Yếu Tố Hấp Dẫn Cứng Và Mềm Của Địa Phương


 Theo nghĩa rộng bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay.

 Phù hợp cho xã hội và có ích cho xã hội.

Theo chính kiến của tác giả và tham khảo ý kiến của một số cá nhân đã từng đi xin việc trong tất cả các yếu tố để người lao động đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình có ba yếu tố quan trọng đó là: (i) Thu nhp; (ii) Môi trường làm vic và (iii) Cơ hi thăng tiến.

3.1.4. Sinh viên


Theo Wikipedia thì “Sinh viên” là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.

Còn từ góc nhìn của chính bản thân sinh viên thì “Sinh viên” là người đến trường để học một cái gì đó. Có nhiều loại sinh viên: Họ đến trường vì họ phải đến, họ đến trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm khác là đến trường vì thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có tương lai nếu không học.

Camelia (SV khoa Tâm lý học, Rumani) định nghĩa về sinh viên như sau: “Một SV hiện đại phải là người mà ngoài chuyên môn của mình, phải học để biết cả nhũng chuyên ngành khác, bất kỳ một chuyên ngành nào mà mình thích là học. Một SV hiện đại phải định hướng lại để đáp ứng những nhu cầu của chính xã hội ở nước mình chứ không phải nhu cầu của bản thân hay của một nước phát triển hơn”.

Khác biệt giữa sinh viên và học sinh phổ thông


1. Tự do và Không bị sự kịp kèm của phụ huynh;

2. Tự chọn chuyên ngành, hướng đi cho bản thân;

3. Phải biết tích lũy kiến thức;

4. Nhiều môn học mới;


5. Tự lập kế hoạch học tập cho bản thân;

6. Tự học và tự nghiên cứu;

7. Dễ trốn học;

8. Lớp học có thể rất đông;

9. Bản thân mình không là "trung tâm của vũ trụ";

10. Không ai nói cho bản thân mình biết là phải làm gì.


3.1.5. Thất nghiệp

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia.org: “Tht nghip”, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

❖ Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp

Số người không có việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x

Tổng số lao động xã hội


 Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc.


 Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc.

❖ Các dạng thất nghiệp

 Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.

 Thất nghiệp cơ cấu: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn lao động không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, v.v...


 Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm thuê mướn lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng cung.

 Thất nghiệp ma sát: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm nào.

 Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ).

 Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo.


3.2. Các lý thuyết kinh tế về việc làm

Khi xem xét quan hệ cung – cầu và sự biến động của lực lượng lao động ta có thể vận dụng các mô hình việc làm, cung cầu, dịch chuyển lao động, gia tăng và biến động việc làm. Các mô hình kinh tế có liên quan đến việc làm, thất nghiệp nổi tiếng như Thuyết tiếp thị địa phương, Trường phái cổ đin (A.Smith và D.Ricardo), Lý thuyết vic làm của J.M.Keynes, Lý thuyết vic làm và tht nghip của C.Mác mà ngày nay còn ảnh hưởng đến chính sách việc làm của nền kinh tế.

3.2.1. Lý thuyết tiếp thị địa phương

Tiếp thị địa phương được định nghĩa là: “Một kế hoạch tổng hợp đồng bộ giới thiệu về một địa phương với những đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và viễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những cơ hội


đầu tư kinh doanh hay thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương” [4].

Kinh tế học đã nghiên cứu hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và hiện tượng chảy máu chất xám của các nước thế giới thứ ba khi những người sinh viên tốt nghiệp không muốn quay về quê hương/đất nước cũ làm việc {Torado, 1998}. Lý do chính được giải thích cho hiện tượng này là cơ hội việc làm và mức thu nhập cao ở thành thị và các nước công nghiệp pháp triển.

Mặc dù đã tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng trên nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng tác giả vẫn không tìm được các mô hình và thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Lý thuyết tiếp thị địa phương của Kotler et al {1993} được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính.

Theo đó, sự hấp dẫn của địa phương thể hiện thông qua các hình ảnh, chính sách, cơ hội phát triển và điều kiện sống đối với dân cư nói chung, đối với sinh viên tốt nghiệp nói riêng. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được phát triển và làm rõ hơn trong lý thuyết tiếp thị địa phương (Marketing Places) của Kotler, Haider, Rein {1993}.

