội của các cộng đồng dân cư ở trong các làng xã, dòng họ nơi các di tích tồn tại và phát triển.
- Phương pháp khảo cứu trực tiếp tại các đình làng thông qua các hoạt động lễ hội tín ngưỡng thường niên và các hoạt động văn hóa – xã hội đã và đang diễn ra tại các đình làng ở Gia Lâm.
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp tư liệu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án chính là công trình đầu tiên giới thiệu có hệ thống và đầy đủ về 5 di tích đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) dưới góc độ Khảo cổ học.
- Luận án xác định tổng quan giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích thông qua tài liệu và phong cách nghệ thuật.
- Nghiên cứu toàn diện giá trị lịch sử, văn hóa của đình làng thế kỷ XVII
– XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội), góp phần bổ sung và làm rõ những nghiên cứu về đình làng thế kỷ XVII – XVIII và đình làng Việt Nam nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp một phần quan trọng trong
việc xác định, đánh giá vai trò của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nói chung, hệ thống di tích đình làng nói riêng trong quá trình đô thị hóa, Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước ở một địa bàn quan trọng của Thủ đô, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Đóng góp vào lịch sử nghiên cứu về đình làng Việt Nam nói chung, đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) nói riêng từ góc độ kiến trúc, trang trí kiến trúc với giá trị lịch sử và văn hoá dưới góc độ khảo cổ học. Thông qua việc so sánh sự tương đồng và khác biệt để thấy rõ cái riêng và cái chung của đình làng ở Gia Lâm so với các đình làng khác trong vùng và đình làng cùng niên đại thế kỷ XVII – XVIII vùng phụ cận liên quan.
- Thông qua nghiên cứu khảo cổ học, luận án cung cấp thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc, niên đại xây dựng đình làng, bước phát triển về đình làng Việt Nam và đặc biệt bổ sung vào “phần khuyết’’ ngôi đình đầu thế kỷ XVII, những ngôi đình thời Vĩnh Trị, Cảnh Trị làm cơ sở nở rộ các ngôi đình làng vào thời Chính Hòa.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt động về bảo tồn và phát huy giá trị của chính những ngôi đình làng nói riêng và các di tích đình, đền, chùa nói chung trong điều kiện hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận án được chia làm ba chương:
Chương 1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu (33 trang). Chương 2.
Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (62 trang) Chương 3.
Những giá trị lịch sử - văn hoá của các đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm (53 trang)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về đình làng
Trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo ở mỗi làng quê Việt Nam, đình làng có một vị trí quan trọng. Đây là công trình kiến trúc tín ngưỡng chung mang đặc tính riêng Việt của mỗi cộng đồng, được xây dựng trên vị trí trang trọng, linh thiêng nhất, quy mô lớn và đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Theo nhiều nhà nghiên cứu đình làng là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn ra các hoạt động chính trị tinh thần
– văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn làng xã dưới thời phong kiến. Với vị thế đó ngôi đình đã trở thành một trong những công trình có vẻ oai nghiêm nhất trong phong cảnh Việt Nam [113], và được coi là nơi hội tụ của nguồn gốc tư tưởng Việt thuần khiết [30].
1.1.1. Khái quát nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của đình làng Việt Nam
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu, đình làng xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp cụ thể. Song, trên thực tế, đình làng hẳn đã có một bề dày lịch sử lâu đời. Một trong những nguyên nhân khiến việc xác định cội nguồn của đình làng gặp nhiều khó khăn là bởi vì đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa tìm được một di tích có đủ độ tin cậy, để xác định một cách chính xác thời điểm xuất hiện của đình làng Việt Nam
Thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của đình làng Việt Nam đến nay vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau. Từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam là vào thế kỷ II – III. Theo “Lục bộ tập kinh” của Khương Tăng Hội có đoạn viết: “Đêm đến ông lặng lẽ chốn đi. Đi hơn trăm dặm vào nghỉ ở một ngôi đình trống. Người giữ đình hỏi: “Ông là người nào”. Ông trả lời: “Tôi là người xin nghỉ nhờ” [66, tr.23]. Đoạn văn trên cho biết, đình ở đây là