Theo Kotler et al{1993}, có ba thành phần chính tạo nên sự hấp dẫn của một địa phương cho việc thu hút dân cư mới:

▪ Các vốn quý độc đáo của riêng địa phương đang có hoặc có tiềm năng nhưng chưa khai thác.

▪ Các dịch vụ cho những con người cụ thể và gia đình của họ, như những

ưu đãi về thuế, nhà ở hấp dẫn, môi trường giáo dục tốt, chi phí rẻ, điều kiện an sinh xã hội tốt, thái độ tích cực niềm nở đối với người mới đến v.v…

▪ Các dịch vụ tái định cư, nỗ lực tìm kiếm cơ hội việc làm cho người thân

hay đối tác.



[4] Theo Philip Kotler, 2002.


Các yếu tố thu hút được chia thành các yếu tố cứng và các yếu tố mềm.


Bảng 3.1: Yếu tố hấp dẫn cứng và mềm của địa phương


Yếu tố hấp dẫn cứng

Yếu tố hấp dẫn mềm

 Sự ổn định kinh tế

 Năng suất

 Chi phí

 Quan niệm về sở hữu

 Các mạng lưới dịch vụ và hỗ trợ của địa phương

 Cơ sở hạ tầng và thông tin

 Vị trí chiến lược

 Kế hoạch và chương trình khuyến khích

 Phát triển chuyên biệt

 Chất lượng cuộc sống

 Năng lực của lực lượng lao động và

đội ngũ chuyên môn

 Văn hóa

 Cá nhân

 Quản lý

 Sự năng động và linh hoạt

 Tính chuyên nghiệp trong tiếp cận thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Nguồn: Philip Kotler, 2002


3.2.2. Thuyết kinh tế theo trường phái cổ điển (A.Smith và D.Ricardo)

A.Smith cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh tự do, bàn tay vô hình đảm bảo quân bình và hoàn hảo trong xã hội, đạt được phúc lợi cá nhân và phúc lợi chung. D.Ricardo và A.Marshall cũng cùng quan điểm khi cho rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết và không thất sự cần thiết điều tiết của Nhà nước. Mô hình cổ điển có 4 hướng để làm tăng việc làm: (i) Cải tiến tổ chức, dự báo tốt để tránh thất nghiệp cơ cấu; (ii) Hạ thấp độ phi thỏa dụng biên của lao động qua tiền lương thực tế; (iii) Tăng thêm năng suất biên vật chất của lao động trong các ngành sản xuất hàng hóa cho người ăn lương; (iv) Tăng giá hàng hóa không dành cho người ăn lương so với giá cả các hàng hóa khác.

3.2.3. Lý thuyết về việc làm của John Maynard Keynes

John Meynard Keynes được biết đến như là một nhà kinh tế lỗi lạc với công trình nổi tiếng là Lý thuyết tng quát vvic làm, lãi sut và tin t, xuất bản năm


1936. J.M.Keynes cho rằng tăng đầu tư làm tăng tổng cầu và tăng việc làm và Nhà nước có vai trò chủ động can thiệp đến tổng cầu, sản lượng và việc làm của nền kinh tế. Đồng thời khuynh hướng tiêu dùng biên và lãi suất cũng ảnh hưởng tới tập hợp cầu và xác định mức việc làm. Dẫn đến, để kích thích kinh tế, Thnht, giảm lãi suất cho phép tăng tín dụng; Thhai, xã hội hóa đầu tư (đầu tư rộng và đúng); Thba, những biện pháp không ngừng tăng tiêu dùng.

Theo đó, giả thuyết của Keynes khi tính số lượng việc làm: Việc làm tương đương với đơn vị việc làm được chia nhỏ bằng các đơn vị công việc của công việc đơn giản (không có kỹ năng) và tiền lương/tiền công được xác định bằng đơn vị tiền công cho một đơn vị việc làm đơn giản (w). Khi đó công thức tính tổng tiền lương sẽ là: W = N x w, trong đó N: khối lượng việc làm. Gải thuyết như vậy cho phép đo lường khối lượng việc làm mà không quan tâm đến vấn đề chất lượng lao động trình độ, kỹ năng kỹ thuật của lao động, mức độ phức tạp, trang bị vốn,…


Hình 3 1 Kết cấu một việc làm 3 2 4 Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của 1


Hình 3.1: Kết cấu một việc làm


3.2.4. Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của C.Mac

Việc làm chiếm vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa trong tác phẩm “Tư bn” của Các Mác. C.Mac dựa trên các lý luận căn bản về giá trị thặng dư, quy luật dân số và đặc biệt là cấu trúc hữu cơ của vốn. Công thức cơ bản về giá trị hàng hóa (c + v + m) được cấu thành từ ba yếu tố: (c): Tư bản cố định; (v): Tư bản lưu


động và (m): giá trị thặng dư. C.Mac cho rằng cấu trúc hữu cơ của tư bản thay đổi trong quá trình tích lũy là nguyên nhân căn bản của gia tăng hay giảm dần việc làm tương đối (tư bản lưu động) so với tư bản cố định. Trong quá trình làm thay đổi cấu trúc hữu cơ của tư bản, người công nhân vô hình dung đang làm giảm việc làm và đang tự biến mình thành nhân khẩu thừa tương đối.

3.2.5. Lý thuyết về thái độ

Thái độ là một sự biểu lộ về cảm giác tinh thần mà nó phản ánh những đánh giá tiêu cực hay tích cực đối với một đối tượng nào đó (nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ,…). Như là một kết quả của các quá trình tâm lý, thái độ không thể quan sát một cách trực tiếp nhưng nó có thể được suy ra từ những lời nói hoặc hành vi của con người. Có nhiều quan điểm về thái độ, Gordon Allport (1970) định nghĩa: “Thái độ là một trạng thái thiên về nhận thức (learned) để phản ánh việc thích hay không thích một đối tượng cụ thể nào đó”.

Mô hình thái độ ba thành phần (Tricomponent Attitude Model_TAM)

Theo Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần: Nhn thc (Cognitive), Cm xúc hay sự ưa thích (Affective) và Xu hướng hành vi (Conative).

Hình 3 Mô hình ba thành phần của thái độ 5 5 Nguồn Kretch và 3

Hình 3: Mô hình ba thành phần của thái độ[5]



[5]Nguồn: Kretch và Crutchfield-Marketing căn bn-Christian, Lê Thị Đông Mai - NXB Thanh niên


Thành phần nhận thức liên quan đến sự hiểu biết (Knowledge) và niềm tin (Belief) của một cá nhân về đối tượng. Nhận thức dựa trên kiến thức hay sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề việc làm thông qua những thông tin nhận được từ các báo đài, người thân, bạn bè.

Thành phần cảm xúc hay sự ưa thích đại diện cho cảm giác chung của sinh viên về việc thích hay không thích một đối tượng. Thành phần này thể hiện sự ưa thích nói chung về đối tượng chứ không phân biệt từng thuộc tính của đối tượng. Ví dụ, tôi thích làm việc cho công ty hơn là cho Nhà nước. Sự đánh giá một cách chung chung này có thể chỉ là mơ hồ, hoặc có thể chỉ là kết quả của việc đánh giá chung về sản phẩm dựa trên vài thuộc tính. Cảm xúc thường được đề cập đến như là một thành phần chủ yếu của thái độ. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu xem thành phần này chính là thái độ và hai thành phần còn lại mang chức năng hỗ trợ hoặc phục vụ cho thành phần cảm xúc.

Thành phần xu hướng hành vi hay còn gọi là ý định lựa chọn công việc được thể hiện qua xu hướng lựa chọn của họ. Họ có thể có xu hướng chọn làm việc ở quê nhà, Cần Thơ hay tỉnh khác.

Như vậy, thái độ của sinh viên đối với vấn đề định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp bao gồm ba thành phần chính: nhận thức về việc làm, thích thú về lựa chọn việc làm và xu hướng việc làm trong tương lai.

❑ Bên cạnh đó còn có các mô hình sau:

1. Mô hình nổi tiếng nghiên cứu sự dịch chuyển việc làm từ khu vực nông thôn, nghèo, lạc hậu (khu vực truyền thống) sang khu vực thành thị, công nghiệp (khu vực hiện đại) của Arthur Lewis (sau này được Fei và Ramis hoàn thiện). Mô hình này giả định nền kinh tế có hai khu vực chính là nông nghiệp với đặc trưng lạc hậu và dư thừa lao động; và công nghiệp đại diện cho khu vực hiện đại đang thu hút lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang. Nhờ có quá trình dịch chuyển lao động này mà lao động ở nông thôn giảm đi, việc làm trong ngành công nghiệp tăng lên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022